Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89599930 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    NHỮNG BẰNG CHỨNG VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA- PII

    Ngày gửi bài: 13/09/2012
    Số lượt đọc: 2900

    Tham luận tại Hội thảo về Biển Đông ngày 28/8 tại Hà Nội

    Những bằng chứng văn bản nhà nước, chính sử, địa chí, bản đồ về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa & Các giải pháp giải quyết ở Biển Đông*

    Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học

    5. Chưa hề có nước nào như Việt Nam mà người phương Tây và nhà nước Việt Nam từ thế kỷ 19 trở về trước đã vẽ bản đồ xác định rất rõ “Paracel tức Hoàng Sa” và ghi chú Hoàng Sa thuộc xứ Đàng Trong của Vương quốc An Nam tức Việt Nam.

    Năm 1494, Giáo Hoàng Alexandre VI đã dùng quyền lực tinh thần để phân các vùng ảnh hưởng trên thế giới cho hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sự phân chia này được chính thức hoá trong hiệp ước Tordesillas 1494. Do đấy, các đội thương thuyền của Bồ Đào Nha đã đi về phương Đông tức Ấn Độ và Trung Quốc. Bồ Đào Nha đã thiết lập một thương điếm ở Ma Cao (Trung Quốc) từ năm 1511 và biến Ma Cao thành thuộc địa từ 1557. Từ đó các thương thuyền qua lại Biển Đông và có những nhà hàng hải Bồ Đào Nha thám hiểm vùng Biển Đông trong đó có đảo Hoàng Sa.

    Nhà hàng hải Bồ Đào Nha Fernão Mendes Pinto, một giáo sĩ Dòng Tên đã viết cuốn sách du ký Peragrinacão (dịch ra tiếng Pháp là Pérégrination nói vềchuyến du hành năm 1545, được xuất bản tại Lisbonne năm 1614.trong đó FM., Pinto đã mô tả về quần đảo Hoàng Sa mà ông gọi là Pulo Pracela(Pracela tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là san hô, Pulo có nghĩa là đảo, cù lao). Cũng trong thời gian này, các nhà truyền giáo đi theo các thương thuyền đã đến truyền đạo vào Đàng Ngoài của Việt Nam vào 1533. Con đường hàng hải vào đầu thế kỷ XVI từ Malacca đến Macao đã bắt đầu gặp trở ngại, các thương thuyền bị đụng vào các bãi đá ngầm ở Biển Đông. Qua những cuộc khảo sát với rất nhiều nhật ký hải trình của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha trong nửa sau thế kỷ XVI đã nói về một dải cao tầng bãi đá ngầm Pullo Sissir (Baixos de Pullo Sissir), (vĩ độ 10) mà người ta thấy rất nguy hiểm, càng ngày người ta càng thấy rất rộng, bao quát cả một vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay, tương tự như những hiểu biết của các nhà địa lý của Việt Nam cùng thời

    Cũng giống như các nhật ký hải trình, các tấm hải đồ của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha trong nửa sau thế kỷ XVI phản ánh một quan niệm, hiểu biết chung về một quần đảo mà họ gọi là Pracelgiống như một dải “ruban” dài hay như một lưỡi dao dài cong chứ không gãy khúc, kéo dọc suốt ngoài khơi với bờ biển Đàng Trong lúc bấy giờ. Những tấm bản đồ hiếm có tìm thấy xưa nhất có ghi nhận quần đảo Hoàng Sa (Parcel) của người Bồ Đào Nha còn là những bản đồ vào giữa thế kỷ XVI. Đó là bản đồ Bartholomen Velho, năm 1560, được ghi lại trong sách của P.Y. Manguin và bản đồ khuyết danh trong cuốn Livro da Marinharia, ghi lại trong cuốn Peregrination của F.M. Pinto. Hai tấm bản đồ có ghi niên đại 1560 tương đối giống nhau đã phản ánh trung thực sự hiểu biết lúc bấy giờ của người phương Tây về Hoàng Sa. Nói chung người phương Tây lúc bấy giờ mà tiêu biểu là người Bồ Đào Nha chưa hiểu biết rõ về Hoàng Sa cũng chưa biết các đảo này thuộc về chủ quyền của nước nào. Hình dáng Hoàng Sa mà người Bồ ghi hàng chữ J Do Pracel trên cũng ở phía Bắc một dải dàinhững chấm nhỏ chạy từ khoảng Cù Lao Chàm ở ngoài khơi Hội An, được gọi là Pulo Campello tới Cù Lao Thu (đảo Phú Quý) được ghi bằng Pulo Sissir, ngoài khơi Phan Thiết ngày nay. Cái dải dài rộng và những chấm đậm ở phía Bắc, càng về phía Nam càng hẹp lại và tận cùng bằng cái chấm nhỏ giống như một dải “ruban” nhọn phía dưới. Dải “ruban” Pracel ấy trong Livro da Marinharia của FM Pinto được ghi nhiều chấm hơn, phía Bắc đậm hơn, bề ngang phần dưới hẹp hẳn.

    Đến cuối thế kỷ XVI, bản đồ Fernao Vaz Dourado, năm 1590 cho thấy người Bồ Đào Nha cũng chưa tăng sự hiểu biết gì thêm. Song người Hà Lan đã bắt đầu hoạt động rất mạnh ở vùng này với bằng chứng là bản đồ của Van - Langren năm 1595 hết sức phong phú, rất nhiều chi tiết nhất là tại vùng Trung Bộ. Tại Bắc Bộ cũng có nhiều chi tiết rõ hơn nhất là sông Hồng đã được vẽ bắt nguồn từ Vân Nam ghi là Suinam. Ở phía Tây Bắc Pracel có đảo Hải Nam được ghi là I Ainam. Ở phía Đông Bắc và Đông thì không có ghi địa danh nào cả, song lại được vẽ bởi những chấm đậm và liền nhau. Điều đặc biệt ở bản đồ Van - Langren (1595) trên phần đất liền, ngoài địa danh rất đáng lưu ý làmũi Varella còn cóbờ biểnghi là Costa da Pracel ở đối diện với Pulo Canton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi.

    Từ thế kỷ XVI, các nhà hàng hải và thám hiểm Bồ Đào Nha, rồi sau đó Hoà Lan đã khảo sát và vẽ những bản đồ về quần đảo. Hoàng Sa gọi là Parcel hay Pracel được vẽ trên bản đồ thành suốt một vệt dài hình lưỡi kiếm từ vĩ độ 17 Bắc xuống tới vĩ độ 10 Bắc. Càng xuống phía Nam, càng hẹp như đã trình bày ở trên đây. Sang thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong bắt đầu quan tâm đến Biển Đông. Bản đồ xưa nhất có ghi Bãi Cát Vàng ở Biển Đông còn lưu giữ đến ngày nay là bản đồ của Đỗ Bá Công Đạo trong Toản tập thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (năm 1686).

    Sang thế kỷ XVIII, những cuộc khảo sát Biển Đông của các công ty Đông Ấn rất kỹ càng. Từ cuộc thám hiểm đo đạc của phái bộ Kergariou - Locmacria vào những năm 1778 - 1787 ở Biển Đông đã giúp cho người phương Tây hiểu biết rõ hơn, trung thực hơn, không còn lờ mờ và sợ hãi như những huyền thoại trước đây về Biển Đông. Các hải trình tương đối an toàn hơn, tuy họ không hề phủ nhận sự nguy hiểm và hoạ đắm tàu ở khu vực quần đảo Paracel.

    Từ đây trở đi bắt đầu có những bản đồ của Phương Tây vẽ rất chính xác, ghirất rõ về chủ quyền của Việt nam tại quần đảo Paracel tức Hoàng Sa của Việt Nam . Tiểu biểu nhất là bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ vẽ năm 1838 của giám mục Taberd.

    Bản đồ này được đính sau cuốn Tự điển Việt -La Tinhnhan đề Latino – Anamiticum của giám mục Taberd từng làm thông dịch cho vua Minh Mạng từ tháng 11 năm 1826, xuất bản năm 1838. Bản đồ có chiều dài 80cm, ngang 44cm in trên loại giấy thường để in hoạ đồ. Nhan đề bản đồ được in bằng ba thứ tiếng: chữ Hán, chữ Quốc Ngữ và chữ La Tinh.

    + Paracelslà địa danh mà người phương Tây chỉ quần đảo ở Biển Đông suốt thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX chính là Cát Vàng hay Hoàng Sa của Việt Nam. Trong bản đồ này có ghi chú “Paracel seu Cát Vàng” . Tại Biển Đông không có đảo Hải Nam của Trung Quốc mà chỉ có đảo của Việt. Đảo ở khoảng vĩ độ 170 Bắc và kinh độ hơn 1110 Đông, có vẽ một số đảo (bằng một số dấu chấm) và ghi hàng chữ“Paracel seu Cát Vàng”. Từseu ( tiếng La Tinh) = “có nghĩa là”,Cát Vàng (tiếng Nôm) tức là “Hoàng Sa” (tiếng Hán Việt).Paracel = Cát Vàng = Hoàng Sa, là một khẳng định rõ ràng nhất quán chứ không phải suy diễn như Tây Sa của Trung Quốc. Điều này đã phản bác rất mạnh mẽ sự xuyên tạc của Trung Quốc cho Hoàng Sa chỉ là ở ven bờ.

    - Địa danh Paracel ghi bên cạnh những chấm đánh dấu các đảo ở khoảng vĩđộ 160 Bắc (ngang vĩ độ cửa Tư Dung, Thừa Thiên )lên đến vĩ độ 170 Bắc khoảng Cửa Tùng (Quảng Trị) và kinh độ111,018 Đông. Điều này đã phản ảnh sự hiểu biết về Hoàng Sa của người phương Tây đã rất chính xác và Hoàng Sa không còn chung với quần đảo Trường Sa nữa.

    Trên phần đất liền ghi hàng chữ dài: “An Nam Quốc Seu Imperium Anamiticum” cùng hàng chữ “Cocincina interior” seu “An Nam Đàng Trong”, ở phía Nam “Lũi Sầy” seu “Murus magnus separans Olim Utrumque regne” và “Cocincina exterior”, Đàng Ngoài seu “Tunquinum”, chứng tỏ nội dung bản đồ được vẽ không phải ở thời điểm 1838, mà đã được vẽ từ trước đó. Song bản đồ lại ghi các địa danh mới ra đời sau này như Bình Định Thành, Định Tường Thành... nên năm vẽ An Nam đại quốc hoạ đồ phải làsau khi Nguyễn Ánh đã chiếm thành Quy Nhơn.

    Bản đồ vẽ bờ biển miền Nam Trung Bộ rất chính xác, còn miền Bắc, nhất là giáp ranh với Lào chưa thật chính xác. Sự hiểu biết của người Tây phương về Việt Nam rất phong phú. Dù sao cho tới đầu thế kỷ XIX, người phương Tây đã biết rất rõ về Việt Nam và Hoàng Sa.

    Về phía nhà nước Việt Nam cònrất ít bản đồ được lưu giữ đến ngày nay, dù triền đình Nhà nguyễn đã hàng năm sai thủy quân đi vẽ bản đồ, một phần do chiến tranh tàn phá. Hiện chúng ta cònToản tập An Nam lộ đồ hay Toản tập An Nam tứ chí lộ đồ thư hoặc Thuận Hoá Quảng Nam địa đồ nhật trình có vẽ “Trường Sa” ở ngoài xã Du Trường (Cù Lao Ré và đi mất 2 ngày!

    Bản đồ tổng quát quan trọng nhất còn lưu giữ từ năm 1838 thủy quân triều Minh Mạng đã vẽ được một bản đồ chung về Hoàng Sa. Bản đồ tiêu biểu còn lại đến ngày nay là Đại Nam nhất thống toàn dồ vẽ năm 1838.

    Trong khi việc đo đạc, vẽ bản đồ,chính sử, địa chíđã ghi chép rất nhiều . Đại Nam thực lục tiền biên, quyển 8 còn chép: “Năm Tân Mão, Hiến Minh Hoàng Đế năm thứ 20 (1711), mùa hạ, tháng 4 (âm lịch), sai đo bãi cát Trường Sa dài ngắn, rộng hẹp bao nhiêu”. Cho dù bãi cát “Trường Sa” ở đây chính là Bãi Hoàng Sa ở ngoài biển hay ở đất liền cũng có bãi gọi là “TrườngSa”, thì đoạn văn ghi trên đã khẳng định một điều rằng chúa Nguyễn đã có kế hoạch đo đạc các bãi cát ! Đo đạc các bãi cát trong đất liền đâu có quan trọng mà còn làm, huống chi bài cát dài ở ngoài biển còn có nhu cầu đo đạc hơn nhiều nhất là cần thiết cho hàng hải, tất cũng phải đo đạc không sớm thì chầy!

    Trước khi lên ngôi hoàng đế 1802, Nguyễn Ánh cũng đã được anh em Dayot giúp đo đạc hải trình ở Biển Đông trong đó có vùng quần đảo Hoàng Sa.

    Lúc đầu đội Hoàng Sa có trách nhiệmxem xét đo đạc thủy trình như thời Gia Long, tháng giêng, năm Ất Hợi (1815), Phạm Quang Ảnh, thuộc đội Hoàng Sa được lệnh ra đảo Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình. Phạm Quang Ảnh hiện được thờ tại từ đường tộc họ Phạm (Quang) tại thôn Đông, xã Lý Vĩnh, xưa là phường hay hộ An Vĩnh tại huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré). Đến năm Gia Long thứ 15, năm Bính Tí (1816), vua Gia Long lại ra lệnh cho cả thủy quân phối hợp với đội Hoàng Sa đi ra Hoàng Sa để xem xét và đo đạc thủy trình…

    Sang đến đời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân có trách nhiệm và thuê thuyền của dân hướng dẫn hải trình.

    Đại Nam thực lục chinh biên, đệ nhị kỷ, quyển 165: “Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biền binh và giám thành đáp một chiếc thuyền ônhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa”.

    Đo đạc thủy trình hay hải trình là đo đạc đường đi ngoài biển. Đây là một trong những nhiệm vụ chỉ đạo của Bộ Công cốt để đảm bảo an toàn cho các thuyền bè đi trên biển trong đó có vùng biển Hoàng Sa . Việc đo đạc thủy trình và sau đó vẽ bản đồ ở Hoàng Sa do Bộ Công chỉ đạo cùng với thủy quân phối hợp với giám thành,với địa phương Quảng Ngãi và đội Hoàng Sa.

    Mỗi lần đi đo đạc phải chọn được thợ lái có năng lực, biết được các nơi đường biển nông sâu, khó dễ, cát ngầm, đá mỏm mà tránh, còn phải biết lấy núi nào làm chuẩn, biết chiều trời, tiết gió để chuyển phương hướng, nên tiến hay dừng. Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 220của triều Nguyễn thì Bộ Công tâu rằng người nào mười phần am hiểu thông thạo thì cho vào hạng ưu, thạo tám chín phần là hạng bình, thạo năm sáu phần là hạng thứ, châm chước bàn đinh, ai đáng đề bạt bổ nhiệm làm chánh đội trưởng, ngoại ủy đội trưởng, ai đáng cấp tiền gạo gấp đôi... thì kê sách tâu rõ đợi chỉ gia ân. Những lời dụ và bàn được chuẩn y như sau: “Thơ lại thủy sư thì cửa biển hiểm hay dễ, xem gió, trông khí trời, nghiên núi, dò nước, nhìn kiếm tìm hướng, nhớ rõ địa cầu, ai được mười phần am hiểu thông thuộc là hạng ưu, ai được tám chín phần là hạng bình, ai được có năm sáu phần là hạng thứ. Các tên dư hạng ưu mà nguyên là chánh đội trưởng thì đề bạt bổ nhiệm làm cai đội, nguyên làđội trưởng thì đề bạt bổ nhiệm làm chánh đội trưởng suất đội, ai là ngoại ủy đội trưởng thì đề bạt bổ nhiệm làm đội trưởng, gặp khi có khuyết thì ưu tiên bổ nhiệm ngay" .

    Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 220 cũng chép: “Như trong một năm, sai phái đường bể nhiều lần, được xong xuôi ổnthoả cả, hoặc trong một lần mà đi ngoại quốc, cũng là không phái ra ngoại quốc mà hằng gặp sóng gió khác thường, thuyền rất nguy khốn, mà tự mình chủ trì tiến ngừng phải tốt, rốt cuộc được xong xuôi yên ổn thì đều là hạng ưu. Phàm trong năm ấy sai phái đường bể hai lần, không cứ xa gần, được xong xuôi yên ổn cả thì là hạng bình. Sai phái đường bể một lần xong xuôi yên ổn là hạng thứ. Phái đi không được xong xuôi yên ổn là hạng liệt”.

    Trên đây là quy định chung cho thuỷ quân đi biển và thủy quân đi đến Hoàng Sa vừa là dịp để khảo hạch và cũng là dịp luyện tập thủy quân, căn cứ vào đó mà thưởng phạt. Có thể đối với việc đo đạc ở Hoàng Sa, thưởng phạt đặc biệt hơn. Vì thế từ thời vua Minh Mạng năm thư 17, việc phái thủy quân ra Hoàng Sa hàng năm rất đều đặn. Cũng có khi vì gió bão phải đình lại, sau lại tiếp tục. Tỷ như năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có dụ chỉ của vua Thiệu Trị đình hoãn, đến năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) cũng cho đình hoãn do Bộ Công tâu xinhoãn. Sau đó đến thời Tự Đức không còn ghi chép trong sử sách nữa bởi theo phàm lệ sách Đại Nam thực lục chính biên thời Tự Đức những việc đã thành lệ rồi không còn chép nữa.

    Thời gian đi vãng thám đo đạc ở Hoàng Sa thì bắt đầu triều Nguyễn theo lệ khởi đi vào mùa xuân, (kể từ kinh thành Huế đến Quảng Ngãi), song cũng tùy năm sớm trễ khác nhau. Từ kinh thành Huế, thuỷ quân tới Quảng Ngãi nghỉ ngơi và chuẩn bị cũng mất một thời gian đáng kể. Như năm Minh Mạng 19 (1838) lúc đầu ấn định khởi hành hạ tuần tháng 3, nhưng vì gió Đông nổi lên liên tục kèm theo mưa lớn, tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành được. Lúc đầu kế hoạch tính đo đạc giáp vòng Hoàng Sa từ hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 6 là hoàn tất công việc. Sau dù có đi trễ, thời gian hoàn tất tháng 6 vẫn không thay đổi.

    Nếu chậm trễ mà có lý do chính đáng thì không sao, song nếu tùy tiện thì bị phạt, hay làm không chu tất cũng bị phạt. Nếu hoàntất tốt đều được thưởng. Trong khi năm Minh Mạng thứ 16 (1835), cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công tác đi Hoàng Sa về chậm trễ, đã có chỉ giao Bộ Công trị tội và bịphạt80 trượng, song cho phục chức cai đội. Tộc họ Phạm Văn hiện có nhà thờ họ và lăng mộ tộc họ ở thôn Đông xã Lý Vĩnh (trước đây là phường An Vĩnh). Hiện có hàng trăm hậu duệ đang sống tại huyện đảo Lý Sơn. Các viên giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa chưa chu tất cũng bị phạt mỗi người 80 trượng. Song cùng đi chuyến này những người trong đội Hoàng Sanhư Võ Văn Hùng (tộc họ Võ hiện còn từ đường ở thôn Tây, xã An Vĩnh, xưa là phường An Vĩnh, thuộc huyện đảo Lý Sơn), Phạm Văn Sanh (hiện họ Phạm Văn còn từ đường và khu “lăng” mộ ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) hướng dẫn, đo hải trình vất vả, được thưởng mỗi người 1 quan tiềnPhi Long ngân tiền và bình thệ, dân phu 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đi theo cũng được thưởng mỗi người 1 quan tiền. Cũng thế vào năm Minh Mạng 18 (1837), do khởi hành chậm trễ, những người được kinh phái như thủy sư suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phái hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh (lần trước được thưởng) đều bị phạt. Trong khi các dân binh hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đi theo vẫn được thưởng 2 quan tiền. Những chi tiết trên đã minh hoạ rất hùng hồn việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trong việc đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ.

    Nhiệm vụ đo đạc ở Hoàng Sa được quy định cũng rất rõ ràng có ghi trong Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ quyển 165 cũng như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 221 như sau:

    “Không cứ đảo nào, cửabể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nước bể nông hay sâu. Có cát ngầm, đá mỏm hay không, ở tình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ thành đồ bản, chiếu khi khởi hành, do cửa bể nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thủy đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường? lại ở chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào? và phương hướng nào? Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường? Ghi nói minh bạch trong hoạ đồ để về trình lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”.

    Như thế việc đo đạc phải kết hợp với việc vẽ hoạ đồ mà chuyên viên vẽ hoạ đồ lại là các viên giám thành .

    Việc đo đạc để vẽ bản đồ về Hoàng Sa dưới triều Nguyễn đã được bắt đầu từ thời Gia Long 14 (1815), song đến đời Minh Mạng mới được thúc đẩy mạnh. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) các viên giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Hoàng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa chưa chu tất đã bị phạt mỗi người 80 trượng như đã nêu trên. Tấu của Bộ Công vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836) cũng chỉ vẽ được một nơi và cũng chưa biết rõ nên làm thế nào. Theo dụ vua Minh Mạng ngày 13 tháng 7 năm thứ 18 (1837), thủy quân đi Hoàng Sa vẽ thành đồ bản 11 nơi, tuy nhiên chưa được chu đáo lắm. Theo tấu Bộ Công ngày 21 tháng 6 Minh Mạng thứ 19 (1838), thủy quân đệ trình sau khi đo đạc 3 nơi với 12 hòn đảo đã vẽ được 4 bức đồ bản, 3 bức vẽ riêng và 1 bức vẽ chung, song cũng chưa vẽ rõ ràng lắm, Bộ Công phải yêu cầu vẽ lại tinh vi hơn .

    Kỹ thuật đo đạc và vẽ bản đồ Hoàng Sa của Việt Nam vào thời kỳ nhà Nguyễntuy có kỹ, chu đáo hơn trước, song vẫn còn lạc hậu so với kỹ thuật tân tiến của phương Tây lúc bấy giờ , nhất là chưa xác định được toạ độ theo kinh độ và vĩ độ trên toàn địa cầu. Vì thế, các hải đồ tuy có nhiều chi tiết, song không phải chỉ có hải đồ là có thể đi biển chính xác mà lúc nào cũng cần đến những người từng trải đã từng lái thuyền đến các vùng biển đã đi qua. Các hải đồ về Hoàng Sa vốn được các giám thành vẽ hoặc được lưu ở vệ giám thành, hoặc ở thủy quân và Bộ Công. Rất tiếc qua cuộc binh biến ngày 4/7/1885 và cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp vào năm 1946, kinh thành bị đốt phá, đã không còn giữ lại những tập bản đồ qúi giá về Hoàng Sa đã được vẽ rất kỹ lưỡng.

    Ngoài bản đồ An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd, người ta còn thấy rất nhiều bản đồ do phương Tây vẽ từ thế kỷ 18, có ghi chú rõ Paracel thuộc Vương quốc An Nam hay Đàng Trong (Cochinchine). An Nam Đại quốc họa đồ (bản đồ 1) dài 80cm5 rộng 44cm của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định “Paracel seu Cát Vàng” (seu, trong tiếng La tinh có nghĩa “hoặc” hay “là”) Paracel hay là Cát Vàng tức Hoàng Sa, nằm trong cuốn từ điển Latinh - Annam ghi rõ ở tọa độ địa lý hiện nay và nằm trong vùng biển của Việt Nam.

    Từ tập hồ sơ tư liệu bắng Tiếng Anh này, tôi mong muốn cũng là thông điệp học thuật gửi đến nước Mỹ, nước Việt Nam nhất là tới các bạn trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước như sau:

    Một là phải quí trọng giới học thuật có tầm nhìn xa, chất xám của đất nước..Nước Mỹ là nước rất quí trọng học thuật, quí trọng những người nghiên cứu, những nhà khoa học đã góp phần phát triển đất nước họ, nên tôi đã nỗ lực tạo sự kiện học thuật ở Mỹ trong năm 2011 và 2012 vừa qua về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa của một người đã dành gần 40 năm nghiên cứu, tìm hiểu sự thật lịch sử chủ quyền để các nhà nghiên cứu tại Mỹ và chính quyền Mỹ biết rõ sự thật lịch sự để hỗ trợ cho sự thật lịch sử hầu bảo vệ trật tự, sự công bằng, hòa bình vững bền của thế giới.

    Giới trẻ Việt Nam nên nỗ lực góp sức phát triển về học thuật, mỗi người có kế hoạch nhỏ xây dựng đất nước tương lai thật hùng cường.

    Hai là mọi người Việt Nam phải bừng tỉnh, thoát khỏi những hệ lụy của thời lệ thuộc, chia cắt, hận thù, chối bỏ nhau.

    Hoàng Sa & Trường Sa không những vốn là những hòn đảo có tầm chiến lược, cổ họng của Việt Nam mà luôn gắn liền với những biến chuyển lịch sử quan hệ quốc tế.

    Khởi đầu từ năm 1909 khi chính quyền Quảng Đông cho là đất vô chủ, bắt đầu tổ chức thám sát, chiếm hữu chủ quyềnkhi chế độ thực dân đang phát triển mạnh, Việt Nam đang bị Pháp đô hộ mất quyền tự chủ ngoại giao, nạn nhân của việcđổi chác quyền lợi của chính quyền thực dân Pháp với chính quyền Quảng Đông theo chủ nghĩa quốc gia bành trướng. Năm 1938, 39 Nhật chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa dùng bàn đạp tấn công Đông Dương. Năm 1946 lợi dụng Nhật bại trận, được Đồng minh giao giải giới quân đội Nhật quân Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa cho đến năm 1950 mới rút, trong khi đó quân Pháp và quân đội quốc gia Việt Nam đóng xen kẽ.. Tháng 4 năm 1956 Pháp rút khỏi Đông Dương, lợi dụng khoảng trống lực lượng ở Biển Đông, Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm,đảo lớn nhất quần đảo Hoàng Sa, quân Đài Loan chiếm đảo Itu-Aba , đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa, xen kẽ với quân đội VNCH. Lợi dụng sự đối đầu giữa hai chính quyền Nam Bắc trong thời chiến tranh lạnh cũng như chiến tranh nóng ở Việt Nam, Trung Quốc đã cố tình tranh thủ sự ủng hộ chủ quyền tại Hoàng Sa , Trường Sa thuộc Trung Quốc. Ngày 20 tháng 1 năm 1974lợi dụng Mỹ rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Năm 1975 Việt Nam thống nhất sau khi chiếm giữ các đảo do quân đội VNCH đóng ở quần đảoTrường Sa, đãtuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở cả Hoàng Sa & Hoàng Sa thì Trung Quốc cho làđã lật lọng.

    Như thế sau bao biến động, Việt Nam thống nhất sau năm 1975 đã lại khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa & Trường Sa.

    Ba là mọi người Việt Nam không phân biệt chính kiến, sắc tộc, địa phương, phải tỉnh táo , khôn ngoan, cảnh giác, không làm gì cho đất nước suy hèn.

    Để tránh nguy cơ mất thêm đất, mất thêm đảo cũng như mất nước khi mà tham vọng bá quyền, bành trướng , biến thành thuộc quốc, quận huyệnquá lộ rõ của Trung Quốc, mọi người Việt Nam ở trong, ngoàichính quyền, ở trong và ngoài nước, phải cảnh giác, không làm gì cho đất nước suy hèn. Thời Trần sau khi tiêu diệt nhà Lý nhờ hội nghị Diên hồng,toàn dân đoàn kết mà chống chọi được với đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh hàng đầu thế giới thời ấy, dù có chú của vua vì tư lợi đã theo giặc. Nên nhớ ông cha ta dù phải cầu phong, triều cống song luôn tự xưng Đại Hoàng đế và Đại Cồ Việt , Đại Việt!

    Hãy từbỏ ý tưởng lợi ích phe phái, nhân danh này nọ, đạp đổ cho bõ ghét, cổ súy manh động, nối giáo cho giặc của một số người. Phải để lợi ích dân tộc lên trên hết cũng như số phận của hơn 80 triệu đồng bào ruột thịt.

    Bốnlà phải nắm lấy thời cơ có một không hai xây dựng đất nước hùng cường. Thế nước, thế toàn cầu nhiều chuyển biến, thời cơ có một không hai, bắt chước người Nhậtđã tận dụng thời thế sau thế chiến thứ hai tuy là nước bại trận đã khai thác triệt để hợp tác với nước cựu thù là Mỹ đề phát triển đất nước hùng cường không thua kém ai.

    Phải lấy mối nhục tụt hậu, mối nhục bị hiếp đáp, chất men yêu nước “ Hoàng Sa” làm động cơ xây dựng nội lực đất nước hùng cường! Phải góp phần thúc đẩy đột phá về giáo dục, trước hết là giáo dục đại học. Phải tận dụng chất xám hàng trăm ngàn chuyên gia các ngành nghề đang sống ở nước ngoài để xây dựng đất nước hùng cường…

    Sự thật lịch sử chỉ là một. Song thường xảy ra sự bóp méo lịch sử và đã đưa đến những sai lầm tai hại kể cả gây chiến tranh !

    Trong lịch sử loài người , đã có thời hầu như trong các chế độ chuyên chế đã từng xảy ra sự bóp méo lịch sử, song chưa từng thấy sự chà đạp sự thật lịch sử một cách thô bạo như TrungQuốc đã và đang làm khi trình Ủy Ban đăng ký thềm lục địa Liên Hiệp Quốc về Đường lưỡi bò hay đường chín khúc bao gồm gần 80% Biển Đông là nội thủy, vùng nước lịch sử của Trung Quốc mà các nhà hàng hải thường gọi là Biển Nam Trung Hoa.

    Nếu dựa vào tên gọi là Biển Nam Trung Hoa và cho là vùng đất lịch sử, ao nhà của Trung Quốc thì thật là kỳ quái bởi như thế, Ấn Độ Dương sẽ được Ấn Độ cho là vùng nước nội thủy của Ấn Độ chăng ?

    Nếu cho rằng trước năm 1885, như học giả Trung Quốc Vương Hàn Lĩnh từng phát biểu, Việt Nam là thuộc quốc của Trung Quốc thì đó là sự ngộ nhận lịch sử tai hại.

    Không kể thời gian hơn 1000 năm Bắc thuộc tới thế kỷ X và 30 năm Minh thuộc thế kỷ XV, người Việt đã nổi dậy thành công dành độc lập rồi ! Trong suốt thời gian độc lập tự chủ, các vương triều kể cả triều Nguyễn tuy luôn nạp cống và cầu phong làm An Nam Quốc Vương, Việt Nam Quốc Vương song không như các vua chư hầu thời Trung Cổ ở Châu Âu, các vua Việt Nam luôn tự xưng hoàng đế từ Đinh Tiên Hoàng Đế thế kỷ X và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt hay Đại Việt !

    Nếu bảo rằng nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đã lặt lọng thì chính năm 1972 khi Trung Quốc ký thông cáo chung Thượng Hải đã lặt lọng vói Việt Nam rồi.

    Vả lại theo hiệp định Genève quy định rất rõ lãnh thổ dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của chính quyền phía Nam mà chính quyền phía Nam là Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam chưa bao giờ trừ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

    Cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar

    Tập hồ sơ tư liệu này không những cung cấp thông tin chính xác đem lại sự thật lịch sử mà còn là thông điệp của lẽ phải, rất cần cho việc xây dựng trật tự thế giới.

    Bản đồ vẽ từ thời Nhà Thanh ghi lại cực nam TQ là Hải Nam

    *Bài tham luận có 2 phần, tại đây đăng toàn vă Phần Một.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.