Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 2
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 2
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89488595 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Hạ tầng tư duy và phát triển đất nước

    Ngày gửi bài: 26/03/2012
    Số lượt đọc: 2420

    “Chiến tranh, thiên tai có thể tàn phá cơ sở sản suất, nhà xưởng, đường xá chứ không thể tàn phá hạ tầng tư duy của đất nước. Điều đó giải thích vì sao những nước thua trận trong thế chiến thứ II như Đức, Nhật vẫn có thể vươn lên mạnh mẽ từ đống tro tàn (chỉ sau một vài thập kỷ)”..

    Chúng ta đã nghe nói nhiều đến tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng chưa nghe nói đến tầm quan trọng của hạ tầng tư duy. Vì thế, bài này đưa ra một khái niệm mới: hạ tầng tư duy, và bước đầu thảo luận vai trò của nó với công cuộc phát triển đất nước.

    Hạ tầng tư duy là gì?

    Hạ tầng tư duy là toàn bộ những gì góp phần khai mở, hỗ trợ, giải phóng và phát huy khả năng tư duy của cá nhân và cộng đồng. Cấu trúc của hạ tầng tư duy gồm sáu yếu tố chính: Thành tựu tư tưởng của nhân loại (TTNL); Hệ tư tưởng, quan điểm sử dụng hiện thời (HTT-QĐ); Cơ chế pháp lý hỗ trợ (CCPL); Thói quen, kĩ năng tư duy cá nhân (TQ-KN);Văn hóa, môi trường làm việc (VH-MT); Liên thông, trao đổi tư tưởng (LT-TĐ).


    Cấu trúc của hạ tầng tư duy

    Mỗi yếu tố có vai trò khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc hình thành hạ tầng tư duy của đất nước. Cái này hoặc làm nền, hoặc là sản phẩm gián tiếp của cái kia, hoặc thúc đẩy hỗ trợ cho cái kia hình thành và phát triển. Cụ thể:

    Thành tựu tư tưởng nhân loại tạo nền tảng và khung tư duy chung cho mọi cá nhân tiếp cận và sử dụng nó, không phân biệt địa lý, sắc tộc. Một đất nước tiếp thu được càng nhiều thành tựu tư tưởng của nhân loại thì hạ tầng tư duy của đất nước đó càng phong phú, vững chắc.

    Hệ tư tưởng, quan điểm sử dụng hiện thời chi phối và quyết định việc hình thành các khung mẫu tư duy hiện thời của một đất nước, được hình thành thông qua do sự lựa chọn của quốc gia đó từ kho tàng tư tưởng nhân loại dưới sự chi phối của các đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, địa lý cụ thể. Như vậy, hạ tầng tư duy của một đất nước phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn đúng hay sai, nếu đúng thì đã tối ưu chưa. Nếu đã tối ưu thì có cần điều chỉnh theo thời gian, khi các đặc điểm lịch sử, văn hóa, kinh tế cụ thể đã thay đổi.

    Cơ chế pháp lý hỗ trợ có vai trò thúc đẩy việc và phát huy khả năng tư duy của cộng đồng, thông qua việc khuyến khích, hỗ trợ cá nhân, tập thể trong việc khám phá, truyền bá, tiếp thu và sáng tạo tri thức (ví dụ các cơ chế khuyến học, hỗ trợ sinh viên, các giải thưởng... ), đồng thời bảo vệ quyền lợi của những cá nhân có các sản phẩm tư duy có giá trị (ví dụ luật bản quyền).

    Thói quen, kĩ năng tư duy cá nhân quyết định việc các nhân đó có tư duy hiệu quả hay không, thông qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng tư duy của đất nước. Vì suy cho cùng, mọi thành tựu tư duy của cộng đồng đều là sản phẩm tư duy của các cá nhân. Tuy nhiên, thói quen và kĩ năng tư duy tốt như tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tư duy hệ thống không phải tự trên trời rơi xuống, mà hình thành trong quá trình đào tạo và rèn luyện không ngừng của mỗi cá nhân.

    Văn hóa, môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen và hiệu quả làm việc của cá nhân, qua đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của hạ tầng tư duy. Nếu văn hóa và môi trường làm việc cởi mở, lành mạnh, tôn trọng sự khác biệt thì hạ tầng tư duy phong phú, đa dạng và linh hoạt. Ngược lại, sẽ chỉ là sự nghèo nàn, xập xệ và cứng nhắc một chiều.

    Liên thông, trao đổi tư tưởnglàm cho hạ tầng tư duy được kết thành hệ thống vững vàng, biểu hiện dưới dạng một mạng lưới liên thông hữu cơ mà qua đó, tư tưởng được tự do lưu thông. Nếu không có liên thông, trao đổi tư tưởng, thì sản phẩm tư duy của mỗi cá nhân chỉ có tác động đến đời sống của cá nhân cụ thể đó, như một ngưới có trí tuệ nhưng sống giữa đảo hoang, mà không có tác động nào đáng kể đến hạ tầng tư duy và sự phát triển của đất nước mà cá nhân đó đang sinh sống.

    Vai trò của hạ tầng tư duy

    Nếu một người chỉ được coi là trưởng thành khi có thể suy nghĩ độc lập thì một đất nước cũng vậy. Đất nước chỉ trưởng thành khi có tư duy độc lập, phong phú và sáng tạo. Muốn vậy, phải có một hạ tầng tư duy vững chắc, lành mạnh, cởi mở và thông thoáng làm nền tảng.

    Chính việc thiếu hạ tầng tư duy vững chắc đã đẻ ra những kiểu tư duy kì quặc trong mọi lĩnh vực của đời sống, ở mọi cấp độ. Lãnh đạo thì có tư duy nhiệm kì, tư duy đối phó, tư duy bằng cấp, thiên về hình thức và giải quyết những tình huống cụ thể mà thiếu tư duy chiến lược, tư duy tổng thể dài hạn. Trí thức, văn nghệ sĩ thì thiếu tư duy độc lập, tư duy phê phán và phản biện nên không thể vượt lên hướng dẫn sự phát triển của xã hội.

    Ở trường thì thầy đọc trò chép mà không cần phải nghi ngờ những điều đọc chép đó đúng hay sai, có cẩn sửa chữa, bổ sung hay cải tiến gì không, nên sản phẩm là những cử nhân, kĩ sư luôn cần “cầm tay chỉ việc”, phải đào tạo lại vì không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động. Ở nhà, người trên áp đặt người dưới và các thế hệ không biết cách đối thoại, tạo ra những xung đột, căng thẳng không đáng có.

    Tất cả những điều này, kéo dài từ năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho hạ tầng tư duy của dân tộc vốn đã manh mún, nghèo nàn và xập xệ lại ngày càng trở nên manh mún, nghèo nàn và xập xệ hơn. Kết quả là chúng ta luôn phụ thuộc vào tư duy của bên ngoài, theo cả không gian lẫn thời gian, có khi lùi lại đến hàng trăm năm và cách xa nửa vòng trái đất, dẫn đến việc không tạo ra được những thành tựu kinh tế, khoa học, nghệ thuật và tư tưởng gì đáng kể trong tương quan so sánh với thế giới bên ngoài.

    Có một điều gần như được thừa nhận hiển nhiên: muốn phát triển kinh tế, phải có cơ sở hạ tầng kinh tế như đường xá, cầu cống, hệ thống thông tin, điện, nước... tốt. Cơ sở hạ tầng kinh tế càng tốt thì nền kinh tế sẽ phát triển càng nhanh. Mở rộng điều này sang mục tiêu phát triển đất nước như một tổng thể thì thấy: muốn phát triển đất nước, phải có hạ tầng tư duy tốt.

    Hạ tầng tư duy tốt sẽ tạo ra những chính sách tốt và kịp thời điểu chỉnh các chính sách đó sao cho phù hợp trước những biến động của thời cuộc. Chính sách càng tốt, sự điều chỉnh chính sách càng kịp thời và thích hợp thì đất nước sẽ phát triển càng nhanh và vững chắc.

    Không chỉ có ích cho việc ra chính sách và điều chỉnh chính sách của lãnh đạo, hạ tầng tư duy tốt còn tạo ra các thế hệ công dân có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, tạo điều kiện cho việc triển khai các chính sách tốt được thành công và thúc đẩy việc đề xuất các sáng kiến và chính sách mới.

    Nếu hạ tầng tư duy manh mún, nghèo nàn và xập xệ, đất nước sẽ chỉ mãi quẩn quanh trong vòng nghèo hèn và lạc hậu. Xã hội khi đó sẽ chỉ là tập hợp của những đứa trẻ to xác. Đất nước sẽ mãi chỉ là đất nước vị thành niên.

    Vậy thì tồn tại và phát triển làm sao trong cơn lốc toàn cầu hóa mà ở đó, sự cạnh tranh ngày càng trởnên gay gắt và gia tốc không ngừng?

    Nếu trong các nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp cổ truyền, sự lặp đi lặp lại của một qui trình hoặc một khung mẫu tư duy là có thể bao biện được, thì trong nền kinh tế tri thức, những gì đông cứng, khép kín sẽ là dấu hiệu của sự chết. Còn sự sáng tạo và thích ứng liên tục sẽ là biểu hiện và tiêu chuẩn của sự phát triển.

    Tri thức là sản phẩm của tư duy, nên trong nền kinh tế tri thức, hạ tầng tư duy đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra những tri thức có giá trị. Thiếu hạ tầng tư duy, đất nước sẽ không chỉ quẩn quanh trong nghèo hèn và lạc hậu như trong các nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp cổ truyền, mà sớm hay muộn cũng sẽ bị tiêu diệt. Vì không có lý do gì cho anh tồn tại khi anh không có năng lực tư duy thích đáng trong một hình thái kinh tế mới mà ở đó tư duy phong phú và sáng tạo đóng vai trò quyết định sống còn.

    Để tránh thảm họa đó, cần thiết hơn bao giờ hết, phải xây dựng được một hạ tầng tư duy đa dạng, vững chắc và thông thoáng về mọi mặt của đời sống cho đất nước. Trong quá khứ, chúng ta đã có những lúc, những nơi, những cá nhân làm được một phần việc này: tạo được một vài sản phẩm tư duy được thế giới thừa nhận, thể hiện hùng hồn qua công cuộc bảo vệ đất nước trước những thế lực ngoại xâm lớn hơn mình nhiều lần. Vậy thì không có lý do gì, trong hiện tại và tương lai, chúng ta không làm được như vậy.

    Vấn đề là chúng ta muốn làm, và dám làm hay không?

    Giáp Văn Dương

    Tốt nghiệp kĩ sư Đại học Bách khoa Hà Nội ngành Hóa Dầu năm 1999, Thạc sĩ Đại học Quốc gia Chonbuk (Hàn Quốc) ngành Công nghệ Hóa học năm 2002, Tiến sĩ Đại học Công nghệ Vienna ngành Vật lý kĩ thuật (PhD) năm 2006. Hiện làm việc tại Đại học Liverpool, Anh.

    school@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.