1. | Xem đồng hồ và nhận biết thời gian |
Khuôn dạng Form tương ứng câu hỏi loại 2. | Đây là dạng bài học nhận biết thời gian bằng cách xem đồng hồ. Có hai loại câu hỏi được đưa ra để trả lời: 1. Kiểu trực tiếp: "Đồng hồ chỉ mấy giờ?" hay "Bây giờ là mấy giờ?". 2. Kiểu thông qua một câu hỏi có lời văn, thường là phức tạp hơn, ví dụ "Bạn Lan thức dậy lúc mấy giờ sáng? Với cả hai loại câu hỏi trên, HS cần quan sát đồng hồ và viết đáp số ngay trên màn hình. Mức độ xem thời gian: Việc nhận biết thời gian sẽ được phân thành 5 mức từ dễ đến khó như sau: Mức 1: Xem giờ chẵn từ 1 đến 12 (phút=0). Mức 2: Xem giờ chẵn từ 1 đến 24 (phút=0). Mức 3: Giờ từ 1 đến 24, phút chẵn 5 từ 0 đến 30. Mức 4: Giờ từ 1 đến 24, phút chẵn 5 từ 0 đến 60. Mức 5: Giờ phút bất kỳ. Với mỗi mức các câu hỏi lại có thể thay đổi. HS trả lời bằng cách gõ phím hoặc nháy chuột vào các nút số màu đỏ trên màn hình. |
2. | Xem lịch tuần |
Dưới đây là màn hình của một câu hỏi khác liên quan đến lịch tuần.
| Trên màn hình sẽ xuất hiện một lịch tuần từ thứ hai đến chủ nhật. Mặc định sẽ là tuần chứa ngày hiện thời. Bên phải là khung chứa câu hỏi mà HS cần trả lời. Có 6 dạng câu hỏi khác nhau. Mặc định phần mềm sẽ sinh ngẫu nhiên câu hỏi trong các dạng này. HS quan sát lịch tuần, trả lời câu hỏi bằng cách nháy chuột vào các nút tương ứng trên màn hình. Ý nghĩa của các nút điều khiển phía dưới tương tự như các dạng toán khác của phần mềm. |
3. | Xem lịch một tháng |
| Trên màn hình là một lịch tháng. Mặc định sẽ là tháng chứa ngày hiện thời. Phía dưới là câu hỏi được sinh tự động của phần mềm. HS cần trả lời câu hỏi này. Phần mềm hỗ trợ một số dạng câu hỏi sau: 1. Ngày 15 tháng ba là thứ mấy? 2. Ngày thứ ba cuối cùng của tháng 10 là ngày nào? 3. Tháng 3 có bao nhiêu ngày? 4. Tháng 7 có bao nhiêu thứ hai? HS trả lời các câu hỏi trên bằng cách nháy chuột vào các nút tương ứng trên màn hình. |
4. | Xem lịch năm |
| Trên màn hình là một lịch bao gồm 2 tháng. Mặc định trong đó sẽ có tháng chứa ngày hiện thời. Có thể thay đổi các tháng hiện trên lịch bằng cách nháy chuột vào các nút , để chuyển đổi lịch và xem các tháng khác của năm. Trong bài học này HS sẽ được học và làm bài tập liên quan đến lịch năm. Phía dưới là câu hỏi được sinh tự động của phần mềm. HS cần trả lời câu hỏi này. Phần mềm hỗ trợ một số dạng câu hỏi sau: 1. Ngày 20 tháng 11 năm 2008 là thứ mấy? 2. Ngày thứ sáu cuối cùng của tháng 11 năm 2008 là ngày nào? 3. Tháng 11 năm 2008 có bao nhiêu ngày? 4. Tháng 7 năm 2008 có bao nhiêu thứ hai? 5. Năm 2008 có bao nhiêu ngày chủ nhật? 6. Ngày cuối cùng của năm 2008 là ngày thứ mấy? 7. Ngày đầu tiên của năm 2008 là ngày thứ mấy? 8. Năm 2008 có phải là năm nhuận không? HS trả lời các câu hỏi trên bằng cách nháy chuột vào các nút tương ứng trên màn hình. |
5. | Đổi đơn vị đo thời gian |
| Đây là dạng toán chuyển đổi các số đo đơn vị thời gian. Có hai kiểu, dạng dữ liệu thời gian: - Kiểu đơn giản: Việc chuyển đổi chỉ tiến hành giữa hai mức đơn vị thời gian, ví dụ chuyển đổi từ ngày sang tuần hoặc ngược lại. - Kiểu phức hợp: Việc chuyển đổi này thường được tiến hành theo mô hình cặp đơn vị thời gian, ví dụ chuyển đổi từ (ngày-tuần) sang tuần hoặc ngược lại. HS điền đap số vào vị trí cần nhập liệu trên màn hình bằng cách gõ phím số hoặc nháy chuột lên các nút số màu đỏ trên màn hình. |
6. | Giải toán có lời văn liên quan đến thời gian trong ngày. |
| Đây là dạng toán giải các bài toán có lời văn liên quan đến thời gian. Dạng bài chỉ liên quan đến thời gian trong một ngày. Bộ dữ liệu thời gian là Giờ -Phút. HS đọc đề bài và giải bằng cách nhập đáp số trên màn hình. Có hai dạng toán cho mô hình này: 1. Dạng toán tính quãng thời gian giữa hai thời điểm trong ngày. Ví dụ tính thời gian Lan xem phim. 2. Dạng toán tính thời gian đích trong ngày. Ví dụ tính thời gian khi phim kết thúc. HS nhập đáp số bằng cách gõ phím trực tiếp hoặc nháy chuột lên nút số màu đỏ để điền thông tin. |
7. | Giải toán có lời văn liên quan đến thời gian trong tháng. |
| Đây là dạng bài toán đố bằng lời văn có liên quan đến thời gian nhưng với khoảng thời gian lâu hơn, kéo dài qua tháng và năm. Bộ dữ liệu thời gian là Tháng - Ngày. Có hai dạng câu hỏi của kiểu toán này: 1. Dạng toán tính khoảng thời gian theo ngày. 2. Dạng toán tính thời gian đích theo ngày, tháng. HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi bằng cách nhập trực tiếp đáp số trên màn hình. |
8. | Giải toán có lời văn liên quan đến thời gian là năm và thế kỷ. |
| Đây là dạng toán có liên quan đến khái niệm thế kỷ. Dạng toán này có 6 dạng câu hỏi do phần mềm tự động chọn ngẫu nhiên. 6 dạng toán bao gồm: 1. Năm 1426 thuộc thế kỷ nào? 2. Năm thứ 35 của thế kỷ 12 là năm nào? 3. Năm 1460 có phải là năm nhuận không? 4. Sự kiện **** thuộc thế kỷ nào? 5. Sự kiện **** cách đây bao nhiêu năm? 6. Tính thời gian giữa hai sự kiện. Với mỗi dạng toán, phần mềm sẽ hiện câu hỏi cụ thể tương ứng và hiện khung đáp số để HS nhập. Lịch năm hoặc tháng sẽ xuất hiện để HS tham khảo khi làm bài. |
9. | Thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian. |
Trong ví dụ của hình trên cách làm đúng là:
Chú ý: Trong phép tính chính thực hiện độc lập: 2 + 3 = 5 (phút) 45 + 28 = 73 (giây) Sau đó biến đổi: 5 phút 73 giây = 6 phút 13 giây. | Dạng toán cộng, trừ số đo thời gian theo hàng dọc. Qui trình tính toán đuợc thực hiện như phép cộng, trừ hai số theo hàng dọc. HS cần thực hiện phép cộng thông thường theo hàng dọc của các số đo độc lập theo từng đơn vị đo lường, sau đó tính lại và điền đáp số chính thức của phép toán. |
10. | Thực hiện phép nhân thời gian. |
| Đây là dạng toán nhân số đo thời gian với số tự nhiên. Thực hiện phép tính theo hàng dọc. Chú ý: Thực hiện phép tính nhân độc lập với từng số đo đơn vị thời gian. Sau khi tính xong HS chuyển đổi đơn vị thời gian để được đáp số chính thức và nhập đáp số này phía dưới màn hình. |
11. | Thực hiện phép chia thời gian. Không nhớ. |
| Đây là dang toán phép chia số đo thời gian cho một số tự nhiên. Phép chia không nhớ. Tính không nhớ của phép chia này có nghĩa cả hai số đo thời gian tương ứng đều chia hết cho số tự nhiên này. Trên màn hình qui trình điền phép chia đươc thực hiện độc lập cho từng đơn vị thời gian. Sau khi tính xong phép chia theo nghĩa thông thường, HS sẽ chuyển đổi số đo thời gian để thu được đáp số chính xác và điền vào vị trí phía dưới màn hình. |
12. | Thực hiện phép chia thời gian. Dạng toán có nhớ. |
| Đây là dang toán phép chia số đo thời gian cho một số tự nhiên. Phép chia có nhớ. Tính có nhớ của phép chia này có nghĩa là phép chia của số đo thời gian thứ nhất với số chia là không chia hết. Khi thực hiện tính toán, số dư của phép chia đầu tiên phải được chuyển đổi và tính gộp vào đơn vị thời gian thứ hai. Phép chia này khó hơn phép chia thời gian không nhớ. Trên màn hình qui trình điền phép chia đươc thực hiện lần lượt theo thứ tự từ đơn vị đo thứ nhất sang đơn vị đo thứ hai. Sau khi tính toán, HS sẽ chuyển đổi số đo thời gian để thu được đáp số chính xác và điền vào vị trí phía dưới màn hình. |
13. | Các bài toán có lời văn liên quan đến cộng, trừ, nhân, chia thời gian. |
Hình trên là màn hình của một bài toán với phép cộng số đo thời gian.
Đây là màn hình của một bài toán tương ứng với phép nhân thời gian với một số tự nhiên.
Đây là màn hình của một bài toán tương ứng với phép chia số đo thời gian cho một số tự nhiên. | Đây là dạng các bài toán có lời văn có liên quan đến thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. Có 4 dạng bài toán tương ứng với phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. Với mỗi dạng, phép tính như vậy, phần mềm sẽ tự động sinh các dạng đề bài bằng lời văn có liên quan đến phép toán tương ứng. Trên màn hình phía trái sẽ là đề bài bằng lời văn để HS đọc và tìm lời giải. Bên phải là phép tính cần thực hiện. HS thực hiện các phép tính tương ứng tại khung cửa sổ này. Việc tính toán theo hàng dọc và tương tự các dạng phép tính với độ đo thời gian khác. Sau khi tính xong, HS cần chuyển đổi các số đo thời gian để tính ra đuợc đáp số cuối cùng của bài toán và điền đáp số vào vị trí phía dưới màn hình. |