Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89895766 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chuyên mục "Cùng đọc và suy ngẫm"

    Đọc và Suy ngẫm: CHIẾC VÉ NHỎ

    Nhà văn Băng Sơn

    Lúc con tàu khởi hành, chiếc bánh xe gầm toa rùng rùng chuyển động, được nhìn thấy những gương mặt thân yêu đi tiễn, giơ bàn tay hay chiếc khăn lên vẫy vẫy, người ra đi sẽ thấy ấm lòng, từ phút giây ấy đến hết những ngày “xảy nhà ra thất nghiệp”, dù nơi đến là khách sạn, lâu đài sang trọng, đủ tiện nghi hơn ở nhà mình.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Tình Thương, Giàu Sang và Thành Đạt

    Một người phụ nữ vừa bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy có 3 cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trên phiến đá ở trước sân nhà. Bà không quen biết họ, nhưng với con người tốt bụng, bà lên tiếng nói: "Tôi không quen biết các cụ nhưng chắc là các cụ đang đói bụng lắm, vậy xin mời các cụ vào nhà tôi dùng một chút gì cho ấm bụng nhé... ".

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: ĐIỀU NHỎ NHẶT

    Nhà văn Băng Sơn

    Hành khách là người khách đang phải đi đến một nơi nào đó bằng xe lửa, ôtô, tàu thủy, máy bay, nói chung là một phương tiện giao thông tự chọn. Chủ phương tiện có thể thay tiếng đó bằng tiếng “Quí khách”. Chữ quí ở đây là nói cho văn minh lịch sự, coi hành khách là người đáng quí là ân nhân, là đáng trọng… Nó tương tự như những trường hợp trong hội nghị phải nói “Kính thưa”, trên phong bì phải đề “Kính gửi”, dù diễn giả là người có tuổi, uyên thâm, người viết thư là bề trên và người ngồi nghe, người nhận thư còn kém mình nhiều phương diện.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: TRÁCH AI

    Nhà văn Băng Sơn

    Xưa nay ở các bến tàu thủy, nhà ga xe lửa, bến ôtô và các quán chợ thường là nơi đông đúc nhất, lộn xộn, ồn ào, mất trật tự và mất vệ sinh nhất. Nhưng người làm việc ở đây quanh năm ngày tháng đã cố gắng nhiều nhưng hầu như chưa thể làm hài lòng những ai kỹ tính, những ai có ý thức văn minh nơi công cộng.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: ĐÔI TAY

    Nhà văn Băng Sơn

    Con người có hai cánh tay để lao động. Ngoài làm việc để kiếm sống, sinh tồn, đôi tay cũng có lúc mang lại tiếng nói riêng, thể hiện thái độ trong giao tiếp.

    Bắt tay để tỏ thái độ vui mừng khi gặp gỡ, dù cái bắt tay mới nhập vào nước ta mới chừng thế kỷ, và nay nó trở thành của toàn thế giới trong ứng xử thông thường… Chắp hai tay trước ngực để tỏ lòng thành kính, chiêu niệm như trong cầu nguyện, lễ phật, đứng trước bàn thờ… khi con tàu nổi còi khởi hành, người đi tiễn giơ cánh tay lên vẫy vẫy… đó là lời hẹn gặp lại, lời nhắn nhủ người đi, lời cầu mong chân cứng đá mềm, nỗi niềm nhớ nhung.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: CÁI NGÁP

    Nhà văn Băng Sơn

    Ho, hắt hơi, nấc cụt… là hành vi sinh lý, đôi khi khó cưỡng lại được. Vì vậy mà người xung quanh dễ tha thứ nếu ta bật nó ra giữa đông người. Tuy nhiên, người ý tứ thì khi ho hay hắt hơi cũng phải quay mặt đi chỗ khác hoặc lấy mu bàn tay che miệng để tiếng động nhỏ đi chút ít và khỏi bắn nước miếng sang người khác.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: TIẾT KIỆM

    Nhà văn Băng Sơn

    Có một câu chuyện vui cười thật đáng nhớ: Một người nói với bạn rằng có cách biến rau thừa cơm rơi thành thịt. Bạn ngạc nhiên hỏi thì người này đáp: Đem nuôi gà.
    Người nông dân nghèo xưa nay vốn tiết kiệm mà mẩu chuyện vui kia là một cách. Ăn mít xong, còn vứt cái vỏ xơ vào chuồng cho lợn. Không phí một chút gì. Có hũ gạo tiết kiệm, có đồng xu tiết kiệm. Chị gái quê còn dùng cái quần cũ rách không mặc được nữa, làm hai chiếc xà cạp cho hôm đi cấy, gánh phân. Tiết kiệm như thế thật đáng cho ta suy nghĩ.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Bạn thực sự quan tâm đến điều gì?

    -

    Nhà triết học Authur Schopenhauer từng có câu nói thật chí lý: “Chúng ta ít khi nghĩ đến những điều chúng ta đã và đang có, mà chúng ta luôn tự đau khổ, dằn vặt về những điều chúng ta chưa có và muốn có”. Chính vì thế mà xã hội chúng ta lúc nào cũng nảy sinh biết bao nhiêu phiền toái.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: LÃNG PHÍ

    Nhà văn Băng Sơn

    Người Việt Nam có thói quen không bao giờ ăn hết đến miếng cuối cùng trong đĩa, trong bát, trong mâm, và cho đó là lịch sự. Miếng giò, miếng thịt gà, mấy gắp rau, chút canh ít nộm… thừa chút ít, và sau đó, phần lớn được trút vào thùng nước gạo (vì nhà bếp cũng đã no đã chán không thèm ăn như câu nói: “Giàu nhà kho, no nhà bếp”). Như vậy có lãng phí không? Bữa tiệc long trọng, bữa cơm bụi hay mâm cơm gia đình, ta luôn thấy cảnh đó ở mọi nơi.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: NÓI

    Nhà văn Băng Sơn

    Mỗi người chỉ có một cái mũi vừa để thở vừa để ngửi. Cũng chỉ có một cái lưỡi vừa để nói vừa để ăn. Nhưng có hai con mắt, có hai cái tai. Vậy so mũi và lưỡi với mắt và tai thì mũi và lưỡi chỉ bằng một nửa nghĩa là 50 phần trăm công suất của mắt và tai. Có phải tạo hóa sinh ra như thế để nói rằng làm người phải nghe nhiều nhìn nhiều mà chỉ nên nói ít hơn, ngửi ít hơn không?

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: Tiếng Địa Phương

    Nhà văn Băng Sơn

    Tiếng nói Hà Nội xưa nay thường được lấy làm chuẩn cho ngôn ngữ cả nước, dù rằng người Hà Nội không phân biệt R và D và Gi (đi ra, da trâu da bò, gia đình – đều không uốn lưỡi). May thay, lại phân biệt rất rõ L và N (đường lát gạch, đường nát gạch là rất khác nhau). Nhiều tỉnh không phân biệt L và N, không coi đó là ngọng mà lại cho đó là tiếng địa phương(Nàng xóm và làng gái).

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: Rút gọn

    Nhà văn Băng Sơn

    Nói và viết tắt trong ngôn ngữ và khẩu ngữ, nói ngắn, nói gọn cho dễ hiểu thường được mọi người hưởng ứng. Càng nói dài thì càng dễ thành nói dại. Tuy nhiên, nói tắt, nói thu gọn không phải lúc nào cũng có giá trị, ngược lại, có khi làm người nghe khó hiểu, làm tối nghĩa, sai nghĩa và có lúc làm người nghe cảm thấy như người nói từ ấy, câu ấy chẳng hiểu mà chỉ nói theo thói quen, thấy người khác nói thì mình cũng nói theo, như "Di biến động", "Phối kết hợp" chẳng hạn.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: Chuyện chữ nghĩa Đúng và Sai

    Nhà văn Băng Sơn

    Tiếng Việt là kho của quý của chúng ta. Tuy nhiên theo thời gian,, tiếng Việt cổ không còn lại bao nhiêu mà đã thêm rất nhiều từ mới, trong đó là từ vay mượn của thế giới rất nhiều và là lẽ tự nhiên, nhất là từ Hán Việt, đến nỗi người không biết chữ Hán vẫn cứ hiểu.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Chuyện chữ nghĩa Đỏ và Hồng

    Nhà văn Băng Sơn

    Ở Ngõ Hàng Giầy trước khi Thủ đô được giải phóng có hiệu ăn Hoa Kiều có món cơm Hoa Kỳ (vì Hà Nội lúc ấy đã bị ảnh hưởng Mỹ phần nào) sau giải phóng, món cơm ấy được đổi một chữ thành cơm Hồng Kỳ, tức cờ đỏ. Ghê thay sự hoạt đầu, cơ hội, gió chiều nào che chiều ấy.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và suy ngẫm: Chuyện chữ nghĩa đồng âm

    Nhà văn Băng Sơn

    Bờ hồ Gươm, trên tháp Bút có ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là Viết lên trời xanh. Mùng ba tháng Bá có tết Thanh minh trong tiết thanh minh nghĩa là hôm ấy trời xanh và trong sáng. CHúng ta, ai cũng có tuổi trẻ, tức tuổi xanh, nên mới gọi là Thanh niên, Thanh nữ. Truyện Kiều có câu:

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và suy ngẫm: Phản cảm

    Nhà văn Băng Sơn

    Xưa nay cái gì ít, hiếm mới quý. Nhiều hoặc nhiều quá là hóa nhàm ngay, chán ngay, có khi trở thành đáng ghét, mà tiếng mới gọi là Phản Cảm.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và suy ngẫm: Lừa

    Nhà văn Băng Sơn

    Thiên hạ còn nhiều kẻ đi lừa. Chúng sống được vì nhiều người bị mắc lừa. Nó thả con săn sắt để bắt con cá rô. Con cá rô là nười bị lừa vì tham ăn con săn sắt. Người bị lừa thường là người ngây thơ, dại dột, và cũng là khẻ dại khờ vì cái lòng tham xui bẩy. Thằng lừa giả vờ đánh rơi sợi dây chuyền, gạ gẫm chia nhau, người bị lừa đưa cho nó số tiền lớn như để chia đôi thứ bắt được. Thì ra vàng giả, nó lừa rồi. Tên khốn khiếp hứa trả li cao, thế là người nhẹ dạ cho nó vay nhiều. Lúc đầu li thật, nhưng chỉ lúc đầu thôi, rồi nó lặn một hơi, thế là mất cả chì lẫn chài, ớ ra thì đã muộn, mới biết mình bị lừa.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và suy ngẫm: Bắt Đầu

    Nhà văn Băng Sơn

    Chuyện dân gian kể rằng loài cóc sở dĩ không có đuôi vì chúng cứ tự hứa với mình là việc lắp đuôi để mai hãy hay. Nhưng mai qua đi, mai nữa qua đi, dự định ấy cứ lần lữa trôi, cuối cùng không thực hiện được, và đến nay no vẫn chỉ "trơ thân cụ", không đuôi hoàn không đuôi.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: TRÊN ĐƯỜNG

    Nhà văn Băng Sơn

    Ở thành phố, những ngã tư thường có đèn tín hiệu để chỉ đường cho ta đi. Trên những con đường thiên lý hay liên tỉnh liên huyện, có chiếc biển vẽ mũi tên cho ta biết ngả nào cần tìm đến. Nhưng những nẻo đường hun hút và vắng vẻ trung du hay miền núi, làng xa hay xóm vắng, có ngã, ba ngã tư làm ta phân vân khó xử, khó tìm vì không định hướng.

    Xem tiếp Xem tiếp...
    Đọc và Suy ngẫm: Cái vỏ

    Nhà văn Băng Sơn

    Tục ngữ có câu "Bóc ngắn cắn dài" ngoài nghĩa bóng ai cũng hiểu và noi theo, còn có nghĩa đen cụ thể, khi ăn chuối chẳng hạn, phải bóc cái vỏ. Ngẫm, cái gì chẳng có vỏ. Quả dưa, quả mướp, cái thân cây, hạt thóc... Con rùa có chiếc mai, con gấu mèo có bộ lông, con cá có vẩy, đến chiếc cầu bắc qua sông còn pjải lấy sơn xanh sơn trắng làm vỏ, chiếc tủ đứng trong nhà thì vỏ bằng véc ni cho bền cho bóng đẹp...

    Xem tiếp Xem tiếp...
    1 ... 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ... 16

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.