Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89482744 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Để con tả văn thực hay rập khuôn giả dối?

    Ngày gửi bài: 16/02/2013
    Số lượt đọc: 3853

    Nhiều phụ huynh bức xúc khi những bài văn của con trẻ đang bị đi theo sự rập khuôn, máy móc không đúng sự thật. Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) kể, có lần ông dự chuyên đề về Tập làm văn ở một trường tiểu học. Đề bài tả con đường đến trường. Có học sinh tả: “Nhà em ở ngay sau trường, sáng nào em cũng trèo tường đến trường cho nhanh”.

    Cô giáo cho rằng tả như thế là không được. Tuy nhiên, theo ông Tiến, trước hết phải tôn trọng sự thật và tôn trọng sự trong sáng của học trò.


    Rập khuôn… giả dối

    Một phụ huynh kể, cô giáo ra đề văn tả về dòng sông quê hương. Con trai anh đã tả con sông Kim Ngưu, ngay gần nhà với những câu từ kiểu như "Dòng sông trong xanh, nước chảy lững lờ, rồi vắt ngang như một dải lụa,… Trong khi, con sông này luôn “đứng đầu” trong những dòng sông bị ô nhiễm của Hà Nội, nước đen ngòm, luôn bốc mùi khó chịu.

    Anh có góp ý thì cậu con trai bảo rằng: cô nói tả dòng sông thì phải như vậy!.

    Một phụ huynh có con học lớp 2 thì bức xúc kể rằng, đề bài cô đưa ra là tả ông hoặc bà em. Con trai chị đã tả bà ngoại với những câu từ: tóc bà bạc phơ, dáng đi chậm chạp, ánh mắt hiền từ. Trong khi bà ngoại mới ngoài 50 tuổi, tóc còn đen, đi lại thoăn thoắt. Chị thắc mắc “tả bà ngoại mà tả ai vậy con?”, thì con đáp"cô giáo nói người già phải tả như vậy mới hay."

    Một học sinh khác tả về ông nội rất thật như người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều. Và thật bất ngờ, cháu được 5 điểm với lời phê lạnh lùng của cô rằng "tả về ông ngây ngô quá".

    Mẹ của cháu ngậm ngùi chia sẻ rằng, không biết phải nói với cô thế nào khi bài văn ngây ngô này mới là thực chất, là người ông cháu yêu quý, nhưng lại phải chịu điểm kém. “Không lẽ, cả lớp đều có chung một người ông như vậy?” – một phụ huynh ở Hà Nội băn khoăn.

    Nhiều phụ huynh đã rất bức xúc trước thực tế, học sinh giờ đây tả văn rập theo khuôn mẫu, như kiểu tả dòng sông thì phải trong mát, cánh đồng thì bát ngát, lúa trổ đòng đòng; ông bà thì tóc phải bạc phơ, dáng đi chậm chạp.

    Còn khuôn mẫu để tả con vật là phải so sánh đầu, tai, mũi, đuôi giống cái gì, to bằng gì. Chính vì thế nên có chuyện, một học sinh lớp 3 khi tả con lợn đã dũng cảm ví von: “đầu con lợn to bằng đầu bố em, tai con lợn to bằng tai bố em,…”.

    Mới đây, một phụ huynh than thở. Cô giáo ra đề văn yêu cầu tả về cảnh đẹp đất nước. Hè vừa rồi chị đã cho cả gia đình lên Sapa chơi. Trong khi con rất hào hứng với đề văn này thì cô giáo “chặt đẹp” với yêu cầu, tả bãi biển Phan Thiết, mà con nhà chị chưa từng đến đó bao giờ.

    Ngô nghê nhưng thực chất

    Bạn Bo học lớp 3 được cô giáo ra đề bài tả con gà trống. Sau khi say mê diễn tả, con gà có cái mào màu đỏ rực, gáy ò ó o mỗi sáng,… thì cu cậu đúc kết một câu:"Em rất yêu con gà vì nó đã đẻ ra một đàn gà con lông vàng óng mượt."

    Đọc bài văn cho cả nhà nghe, Bo bẽn lẽn cười. Cả nhà Bo cười trong niềm vui vì ngay sau đó Bo nhận ra được là mình đã nhầm. Mẹ thì rất phấn khởi, dù ngây ngô nhưng vì nhầm mà... sự hiểu biết của Bo đang ngày được mở rộng.

    Một phụ huynh có con học ở một trường tiểu học ở Hà Nội vừa đi họp phụ huynh về cũng hồ hởi khoe: "Con chị được vào top 10 thi học sinh giỏi văn của trường, dù không học thêm ngày nào." Chị nói: “Cô giáo của con còn dặn các bố mẹ không được sửa văn của con. Cứ để con tự viết, tự cảm nhận theo đúng khả năng và sự nhận biết”.

    Theo một giáo viên tiểu học, trước khi dạy học sinh viết được thành một bài văn hoàn chỉnh, cô sẽ dạy các con từng bước như viết mở bài, kết luận, rồi thân bài. Nếu cô giáo chỉ dừng lại ở dàn bài gợi ý, các em sẽ có những câu diễn đạt ngô nghê. Dàn bài càng đi vào chi tiết bao nhiêu thì bài văn sẽ dễ đi vào khuôn mẫu. Do đó, cách hướng dẫn này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chuyên môn của giáo viên.

    Một vị quản lý giáo dục thẳng thắn, cô giáo dạy học sinh làm bài rập khuôn theo văn mẫu là những giáo viên đi lệch chuẩn chương trình.

    Ông Phạm Xuân Tiến cho rằng, nhiệm vụ của giáo viên là phải hướng dẫn sao cho các em biết đưa nhiều chi tiết để bài làm chân thực, sinh động hơn như kiểu sáng dậy đi học thế nào, ăn sáng ra sao, rồi lúc trèo tường vào có phải cảnh giác ông bảo vệ không,….

    Còn việc có nên trèo tường để vào trường hay không thì giáo viên nên nói chuyện với em đó ở một khía cạnh khác.

    “Ở bậc tiểu học, trẻ có những suy nghĩ rất trong sáng, mỗi bài văn là một cơ hội để trẻ bày tỏ tình cảm, nhận thức, lòng yêu thương. Vậy thì thay vì áp đặt bằng cảm quan và văn phong của người lớn, hãy tôn trọng và hòa mình vào thế giới của các em” - lời ông Tiến.

    Bảo Anh

    School@net (Theo http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/106167/de-con-ta-van-thuc-hay-rap-khuon-gia-doi-.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.