Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 91677227 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nhìn lại những điểm mốc chiếm hữu thực sự của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa (Bài 3)

    Ngày gửi bài: 14/09/2012
    Số lượt đọc: 3137

    Hoàng Sa - Trường SaTừ thế kỷ XVII, Người Việt đã liên tục khẳng định, bảo vệ, thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho dù gặp bất cứ trở ngại, khó khăn nào.

    Dấu ấn Việt Nam đầu tiên, thường xuyên, liên tục trên Hoàng Sa và Trường Sa

    Sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” viết: “Sử sách Việt Nam và cả ở Trung Quốc đều chép đội Hoàng Sa được thành lập vào đầu thời chúa Nguyễn. Hải ngoại Kỷ sự (Trung Quốc) viết năm 1696, chép thời Quốc Vương trước đã có những hoạt động của đội Hoàng Sa và Phủ biên tạp lục viết năm 1776, chép ‘Tiền Nguyễn Thị’. Đại Nam thực lục tiền biên (1821) chép ‘Quốc sơ trí Hoàng Sa’. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (năm 1686), đã đề cập đến các hoạt động của đội Hoàng Sa. Phủ biên tạp lục cũng như các tài liệu khác đều cho biết đội Hoàng Sa khi trở về đất liền vào thàng tám Âm lịch vào Cửa Eo hay Tư Hiền rồi nộp sản vật tại chính dinh ở Phú Xuân. Thời chúa Nguyễn Phúc Lan mới bắt đầu dời chính dinh đến Kim Long vào năm Dương Hòa đầu năm (1635) và thời chúa Nguyễn Phúc Tần mới dời qua Phú Xuân.”

    “Chúng ta có cơ sở để khẳng định đội Hoàng Sa ra đời sớm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), hay chắc chắn hơn từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Bởi chính thời kỳ này, các thuyền của Đội Hoàng Sa mới đi vào cửa Eo (Thuận An) và nộp sản vật tại chính dinh Phú Xuân.”

    Sang thời Tây Sơn, sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông ghi rõ: “Trong thời gian từ năm 1771 đến 1801, gần như lúc nào cũng có chiến tranh, trên đất liền cũng như ngoài Biển Đông, từng khu vực có lực lượng hoặc do Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh hoặc quân Tây Sơn làm chủ.”

    “Chỉ trong vài năm bị đình đốn, ngày 15 tháng giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) cai hợp Hà Liễu ở phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) thuộc xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã làm đơn xin với chính quyền Tây Sơn được lập lại hai đội Hoàng Sa và Quế Hương, sẵn sàng vượt biển ra các cù lao (đảo) ngoài biển để làm nhiệm vụ theo thông lệ và sẵn sàng ứng chiến chống kẻ xâm phạm”. Thêm một cứ liệu khác: “Năm Thái Đức thứ 9 (1786)- Niên hiệu Nguyễn Nhạc- ngày 14 tháng 2 (Âm lịch) chính quyền Tây Sơn ra quyết định sai phái Hội Đức Hầu, cai đội Hoàng Sa, cưỡi 4 chiếc thuyền vượt biển ra thẳng Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển.

    Theo các tư liệu còn lưu lại cho thấy, người phụ trách dân binh với chức Thái phó, một chức quan lớn trong chiều. Chính quyền Tây Sơn còn yêu cầu các thuyền của đội Hoàng Sa phải mang biển hiệu thủy quân, song lại nhắc nhở không được lấy danh nghĩa thủy quân mà làm càn, bắt nạt dân làm muối và đánh cá.”

    Hoàng Sa - Trường Sa

    Văn bản phát hiện ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế với nội dung xử lý vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ) và phường An Bằng (xã Vinh An) về việc tranh chấp một chiếc vỏ thuyền của đội Hoàng Sa dạt vào bờ biển giáp ranh giữa hai phường này. Văn bản cho thấy, năm 1760, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã có cai đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa. Bản gốc bằng chữ Hán được viết trên giấy dó.

    Mặc dù tình hình đất nước thời đó xảy ra nhiều cuộc chiến tranh nhưng Chúa Nguyễn, Nhà Tây Sơn cũng không quên tiếp tục việc gìn giữ chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. "Dấu ấn" này đã mang tính công vụ Nhà nước thời bấy giờ chứ không phải hoạt động đánh cá hay thuyền buôn thông thường của người dân.

    Nhà Nguyễn tiếp tục khắc đậm "dấu ấn Việt Nam" trên Biển Đông

    Ngay sau khi thay thế Nhà Tây Sơn, vua Nhà Nguyễn không chỉ tập trung vào việc trị an đất nước mà còn lập lại đội Hoàng Sa. Sách Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông chỉ rõ: “Chỉ một năm sau khi lên ngôi hoàng đế, tháng 7 năm Quý Hợi (1803), vua Gia Long đã cho lập lại đội Hoàng Sa. Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ, quyển 12 viết: “Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự của biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.

    Hoàng Sa - Trường Sa

    Mộc bản triều Nguyễn trong sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại Bộ công tâu lên triều đình nội dung: "Cương giới mặt biển ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu"

    Tiếp nối các đời vua Nhà Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… việc duy trì Hải đội Hoàng Sa rất đều đặn. Hải đội Hoàng Sa dưới thời Nguyễn có tầm quan trọng như một lực lượng "đặc nhiệm" để bảo vệ chủ quyền. Sách viết: “Lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền này là một ‘lực lượng đặc nhiệm’ gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương trong đó có dân binh đội Hoàng Sa. Kinh phái đứng đầu là thủy quân cai đội hay thủy quân chánh đội trưởng chỉ huy cùng với lực lượng thủy quân lấy trong vệ thủy quân đóng ở kinh thành hay cửa Thuận An.”

    Ngăn chặn âm mưu thôn tính Hoàng Sa từ trứng nước

    Theo Hiệp ước Patenôtre được ký giữa Việt Nam và Pháp, Pháp sẽ là đại diện ngoại giao cho Việt Nam. Từ thời kỳ này, chính quyền thuộc địa Pháp đã có những hành động cụ thể để củng cố, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

    Sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông chỉ ra âm mưu “nhòm ngó” Hoàng Sa từ những năm 1909 của một chính quyền địa phương Quảng Đông. Thông qua bức thư của Lãnh sự Pháp Beauvais ở Quảng Châu gửi Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp ngày 04.05.1909 cuốn sách đã chỉ ra những nội dung sau:

    “- Do ảnh hưởng của việc Nhật chiếm Pratas, Trung Quốc muốn bắt đầu chiếm luôn quần đảo Paracel gần Hải Nam (Quần đảo Hoàng Sa).

    - Cuộc khảo sát trái phép đầu tiên (của Trung Quốc- PV) là của Ngô Kính Vinh đã cho thấy ở mỗi đảo Hoàng Sa đều có một ngôi miếu nhỏ xây kiểu nhà đá (tất cả tường mái là đá san hô và vỏ sò).

    - Các ngư dân Việt Nam mang cả vợ con đến sống ở Hoàng Sa bị đối xử tàn tệ, vợ con bị bắt đến đảo Hải Nam.”

    Cuốn sách đã chỉ ra nhiều sự kiện thực thi chủ quyền thay Việt Nam của chính phủ Pháp. Nhưng đáng chú ý nhất là: “Ngày 13.04.1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trường De Lattre điều khiển đi ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương để dựng bia chủ quyền chiếm giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ thuộc. Hoạt động này đã được toàn quyền Đông Dương báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp tại Paris (Điện số 689 ngày 18.04.1930).

    Ngày 23.09 .1930, Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về việc Pháp đã chiếm đóng quần đảo Trường Sa.”

    Ngoài những hoạt động về ngoại giao và thông báo chính quyền Pháp còn thay mặt Việt Nam thực thi việc chiếm hữu liên tục, thực sự. Sách viết: “Năm 1938, Pháp bắt đầu phái các đơn vị bảo an tới các đảo và xây dựng hải đăng, một trạm khi tượng (OMM đăng ký số 48860 ở đảo Hoàng Sa và số 48859 ở đảo Phú Lâm).

    Ngày 15.06 .1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở trạm Ba Bình quần đảo Trường Sa.”

    “Tháng 6 năm 1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Hoàng Sa với dòng chữ: “Respublique Francaise_ Royaume d’Annam- Archipel de Pacel 1816- Ile de Pattle 1938”.

    Hoàng Sa - Trường Sa
    Bia chủ quyền do Pháp thay mặt Việt Nam xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa

    Việc thực thi chủ quyền của Việt Nam dưới thời kỳ Pháp làm đại diện diễn ra liên tục và thực sự. Người Pháp đã thay Việt Nam xây dựng nhiều công trình ghi dấu ấn chủ quyền như bia chủ quyền, trạm khí tượng và hải đăng…. và công bố chủ quyền cho các cường quốc….

    Liên tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông trong bất kỳ hoàn cảnh nào

    Lợi dụng Việt Nam đang đối phó với sự trở lại của Pháp và lo kháng chiến chống Pháp, quân Tưởng Giới Thạch đã kéo quân xuống chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sách viết: "Ngày 26.10.1946, hạm đội đặc biệt của Trung Hoa dân quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc lập của hải quân lấy cớ giải giáp quân Nhật ra chiếm các đảo quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ngày 29.11.1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới quần đảo Hoàng Sa. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa.”

    Trước tình hình đó, “ngày 13 .01 .1947, Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa” Sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông cũng lý giải: “Trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, Việt Nam đã giành được độc lập từ năm 1945, không còn ràng buộc vào hiệp định Patenôtre (1884) với Pháp, song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn nằm trong khối liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp vẫn thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.”

    Sách viết: “Ngày 1.10.1949, nước CHND Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Hoa Dân quốc phải rút khỏi Phú Lâm, trong khi Pháp vẫn duy trì đồn trú tại đảo Hoàng Sa.

    Sau Hiệp định Genève ký kết ngày 20.7.1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam.

    Ngày 14.10.1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ Hoàng Sa. Tổng trấn Trung phần, Phan Văn Giáo, đã chủ trì việc ban giao này.”

    Dù trong giai đoạn nào, Việt Nam luôn thực thi chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việc bảo vệ, quản lý, xây dựng, gìn giữ chủ quyền của Nước CHXHCN Việt Nam được sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông ghi chép khá đầy đủ. Trong phạm vi bài viết này, người viết không thể đưa hết nội dung của những mốc thời gian, những việc khẳng định, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông mà chỉ trích lược một vài dấu mốc chính trong cuốn sách. Nội dung được trình bày trong trọn vẹn trong Chương 3 (từ trang 77 đến hết trang 134).

    Hoàng Sa - Trường Sa

    Hải quân Việt Nam luôn chắc tay súng giữ gìn biển đảo quê hương


    Hồng Chuyên

    School@net (Theo http://infonet.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.