Làm thế nào để nhận biết đánh giá thông tin tốt hơn.
Logic giúp bạn nhận biết sự thật tốt hơn.
Một quan niệm phổ biến là con người chỉ dùng được 10% não mình hoặc con người thông minh hơn khi nghe nhạc Moza, thông qua nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng minh chúng đều sai. Hóa ra não con người thường hình thành các mối liên hệ thần kinh (lối tắt) giúp hoàn thành các công việc thường ngày một cách nhanh chóng dễ dàng hơn. Nói cách khác nó khiến chúng ta chấp nhận hay bác bỏ nhanh chóng 1 vấn đề nào đó mà không có bằng chứng rõ ràng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để không bị nhận vào các thông tin sai lệch? Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn phân biệt đúng sai tốt hơn.
Đặt ra những câu hỏi về nguồn gốc thông tin:
John McManus từng là nhà báo đã viết quấn sách (Đừng để bị đánh lừa, những chỉ dẫn cho mọi người trong thời đại kỹ thuật số), đưa ra lời khuyên cho mọi người trong phương pháp đánh giá thông tin. Đó là nguyên tắc SMELL. Khi nhận được một thông tin, cho dù nó thuyết phục hay đáng tin đến như thế nào hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi sau:
1: Source: (Nguồn gốc) ai cung cấp những thông tin này?
2: Motivation: (Động cơ) Tại sao họ lại đưa thông tin này cho bạn, nói cách khác lợi ích của họ trong việc này?
3: Evidence: (Bằng chứng) Có bằng chứng nào để minh chứng cho thông tin này không?
4: Logic: (Lô-gic) Thông tin này có mang tính Lô-gic với thực tế hay không?
5: Leftout: (yếu tố bị bỏ qua) Có bất kỳ yếu tố nào chưa được đưa ra có thể làm thay đổi ý nghĩa của thông tin.
Tránh tin một cách mù quáng vào “khoa học”.
Nhà tâm lý học Vaughn Bell đã viết: nếu ai đó nói với bạn “Jame bị trầm cảm do anh ta không tìm được việc”, bạn có thể nghi ngờ điều đó vì bạn biết có những người không tìm được việc mà không bị trầm cảm. Nhưng khi ai đó nới với bạn “Jame bị trầm cảm do bị mất cân bằng một số hóa chất trong cơ thể”. Ban sẽ dễ chấp nhận giải thích này hơn vì nó có vẻ “khoa học” hơn. Nếu bạn muốn khiểm chứng thông tin liên quan tới khoa học như trên, bạn nên hỏi người đưa ra thông tin về nguồn gốc của nó.
Đừng vội tin ngay vào những thông tin mình có được:
Vào giữa những năm 1990, một nhà báo uy tín Salinger đưa ra thông tin rằng tên lửa của mỹ bắn rơi một máy bay thương mại. Sau đó anh ta bị bẽ mặt khi thông tin này bị bác bỏ và người ta phát hiện các dữ liệu liên qua được thêu dệt từ lời đổn thổi trên internet nhiều tuần trước đó(và đã bị bác bỏ). Bài học rút ra ở đây là trước khi tin vào điều gì, ít nhất bạn hãy search trên google xem nó đã bị bác bỏ hay chưa.
Schoolnet.vn (Theo Brain game season 4)
|