Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89602338 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục Việt Nam nhìn từ ngã tư... Bảy Hiền (kỳ 6)

    Ngày gửi bài: 19/08/2010
    Số lượt đọc: 2031

    Khi kham vào đề tài này, cái khó lớn nhất của tôi là sợ sa đà vào việc đuổi theo các sự kiện tiêu cực, vì tảng “tiêu cực” trong giáo dục lớn lắm nên chỗ nào cũng có vấn đề trọng điểm. Phải hết sức bình tĩnh mới tìm ra được những “mạch sống” chính những ức ách bấy lâu nay của ngành này.

    Trong những nguồn mạch ấy, chủ trương “đại học hóa” phổ thông hiển hiện rõ nhất vai trò “lãnh đạo” các tiêu cực bên dưới.


    Bệnh học thêm học nếm cũng từ đây mà ra.

    Bệnh nhồi nhét, chạy nước rút cũng từ đây mà ra.

    Bệnh thành tích cũng từ đây mà ra.

    Trò ôn luyện thi cử cũng từ đây mà ra.

    Sự hụt hơi, học trước quên sau cũng từ đây mà ra...


    Bởi đâu có chủ trương này?


    Có hai điều có thể đưa lên bàn giải phẫu.


    Điều thứ nhất tôi sẽ bàn sau.


    Bây giờ tôi ngả sang một giả định “hòa bình” hơn, hy vọng “nó” đúng như vậy và nếu đúng như vậy, lạy trời, dễ sửa trị hơn.


    Đó là: Chắc chắn đủ trăm phần trăm ngành giao dục không làm, chưa làm hoặc không thể làm được vai trò giống như “tổng đạo diễn” trong một đại lễ hội.


    Cho nên, không có một chương trình phổ quát nhằm quán xuyến những phân khúc bên dưới để tìm sự thăng bằng trong giáo dục, phù hợp với quỹ thời gian, với sức khỏe các em rồi ban xuống, ở dưới cứ thế làm theo.


    Quy trình lên chương trình, lập nội dung sách giáo khoa đã thực hiện theo một quy trình ngược, nghĩa là giao cho các nhóm thực hiện làm từ dưới lên.


    Anh văn cứ soạn các sách dạy văn, sách phụ họa, sách đọc thêm, càng nhiều càng tốt.


    Anh khoa học có cái lý là con người ai cũng cần hiểu về khoa học nên diệt ngay môn “khoa học” cho cả lứa tuổi chưa biết mặc quần.

    Anh Toán thì thả sức đưa toàn bộ thành quả toán học của nhân loại vào sách, miễn sao cả nước kiếm được dăm phần triệu em xuất sắc để đăng báo, còn càng nhiều em mụ mị đi, càng tốt. Có mụ mị, có quên lãng thì mới có người học thêm, ôn luyện thêm. Đến nỗi một đợt thi đại học vừa qua, nếu lấy điểm 3/10 Toán trở xuống, toàn quốc không ít hơn dân số nước Brunei nằm trong diện này.


    Anh Tự nhiên xã hội, anh Lịch sử, anh Giáo dục công dân cứ chen vai thích cánh “thể hiện” tài năng nhồi của mình.


    Trong suốt 25 năm “liên tục phát triển” ấy, không một lần được quan tâm theo hướng nhìn khoa học để phăng ra những vấn đề cốt lõi: Ở một môn thì chỉ dư thừa chút ít, nhưng ở cả 7 môn học như vậy sẽ là cái gì đối với một em bé 7-8-9 tuổi. Không, không bao giờ!


    Ngay cái “chút ít” ấy cũng không phải đùa, một em nhỏ 10-14 tuổi hiện nay, ngồi nghe nhồi suốt từ bảy giờ hơn đến 11 giờ, chiều “nghe“ tiếp từ một rưỡi đến 5 giờ là chuyện thường mà vẫn chưa hết. Nếu bớt được cái “chút ít” ấy, bớt đi nửa tiếng để học cái kiến thức mà chủ tịch huyện chưa chắc đã nhớ kia, để dành ra cho các em một tiết vui chơi giữa giờ thì hiệu quả các môn khác sẽ khả quan hơn (theo quan sát của tôi và các trao đổi với những nhà chuyên môn, ở cấp một, có thể cắt bỏ hẳn một hai môn học như “Khoa học”, “Tự nhiên xã hội” mà chỉ chiết lấy chừng 1/3 nội dung lồng vào môn học văn trong khi “thiến” bớt 30% vô dụng trong môn văn đi là vừa).


    Ở trên nói về cái khốn khổ khi các em phải ngồi “nuốt” suốt 08 tiết học trong hai buổi, nhưng không phải chỉ có vậy, tối về còn bơi với đôi chục câu hỏi học thêm ở nhà cho kịp với vài chục cái “chút ít” ở trên lớp.


    Để hiểu sát hơn vấn đề này mời các bạn hình dung: Ngay chúng ta, lớp người lớn, có chí hướng, có trách nhiệm được mời đi dự một cuộc hội thảo hai ngày thôi. Sau mỗi lần diễn giả ngừng lời, ta còn có một “khu đệm “để vỗ tay, để nêu ý kiến. Sau hai giờ còn được nghỉ giải lao khá lâu, có café, bánh ngọt giải khuây, có bạn bè bắt tay, giao lưu vui vẻ rồi lại vào nghe tiếp.


    Lúc ra về có thể còn có phong bì gọi là “phí hiện diện” nữa cho vui.


    Tối về, trừ cánh báo chí, còn phần lớn không phải làm “bài về nhà” nữa mà được hòa nhập vào đời sống gia đình.


    Ấy vậy mà, có những hội thảo, một là do chất lượng, chủ đề nhạt phèo, hai là do diễn giả “phát” tồi lắm lúc còn muốn tẩy chay ngầm, muốn bỏ ra ngoài giả vờ nghe… điện thoại, hút thuốc.


    Tại Đại hội Hội nhà văn Việt Nam vừa qua, nhiều lần, đại hội phải dùng biện pháp… vỗ tay thật dài, thật ác liệt không phải để hoan nghênh diễn giả mà để… mời vị này xuống cho sớm chợ. Khổ nỗi, các em không có cái quyền ấy, không thể “khóc” để “mẹ” là cô giáo cho thôi bú khi trong bụng, “sữa” đầy ứ lên tận cổ rồi.


    Về phần cô, nếu không dồn hết “bầu sữa” giáo khoa vào bụng trẻ, nếu nay mai “thành tích” này chấp chới, cô cũng khổ.


    Đó, trong công tác, mỗi tháng, mỗi quý ta chỉ có một vài lần đi họp, đi “hội thảo” như nói trên mà còn mệt thì các con em chúng ta, một năm “hội thảo“ liên miên hơn chục tháng trời. Hôm nay, mặc dù mới qua nghỉ hè được hơn tháng, nhiều trường ở Tân Bình, Phú Nhuận tp HCM đã tổ chức cho các em “hội thảo” được vài bữa rồi.


    Để miễn phải tranh luận nhiều với ngành chủ quản tôi chỉ xin trình ra đây một căn cứ: Chương trình các vị soạn ra cho cấp học phổ thông là loại chương trình cho một buổi học, phù hợp với hoàn cảnh học tập của đại đa số học sinh toàn quốc.


    Nhưng, chính chương trình ấy, 80% trường phổ thông ở 50 thị xã, thành phố phải dạy thêm một cơ số thời gian bằng một buổi nữa để dạy vào buổi chiều mà nghe vẫn chưa thông, về nhà các em vẫn phải “tự dạy” thêm hai giờ đồng hồ thì là cái gì? Đến khi sắp thi đại học, vẫn phải “luộc lại” ra trò trong các lò ôn luyện là cái gì? Xin nhấn mạnh: là cái gì?


    Ngay trong vấn đề này, đã bật lên một câu trả lời không thể không sửng sốt:

    Nếu việc dạy thêm 100% giờ mà vẫn “trối” như diện vừa nêu thì còn lại cỡ vài triệu học sinh ở các địa phương khác không có điều kiện học hai buổi sẽ ra sao?


    Các em này, vùng dân trí này, kinh tế này không phải vùng của các thiên tài để “không thèm chấp” với các em ở đô thị thì làm sao để “vẫn chạy tốt” được với núi bài vở kia?

    Cho nên, chúng ta có thể ngạc nhiên về chuyện hàng chục ngàn học sinh lớp hai không viết nổi tên mình, nhưng qua lăng kính này, có thể thấy đó là điều phải xảy ra, sẽ còn xảy ra và là đáp số đúng của một bài toán buồn.


    Để thực hiện bài viết này, ngoài sự ấp ủ ý tưởng từ hơn chục năm nay và đã lên tiếng trên báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam từ 2001, nay tôi mất trần một tuần lễ để đọc, mà chỉ là để đọc lướt qua toàn bộ sách giáo khoa của lớp 10 phổ thông trở xuống.

    Đọc xong, tôi thấy hiện rõ một cung cách của người “làm” sách giáo khoa Việt Nam. Họ tùy tiện đến mức không thể tùy tiện hơn.


    Ví như ở môn “Tự nhiên-Xã hội ” lớp 2 người ta dạy lũ trẻ 7 tuối từ hệ thần kinh, cơ xương, hệ tiêu hóa đến việc nhận biết các con vật xem con nào ở trên cạn, con nào ở dưới nước, những loài cây nào ở trên cạn những loài nào ở dưới nước.

    Gần nhà tôi có một xóm tạm cư của người lao động. Có một số em phải nghỉ học, thậm chí không được học. Tôi âm thầm làm một trắc nghiệm, mời 4 em “tốt nghiệp lớp 2” ra thi với mấy em không học quanh đề tài “tự nhiên & xã hội” kia thì, các em không học biết nhiều hơn số con vật ở trên cạn, ở dưới nước, các em này kể tên được nhiều hơn các loài cây ở dưới nước, ở trên cạn.


    Ví dụ nhỏ này cho thấy rõ luận điểm nêu trong bài trước: không nên dạy hoặc giảm tối đa việc nhồi cho các em “học” những điều không cần học cũng biết, hôm nay (7 tuổi) chưa biết, 12 tuổi biết cũng không sao. Nhà trường không dạy thì cuộc sống, thì ti vi, sách báo sẽ dạy cho các em biết, và biết nhiều hơn những điều cô dạy thì dạy để làm gì?


    Thế nhưng môn học này cũng xơi của các em 40 tiết học mỗi năm, là 40 “cơ hội” ngồi nghe sau khi đã nghe phát chán những môn khác, cũng là 40 đơn vị thời gian, không gian bị chia sẻ của những môn học trọng tâm khác.


    Có thể hình dung rằng: Nếu học thật tốt các kiến thức (tôi chỉ gọi là các thông tin) trong gần 200 đầu sách phổ thông các dạng hiện nay từ lớp 1 đến lớp 12, các em có thể biết nhiều hơn một cử nhân (cũng là mẫu cử nhân hiện nay, nhất là cử nhân…chuyên tu, tại chức nhiều).

    Nhưng, chớ ai vội mừng vì đánh giá này. Để “học” thật thuần thục, nhuần nhuyễn, học để nhớ, để thành kiến thức đàng hoàng, để “tiêu hóa” thật tốt 200 đầu sách này thì khung thời gian cho mỗi lớp sẽ phải nâng lên hai năm, để “tốt nghiệp” phổ thông - đại học loại này, tạm lấy một tiêu chí là khi thi đại học (cũng kiểu hiện nay) 90% các em đạt điểm 5 trở lên, nghĩa là mức trung bình thì các em sẽ học xong loại đại - học - phổ - thông năm 28 tuổi .

    andtn (Theo http://tamnhin.net/gocchuyengia/3263/Giao-duc-Viet-Nam-nhin-tu-nga-tu-Bay-Hien-ky-7.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.