Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 16
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 16
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89876652 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chuyên mục "Các vấn đề giáo dục"

    Đạo đức trong nghiên cứu và đào tạo

    Pierre Darriulat

    Khoa học đòi hỏi đạo đức và sự liêm chính. Nghiêm ngặt tri thức và đạo đức luôn đi cùng nhau. Cách duy nhất để ngăn chặn sự lừa đảo, dối trá và tham nhũng xen lẫn vào các trường học, phòng thí nghiệm và đại học, là làm gương cho sinh viên. Không làm được điều đó, chúng ta sẽ không bao giờ xây dựng được đội ngũ trí thức tinh túy mà Việt Nam trong tương lai xứng đáng có được.

    Trong bài phát biểu trước sinh viên trường Caltech nhân dịp khai giảng năm học 1974-1975, Feynman đã nói với họ2, “điều mà tất cả chúng tôi hy vọng các bạn đã học được qua nghiên cứu khoa học ở trường - dù chúng tôi chưa bao giờ nói ra một cách rõ ràng nó là gì, nhưng hy vọng các bạn hiểu được điều đó qua tất cả các ví dụ về thực hành nghiên cứu khoa học. Đó là liêm chính khoa học, một nguyên tắc của tư duy khoa học gắn với sự trung thực tuyệt đối.” Sau khi minh họa điều mình nói về liêm chính, ông đã kết thúc bài nói của mình với những lời lẽ sau: “Cuối cùng tôi chỉ ước cho các bạn một điều - chúc các bạn may mắn được làm việc ở một nơi nào đó, nơi mà các bạn có thể tự do gìn giữ sự liêm chính như tôi đã nói, và không bị áp lực bởi nhu cầu giữ địa vị trong tổ chức đó hoặc bị áp lực bởi các nguồn tài trợ,… mà mất đi sự liêm chính. Tôi ước các bạn có được sự tự do đó.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Thực lực khoa học Việt Nam qua báo cáo UNESCO: Yếu thấy sợ!

    Đã có nhiều người viết về hiện trạng khoa học Việt Nam so với thế giới. Tuy nhiên bản Báo cáo khoa học thế giới 2010 của UNESCO (Cuộc rượt đuổi của châu Á) cho một cái nhìn tổng quan và có lẽ khách quan hơn. Dưới đây là một vài điểm liên quan tới khoa học Việt Nam, rút ra từ báo cáo.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    Hai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.

    Nhà văn Nguyên Ngọc: Những ngày gần đây, tôi suy nghĩ nhiều về lớp trẻ hiện nay. Nói cho cùng, vận mệnh đất nước ở trong tay họ. Nếu suy nghĩ về tương lai đất nước, nói cách nào đó là suy nghĩ về lớp trẻ.

    Nói thật, những năm trước đây tôi bi quan cho rằng lớp trẻ thụ động, ý thức xã hội ít, nhạt nhẽo, thậm chí một bộ phận nào đó có những biểu hiện không tốt. Nhưng, vài năm gần đây, tôi suy nghĩ lại, họ có ý thức xã hội đấy. Những biểu hiện của họ đi vào chiều sâu tư duy hơn.

    Và, khi chúng ta thấy sự im lặng của họ trước mọi vấn đề xã hội, đó là điều chúng ta phải suy nghĩ! Thực sự họ đang nghĩ gì? Biểu hiện bên ngoài có song hành với suy nghĩ bên trong tâm hồn thực?

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Phát hiện bài thơ tiền thân của Nam quốc sơn hà?

    (TT&VH) - LTS: Căn cứ vào bài thơ “Nam Thiên dĩ định” trong bản thần tích đền Đào Xá (xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ), nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên (Phú Thọ) đặt giả thiết rằng đây chính là “tiền thân” của bài thơ thần Nam quốc sơn hà – được coi là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nước ta. Đây là một giả thiết lịch sử thú vị, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Cố GS Nguyễn Tài Cẩn 19 năm sửa bài Nam quốc sơn hà!

    Nhìn ra sai sót của mình và cho tới khi nhắm mắt vẫn băn khoăn tìm cách dịch nghĩa câu cuối trong bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà - câu chuyện về cố GS Nguyễn Tài Cẩn đã thật sự làm nhiều người xúc động trong cuộc hội thảo về ông mang tên Tưởng nhớ GS Nguyễn Tài Cẩn (diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/3/2011).

    1. Câu chuyện về thầy mình và cơ duyên với bài thơ Nam quốc sơn hà (vẫn được coi là của Lý Thường Kiệt) do ông Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Trường ĐH Quốc gia Hà Nội) kể lại. Theo đó, GS Nguyễn Tài Cẩn chính là người đầu tiên đưa ra những kiến giải mới về nội dung câu thơ cuối trong bài thơ lịch sử này. Bởi bài thơ thất ngôn này có cách ngắt nhịp 4-3 trong 3 câu đầu, trong khi câu thơ cuối chỉ đọc theo kiểu “phá cách” bằng nhịp 3-4 thì mới có nghĩa như chúng ta vẫn hiểu. (Nhữ đẳng hành/khan thủ bại hư - tạm dịch Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Chiếc búa lớn hơn

    Pierre Darriulat

    Cách đây mười một năm, trước khi đến Việt Nam, tôi không biết về gỗ lim. Tôi chỉ biết về bạch dương và vân sam. Để đóng một cái đinh vào thân gỗ chắc như hai loại gỗ này, bạn chỉ cần đặt đinh đúng vị trí, với một góc thích hợp, giữ chặt nó giữa ngón cái và ngón trỏ và đóng bằng một nhát búa duy nhất. Thật thú vị khi cảm nhận chiếc đinh đâm thẳng vào thớ gỗ. Vô tình thay, nhát búa thứ hai sẽ gắn chiếc đinh vào thớ gỗ mãi mãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tôi lại được biết về các loại gỗ mới, cứng như thép. Để đóng một cái đinh lên chúng, bạn cần phải đập hết lần này đến lần khác mà vẫn khó nhận thấy sự dịch chuyển. Mỗi nhát búa chỉ làm nó nhích vào thớ gỗ ít hơn một milimet, và mỗi lần đập lại là một lần chiếc đinh có nguy cơ bị quằn đi. Ở Việt Nam, tôi đã học được ý nghĩa của cụm từ "dần dần từng bước một".

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh

    Đầu thế kỷ XX, sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa Cần vương, đã xuất hiện Phong trào Duy Tân, thoạt tiên được khởi xướng bởi một nhóm trí thức ưu tú, thường được gọi là “bộ ba Quảng Nam” gồm Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Phong trào nhóm lên ở Quảng Nam, nhanh chóng loan ra khắp Trung Kỳ, ảnh hưởng sâu rộng đến cả nước, đưa tới cuộc Trung Kỳ dân biến năm 1908, cuộc bạo loạn chống Pháp lớn nhất trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc nổi dậy bị đàn áp nặng nề, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hòa, Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo, về sau thoát tù đã sang Pháp để tiếp tục hoạt động, đến năm 1925 trở về nước, và mất ngày 24/3/1926, đến nay vừa đúng 85 năm. Huỳnh Thúc Kháng cũng bị đày Côn Đảo, sau khi ra tù đã chuyển sang hoạt động hợp pháp, chủ trương báo Tiếng Dân, tờ báo đậm khuynh hướng yêu nước chống Pháp sống được lâu nhất dưới thời Pháp thuộc; và trong số ba người, ông cũng là người còn sống được lâu nhất, để trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    GS.Hoàng Tụy: Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển là Giáo dục

    Giáo dục là 1 hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này. Lãnh đạo, quản lý giáo dục mà thiếu tư duy hệ thống, thiếu một tầm nhìn chiến lược bao quát thì chỉ có sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!

    Ngay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang.

    Nhiều học sinh, trí thức bị bắt bớ, giam cầm đã trở thành lãnh tụ cách mạng sau này.

    . Thưa ông, năm 1926, cả nước chưa có một chính đảng nào lãnh đạo nhưng vì sao lễ tang cụ Phan Châu Trinh lại được tổ chức đồng loạt trên cả nước, giới học sinh đồng loạt bãi khóa?

    + Nhà văn Nguyên Ngọc: Đám tang Phan Châu Trinh năm 1926 quả là một sự kiện vĩ đại. Tại Sài Gòn, 100.000 người đã xuống đường đi đưa tang nhà chí sĩ, trong khi dân số ba TP Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn lúc bấy giờ cộng lại chỉ xấp xỉ 300.000 người. Ngoài nhân dân tại chỗ, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều cử đại biểu về dự đám tang, sau đó trở về báo cáo lại với đồng bào và tổ chức lễ truy điệu tại địa phương. Thật sự đã có một quốc tang lớn, càng lớn và sâu sắc là gần như hoàn toàn do nhân dân tự đứng lên tổ chức, lại dưới ách kìm kẹp ráo riết của kẻ thù. Hẳn hầu như là độc nhất trong lịch sử nước ta. Đương nhiên cả cuộc đời hy sinh chiến đấu vì dân tộc, ý chí kiên cường, bất khuất của ông đã khiến ông chinh phục được lòng ái mộ của toàn dân. Nhưng không chỉ có thế, sự vĩ đại của Phan Châu Trinh còn chủ yếu nằm ở một phương diện khác có thể còn quan trọng hơn: trong tất cả nhân vật cùng thời, ông là người đã có tầm nhìn sớm, sâu và xa hơn cả, để có thể đặt vấn đề cứu nước trên một bình diện hoàn toàn mới, bình diện phát triển dân tộc trong điều kiện thế giới đã khác với quá khứ một cách cơ bản.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Trung thực, sáng tạo và tự do

    SGTT.VN - Bởi những “đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà”, giải thưởng Phan Chu Trinh năm nay tôn vinh một tên tuổi đã đi vào lịch sử toán học thế giới với biệt danh “cha đẻ của lý thuyết tối ưu toàn cục”… Ông cũng là người đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này ngay từ cuộc cải cách giáo dục đầu tiên của nền giáo dục cách mạng. Đó là GS Hoàng Tuỵ – người tự thấy mình “nhiều duyên nợ với giáo dục”.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Mạn đàm về Đại học Việt Nam

    Bài này viết ra như một tiếp nối nhỏ so với những gì mà GS Hoàng Tụy đã từ lâu phát biểu, đặc biệt câu sau đây [1] trích trong Kỷ Yếu Sĩ phu Thời nay: Thật ra, giáo dục và khoa học của ta không chỉ tụt hậu mà đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới, hết sức 'không giống ai' và đó là nguồn gốc của mọi vấp váp, khó khăn khi hội nhập nếu không kịp chấn chỉnh."

    1- Triết học không phải là một giáo điều

    Đại cương, sinh viên ngành triết học được hướng dẫn về phương pháp suy luận và cách thức đặt vấn đề nhằm tìm hiểu sự thật trong cuộc sống nội tâm, cũng như khám phá ra những quy luật vận hành của xã hội, của vũ trụ nhân sinh. Triết học cũng trình bày cho sinh viên hiểu biết được lịch sử phát triển về tư tưởng và nhận thức của con người, nhờ vào những tìm kiếm nhẫn nại không ngừng của các triết gia tại Đông cũng như Tây phương, liên tục từ biết bao năm trường. Nói chung, môn triết học cung cấp cho chúng ta một chân trời luôn mãi mở rộng, một viễn tượng toàn cầu, một tầm nhìn thật là bao quát và thông thoáng. Đó là kim chỉ nam, tấm bản đồ giúp cho con người hướng thượng để đi tới mãi trong cuộc hành trình lâu dài của mỗi cá nhân, cũng như của toàn thể cộng đồng nhân lọai, mà không sợ bị lạc lối trong cái mê hồn trận của cuộc sống mỗi ngày một thêm phức tạp xáo động trong xã hội ngày nay.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Không thay đổi cách làm giáo dục, trường học sẽ thành chợ

    Cách chia thành trường “điểm”, trường “chất lượng cao”, trường “chuyên” sẽ làm đảo lộn những giá trị giáo dục truyền thống. Trường học sẽ trở thành “chợ” mà ở đó ai có nhiều tiền thì có nhiều quyền lợi.

    Với tựa đề “Nghịch lý trường mầm non”, báo Tuổi Trẻ ngày 18-3 nhận định có một nghịch lý đang diễn ra tại các trường mầm non trên địa bàn TP.HCM từ nhiều năm nay: học sinh con nhà khá giả vẫn nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, còn học sinh con nhà nghèo phải tự lực cánh sinh.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.

    Niên học 2007-2008 kết thúc với khá nhiều ấn tượng đáng ghi nhận. Ngành giáo dục, sau nhiều năm bê trễ và luẩn quẩn có vẻ như đã tìm được hơi thở mới. Hàng loạt các phong trào “Hai không”, “Bốn không” đã thu được những thành quả nhất định. Các kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc hơn, đặc biệt là kỳ thi đại học. Gần đây nhất, việc Bộ GD-ĐT cho in 3 cuốn đính chính sai sót trong SGK đã thể hiện tinh thần cầu thị, nhìn thẳng vào sự thật.

    Tuy nhiên, trên tinh thần khoa học, thẳng thắn và xây dựng, không ít nhà chuyên môn cho rằng cách làm giáo dục theo kiểu phong trào nối tiếp phong trào như hiện nay sẽ khó đem lại hiệu quả lâu dài như mong muốn bởi phong trào chỉ mang lại hiệu quả trong những thời điểm nhất định. Hình như giáo dục của ta vẫn đang loay hoay với một tư duy giáo dục quen cam chịu, không dám “nổi loạn”.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Nhà giáo nhân dân, GS Dương Trọng Bái: Dạy chữ là dạy người

    Ở Việt Nam các nhà khoa học đã đánh giá, sau GS Ngụy Như Kon Tum (1913 - 1991) hẳn phải kể đến thầy giáo Dương Trọng Bái là một trong những người đầu tiên dạy môn vật lý ở bậc đại học.

    Hầu hết các nhà vật lý học nổi tiếng nhất của đất nước trong nửa cuối thế kỷ 20 đều là học trò của thầy Dương Trọng Bái.

    Hơn nửa thế kỷ trước, năm 1957, Viện Nguyên tử Đupna (Liên Xô) chào đón ba người Việt Nam sang thực tập khoa học. Đó là Dương Trọng Bái, Nguyễn Hoàng Phương và Nguyễn Đính Tứ.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại

    (Diễn từ tại buổi lễ trao giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh, 2011)

    GS Hoàng Tụy

    Thật là vinh dự lớn cho một người làm khoa học bình thường như tôi được nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh cao quý. Vinh dự lớn trước hết vì giải thưởng gắn liền với tên tuổi một nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc, một sĩ phu thuộc lớp cựu học nhưng đã thoát ra khỏi những quan niệm giáo dục phong kiến cổ hủ đương thời, khởi xướng đường lối canh tân văn hoá, giáo dục để cứu nước: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Vinh dự lớn còn là không phải giải thưởng hay huân chương trong hệ thống hành chính Nhà Nước mà là giải thưởng được trao cho bởi một tổ chức xã hội dân sự, với ý nghĩa cao quý thúc đẩy sự nghiệp văn hoá giáo dục của nước nhà theo tinh thần khai sáng của nhà ái quốc vĩ đại.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Xây dựng hệ giá trị cho nền đại học

    Bước vào thời đại mà một dân tộc không có khả năng kiến thiết nền giáo dục chất lượng cao cho riêng mình thì coi như số phận dân tộc đó đã bị định đoạt, nền đại học của Việt Nam lại đang đối diện nguy cơ khủng hoảng mà cốt lõi chính là khủng hoảng hệ giá trị.

    Hệ giá trị là hệ thống tiêu chí giúp con người phán đoán các giá trị, nhìn bản thân mình và người khác rồi từ đó thực hiện sự lựa chọn. Bất kỳ tổ chức nào, dù là doanh nghiệp, đảng phái chính trị, bộ máy công quyền hay trường đại học, cũng cần phải được vận hành dựa trên những hệ giá trị mà mỗi thành viên lĩnh hội và chia sẻ. Xây dựng hệ giá trị cho một tổ chức vì thế trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học về quản trị.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Tiến sĩ không còn đắt giá?

    Mặc dù một chương trình tiến sĩ được thiết kế ra để đào tạo những người sẽ làm việc trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu nhưng số lượng người có học vị tiến sĩ không cân xứng với số lượng vị trí công việc dành cho họ.

    Ở hầu hết các quốc gia, một tấm bằng tiến sĩ là yêu cầu cơ bản để có một công việc trong giới học thuật. Đó là bước đầu tiên để con người ta tiến vào thế giới nghiên cứu độc lập, khởi đầu sự sáng tạo. Yêu cầu tốt nghiệp 1 chương trình tiến sĩ khác nhau rất nhiều giữa các nước, các trường đại học, và thậm chí là các chuyên ngành. Một luận văn tiến sĩ có thể dài hàng chục trang đối với ngành toán, nhưng cũng có khi dài đến cả trăm trang đối với ngành lịch sử.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Hai bài học lớn để phát triển đại học

    Quá trình khởi dựng và duy trì nền đại học Việt Nam từ trong những ngày cách mạng sôi sục và điều kiện kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn để lại cho chúng ta nhiều bài học mà ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhắc đến bài học về tính dân chủ để có thể thu hút được ý kiến của đông đảo trí thức trong việc quyết đáp những vấn đề quan trọng của ngành giáo dục và bài học về mối quan tâm thực sự đến điều kiện công tác và cuộc sống của người trí thức.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    GS Nguyễn Tài Cẩn qua lời kể của người học trò xuất sắc

    GS.TS, NGND Nguyễn Tài Cẩn, sinh ngày 22/5/1926, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học, khoa Ngữ Văn, trường Đại học tổng hợp Hà Nội, nguyên giáo sư kiêm nhiệm khoa Ngôn ngữ học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2000, đã từ trần hồi 19h04’, ngày 25/02/2011 tại nhà riêng ở Matxcơva, Cộng hòa liên bang Nga, thọ 85 tuổi.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Nguyễn Tài Cẩn, nhà học giả bất yếm, bất quyện

    Ông là người Việt đầu tiên bảo vệ luận án tiến sĩ ngôn ngữ học tại Nga, và là nhà ngôn ngữ học đầu tiên được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

    Sinh năm Bính Dần - 1926, GS Nguyễn Tài Cẩn hiện đang ở tuổi 84. Quê ở Thanh Chương, Nghệ An, ngay từ thời trẻ, ông đã gắn bó với nghề dạy học.

    Năm 2000, ông được Nhà nước ta tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Vào dịp ấy, Đại học Quốc gia Hà Nội tặng ông một chiếc đĩa sứ lớn phủ men trắng, trên mặt có in bốn chữ Hán viết tay bằng men lam: Bất yếm, bất quyện (rút ngắn lời Khổng Tử trong Luận Ngữ: “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” - học không biết chán, dạy người không biết mỏi). Thật quá đúng tính cách thầy Cẩn!

    Xem tiếp Xem tiếp...
    1 ... 9 10 11 12 13 14 15 16 17 ... 61

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.