Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89596284 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Mô hình tự chủ trong các trường đại học: Mềm hóa “đầu vào”

    Ngày gửi bài: 21/11/2007
    Số lượt đọc: 2405

    Sau mùa tuyển sinh năm 2007, vai trò “giải pháp kỹ thuật mang tính quá độ” của phương án “ba chung” được dự báo sẽ kết thúc để “nhường sân” cho giải pháp tuyển sinh khác: thi tú tài quốc gia đạt chuẩn và dùng kết quả xét tuyển ĐH. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều trường ĐH, với cách Bộ GD-ĐT ôm đồm quá nhiều công việc sự vụ, công tác tuyển sinh ĐH vẫn phát sinh nhiều vấn đề, khó giải quyết triệt để.

    “Ba chung”: phương án cào bằng Nhắc về thời kỳ trước “ba chung”, khi các trường tự ra đề, nhiều người vẫn chưa quên những báo động lộ đề, sai đề ở một số trường ĐH, và càng chưa thể quên “sự kiện Đông Đô” gây rúng động xã hội lúc bấy giờ.

    Còn nhớ, ngay khi Trường ĐH dân lập Đông Đô bị thanh tra phát hiện một số vấn đề sai phạm trong tuyển sinh, Bộ GD-ĐT yêu cầu giảng viên các trường ĐH Sư phạm, ĐH Bách khoa Hà Nội tập trung về chấm thẩm tra ĐH Đông Đô.

    Sau khi chấm xong, nhiều bài thi được chấm lại từ 7 xuống còn 2 điểm. Có một khối lượng lớn bài chấm lệch điểm từ 1 - 5 điểm ở khối A, từ 2-6 điểm ở khối C... Điều xảy ra khiến Bộ GD-ĐT… sợ hãi, cấp tốc “đẻ” ra “tấm chăn chung” cho tất cả các trường.

    Mang sứ mạng “chống tiêu cực” trong tuyển sinh ĐH, nhưng 7 năm qua, phương án “ba chung” (chung ngày thi, chung đề và sử dụng chung kết quả), dù đã tạm dẹp được nạn ôn lò luyện tủ nhưng vẫn còn nhiều chuyện phải bàn. Vì liên tiếp qua nhiều mùa tuyển sinh, “ba chung” đã khiến không chỉ thí sinh bị “hành”, các trường “rối loạn” mà bộ cũng… đau đầu vì phải “vá” những lỗ hổng trong tấm chăn nhỏ bé này. Tuy nhiên, đó chỉ là những rắc rối về mặt kỹ thuật.

    Nhớ lại mùa tuyển sinh năm 2005, đứng trước “cơn mưa” điểm 9 điểm 10 từ kết quả thi ĐH, các nhà đào tạo thay vì vui trước sự bội thu “đầu vào” chất lượng cao thì lại buồn bã, vì… khó tuyển sinh. Theo một cán bộ Học viện Quan hệ quốc tế, để học trường này, ngoài trí tuệ, khả năng sáng tạo..., thí sinh cần có năng khiếu đặc biệt về ngoại ngữ.

    Vậy mà lại phải chịu chung một cuộc sát hạch mà đề thi dành cho mọi đối tượng và chỉ thỏa mãn một số kỹ năng nhất định (chủ yếu là ngữ pháp). Ông kể, trước đây, khi học viện tự ra đề, đề khó và tuyển được học sinh giỏi thực sự nên chỉ tốn 1 năm để đào tạo cơ bản trước khi đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành.

    Nay vì “ba chung”, học viện phải mất thêm 1 năm dạy ngoại ngữ cơ bản (trong khi chương trình học chỉ còn 4 năm) vì TS đầu vào chủ yếu “ăn” điểm ở môn toán, văn. Nếu cứ tiếp tục cuộc “ba chung” thế này thì học viện cần được xếp vào trường năng khiếu mới có thể tuyển được theo yêu cầu đào tạo.

    Có thể thấy, “ba chung” đã khiến các trường, bất kể lĩnh vực, mục đích đào tạo với các yêu cầu chuyên môn khác nhau đều chung cái “ba-rem” tuyển sinh đầu vào giống nhau. Không nói ra nhưng ai cũng biết thực tế của 7 năm qua, với “ba chung” các trường đã không thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm, được tự xét tuyển SV phù hợp với nhu cầu và điều kiện đào tạo cụ thể.

    Tuyển sinh khoa học: phải dựa vào loại hình đào tạo

    Để giải quyết tình trạng này, TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng: tuyển sinh có nhiều môn không cần thiết phải thi. Muốn vào trường ĐH Công nghệ thông tin thì đâu nhất thiết thi môn lý, hóa.

    Theo cách tuyển sinh như hiện nay, học sinh trúng tuyển đầu vào có thể có số điểm rất cao nhưng lại thiếu những phẩm chất làm nghề (như ngành y cần thêm sự nhạy bén và lương y).

    Theo TS Nghĩa, bên cạnh việc dùng kết quả thi tốt nghiệp trung học để xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ, trong tiến trình cải cách thi cử, Bộ GD-ĐT giao cho các trường quyền xem xét thêm khả năng nghề nghiệp trong tương lai thông qua một số môn thi cần thiết do trường quy định, tất nhiên việc thi thêm những môn năng khiếu này không được quá nặng nề, phức tạp.

    Trước đây, khi đề cập đến vấn đề này, GS-TS Ngô Văn Lệ, nguyên Hiệu trưởng ĐH KHXH-NV cũng cho rằng, mỗi loại hình đào tạo ĐH có những chuẩn riêng, do đó đầu vào không thể đòi hỏi như nhau được. Tuy cùng ý kiến, song nhiều nhà giáo dục lại nhìn vấn đề ở góc cạnh: Nếu cứ tuyển sinh theo kiểu “tinh hoa”, loay hoay với điểm sàn như hiện nay, thì ĐH đào tạo ra toàn bác học, lấy ai làm việc cụ thể? Vấn đề cốt lõi là làm sao tuyển được người phù hợp với ngành nghề.

    Trước suy nghĩ của số đông các nhà giáo, GS-TSKH Bành Tiến Long, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí cũng thừa nhận: Nền GDĐH Việt Nam đang phải phân tầng, thích ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam. Trong xu thế hội nhập, ĐH Việt Nam phải thống nhất với cấu trúc nền GDĐH các nước phát triển.

    Qua tuyển sinh, có thể thấy ĐH Việt Nam chia làm 3 loại hình: Loại thứ nhất, đào tạo 5%-10% nguồn nhân lực tinh hoa; loại thứ hai, đào tạo 50%-60% nguồn nhân lực để làm việc và góp phần sáng tạo ra việc làm; loại thứ ba, chiếm 25%-30%, chủ yếu để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nguồn nhân lực theo đặc điểm ngành nghề, vùng miền, địa phương.

    Vấn đề đã khá rõ ràng, ai cũng thấy hệ thống ĐH Việt Nam đang trên đường chuyển động theo xu thế mới. Song, với cơ chế tuyển sinh cũ và những việc làm mâu thuẫn, phản khoa học thì biết bao giờ ĐH VN mới theo kịp thời đại?

    Muốn đạt tiêu chuẩn quốc tế phải có chi phí quốc tế

    Trước hội nghị tuyển sinh ĐH năm 2007, dư luận bỗng xôn xao về sự kiện ĐH FPT được áp dụng một phương thức tuyển sinh khác so với tất cả các trường ĐH. Được sinh ra với những nét đặc thù riêng nên trường này mong muốn được thử nghiệm theo phương thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội, bằng quyết tâm sắt đá: sẵn sàng mạo hiểm vì tương lai của ĐH FPT.

    Theo ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, phương thức tuyển sinh của trường sẽ được thực hiện bằng hai hình thức: vừa thi tuyển, vừa xét tuyển. Trường sẽ tổ chức thi tuyển 2 môn là trắc nghiệm toán (GMAT) và tư duy logic (IQ), có kết hợp viết thêm luận và phỏng vấn cho những thí sinh được nhận học bổng hoặc được hỗ trợ tín dụng. Đây là phương thức thi tuyển được áp dụng ở một số quốc gia tiên tiến. Dĩ nhiên, trường vẫn tuân thủ quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Việt Nam hiện hành là chỉ tuyển những thí sinh có điểm đạt trên điểm sàn kỳ thi ĐH hoặc thuộc đối tượng được tuyển thẳng.

    Tuy nhiên, để làm được điều này, ĐH FPT không theo một khung học phí nào được áp dụng tại Việt Nam: 11.200 USD cho một khóa học, và vẫn được chấp nhận. Theo lãnh đạo nhà trường, để đưa ra mức học phí trên, trường dựa trên chi phí đào tạo thực tế, đồng thời tham khảo học phí của một số chương trình đào tạo trong nước và quốc tế đang được triển khai tại Việt Nam. Tuy nhấn mạnh mục tiêu của trường là đào tạo nguồn nhân lực chứ không phải kinh doanh, nhưng trường này khẳng định, không thể đảm bảo chất lượng nếu chi phí đào tạo ấn định ở mức thấp, muốn đạt tiêu chuẩn quốc tế phải có chi phí quốc tế.

    TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng những nước có nền ĐH phát triển, tự chủ là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, trong điều kiện ở ta, việc trao quyền tự chủ cho trường ĐH cũng cần cân nhắc. “Theo tôi, những trường nào có khả năng tự chủ mới trao quyền, như những trường ĐH công lập lớn. Họ có quyền tự chủ trong đề xuất chương trình đào tạo, tự tuyển chọn giáo viên, tự ấn định mức lương, mức học phí, tự quyết định nguồn tài chính...”, ông Nghĩa nói.

    school@net (Theo http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2007/11/130900/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.