Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89574722 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đường lưỡi bò đe dọa chủ quyền các quốc gia ven Biển Đông

    Ngày gửi bài: 28/01/2012
    Số lượt đọc: 2115

    Để thực hiện việc áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò” lên gần 80% diện tích Biển Đông, từ lâu Trung Quốc đã không ngần ngại sử dụng phương thức ngoại giao cưỡng ép và cả việc dùng vũ lực để cưỡng chiếm các vùng biển đảo của quốc gia khác. Hậu quả là các hành động này không chỉ gây ra tình trạng căng thẳng trong khu vực mà còn trực tiếp đe dọa an ninh hàng hải quốc tế, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của nhiều quốc gia trong khu vực.

    Lịch sử ghi nhận cho đến đầu thế kỷ XX, trong thực tế Trung Quốc vẫn chưa hề có mặt trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu vốn thuộc sự quản lý của các Nhà nước phong kiến Việt Nam. Sau khi áp đặt chế độ thuộc địa tại Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp đã nhân danh Nhà nước phong kiến Việt Nam thực hiện các nghi thức chiếm hữu, quản lý và khai thác hai quần đảo này theo các chuẩn mực của luật pháp và thông lệ quốc tế về việc thụ đắc lãnh thổ bấy giờ. Năm 1954, Pháp thua trận và rút quân khỏi Việt Nam, theo Hiệp định Geneve hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam tạm thời quản lý. Lợi dụng tình hình rối ren lúc bấy giờ, Trung Quốc đã đưa tàu chiến ra chiếm đóng trái phép một số đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc lại tiếp tục dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Năm 1988, Trung Quốc lại ngang nhiên đem tàu chiến tấn công chiếm đoạt một số đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Kể từ đó Trung Quốc bắt đầu gia tăng các hoạt động gây hấn của họ trên Biển Đông. Tuy nhiên, tranh chấp ở Biển Đông tạm lắng xuống vào cuối những năm 1990 và đầu thế kỷ XXI sau khi Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC). Sau đó Trung Quốc tiến hành chiến dịch "quyến rũ” ở Đông Nam Á bằng cách khéo léo sử dụng sức mạnh kinh tế để ràng buộc hơn nữa các quốc gia thành viên ASEAN. Các chuyên gia nhận xét: "Lịch sử của ngoại giao Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông là qua nhiều hình thức như tuyên bố hợp tác, tiếp sau đó là các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng tranh chấp và tiếp sau nữa là các tuyên bố hợp tác mới”. Nhận xét này đã được thực tế chứng minh, tranh chấp lại bùng phát năm 2009 khi Trung Quốc có lập trường kiên quyết hơn và bắt đầu gia tăng thực hiện việc áp đặt các yêu sách tài phán ở Biển Đông bằng việc mở rộng tầm hoạt động của quân đội và theo đuổi ngoại giao cưỡng ép đối với các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền.Từ năm 2008, Trung Quốc đã tăng cường tuần tra hải quân (sử dụng tàu ngầm, tàu khảo sát và tàu chiến trên mặt nước) trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và lãnh hải, đe doạ các công ty dầu khí nước ngoài đang hoạt động hợp tác với một số quốc gia ven Biển Đông. Ngày 2-3-2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đã đe doạ và yêu cầu một tàu khảo sát của Philippines rời khỏi Bãi Cỏ Rong, nằm cách đảo Palawan ở Tây Philippines 80 km. Philippines đã gửi công hàm phản đối cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vào ngày 5-3-2011, và cho biết tính đến thời điểm đó Trung Quốc đã tiến hành 5 đến 7 lần gấy hấn ở Biển Đông. Việt Nam cũng phản đối các hoạt động của Trung Quốc trong vùng EEZ của mình và buộc tội các tàu hải giám của Trung Quốc đe doạ một tàu thăm dò dầu khí đang tiến hành khảo sát địa chấn cách bờ biển Việt Nam 120 km. Vào ngày 28-5 và ngày 9-6-2011, các tàu của Trung Quốc đã ngang nhiên cắt đứt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc về hành động vi phạm chủ quyền này của họ. Trước sự phản đối ngoại giao của hai quốc gia ASEAN này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngạo mạn tuyên bố rằng "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển xung quanh”. Các hành động đơn phương này của Trung Quốc được xem như là phép thử đối với quyết tâm của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác trên Biển Đông. Hậu quả là các hành động này đã gây thêm căng thẳng ở khu vực và đặt Trung Quốc vào mối quan hệ xung đột với các quốc gia thành viên ASEAN.Với sức mạnh hải quân của mình, Trung Quốc đang trở nên ngày càng quyết đoán hơn ở Biển Đông. Tháng 3-2009, các tàu hải quân và tàu cá Trung Quốc đã đe dọa tàu hải quân Mỹ U.S.S Impeccable khi tàu này đang tiến hành các hoạt động khảo sát ở Biển Đông. Ngay năm sau, Trung Quốc cảnh báo Mỹ tôn trọng các yêu sách biển mở rộng của Trung Quốc. Tháng 3-2010, các quan chức Trung Quốc đã nói với hai quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Trung Quốc sẽ không khoan nhượng đối với bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ bởi Biển Đông bây giờ là một phần của các "lợi ích cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc. Gần đây, Trung Quốc tuyên bố gia tăng ngân sách quốc phòng lên 13% và nâng cao năng lực của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) nhằm đạt được một số nhiệm vụ quân đội bao gồm "chiến thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện thời đại thông tin”. Sự tiết lộ này đã gây ra lo ngại ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam, các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.Với sức mạnh hải quân gia tăng, Trung Quốc đã thể hiện ý định mở rộng yêu sách biển bằng việc tiến hành rất nhiều các cuộc diễn tập quân sự có sự tham gia của các tàu chiến trên mặt nước hiện đại hơn và thậm chí là cả tàu ngầm. Vào tháng 7-2010, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận lần thứ 4 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, nhằm đưa ra thông điệp rằng Trung Quốc có "chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông và rằng Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng khả năng để duy trì việc triển khai các lực lượng hải quân vào sâu trong các vùng biển này. Rất nhiều nhà phân tích và quan sát đã đồng tình rằng Trung Quốc là nguyên nhân chính đã tạo ra các căng thẳng nghiêm trọng ở khu vực Biển Đông. Sự kiện tàu Bình Minh và tàu Viking 2 bị tàu Trung Quốc ngang nhiên xông vào phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí diễn ra rất gần bờ biển đất liền của Việt Nam hơn quần đảo Hoàng Sa hay quần đảo Trường Sa. Ngày 27-5-2011, Việt Nam gửi một công hàm ngoại giao đến Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và quyền chủ quyền Việt Nam ngay trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày hôm sau, Trung Quốc đáp lại rằng những gì họ làm là "thực thi luật trên biển và các hoạt động giám sát hoàn toàn bình thường trong vùng biển thẩm quyền của Trung Quốc”. Thế nhưng, vì "vùng biển thẩm quyền” không phải là một trong các vùng nước được quy định trong UNCLOS, không có gì rõ ràng về cụm từ đó có nghĩa gì hay cho biết cơ sở pháp lý của nó là gì.

    Các thanh niên ưu tú ra thăm đảo An Bang

    Việc tranh cãi qua lại tiếp tục đến ngày 29-5-2011, khi Việt Nam mạnh mẽ tuyên bố khẳng định rằng Việt Nam đã thực hiện việc thăm dò hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của mình, "một cách phù hợp với UNCLOS. Đây không phải là một khu vực tranh chấp mà cũng không nằm trong "vùng quản lý của Trung Quốc”. Trung Quốc đã cố ý đánh lừa dư luận rằng đây là vùng tranh chấp”. Như vậy, điều cơ bản ở đây là Việt Nam đã chỉ ra rằng vùng biển xảy ra sự kiện này không nằm trong khu vực tranh chấp Hoàng Sa hay Trường Sa với Trung Quốc. Rõ ràng là hành động này của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.Hai ngày sau, Trung Quốc trả lời rằng hành động của nước này là "hành động thực thi luật pháp của các tàu hải giám Trung Quốc chống lại việc các tàu Việt Nam vận hành bất hợp pháp là hoàn toàn chính đáng”. Họ còn thúc giục Việt Nam phải "ngay lập tức ngưng những hành động xâm phạm và không được gây thêm rắc rối mới”. Nhưng, thêm một lần nữa, Trung Quốc đã không đặt tuyên bố của mình vào khuôn khổ của các vùng nước UNCLOS. Và nước này cũng không đưa ra ranh giới cụ thể cho yêu sách của hay trích dẫn luật quốc tế nào để biện minh cho lập luận của mình.Trước đây, Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách tương tự nhằm áp đặt "đường lưỡi bò” với Malaysia tại Bãi James, với Indonesia tại vùng biển gần nhóm đảo Natuna, và với Việt Nam tại Bãi Tư Chính và Thanh Long. Những đòi hỏi này cùng với các sự kiện Bãi Cỏ Rong, tàu Bình Minh, Viking 2... đã khiến dư luận quốc tế không thể không nghĩ tới chuyện Trung Quốc đang tìm cách bành trướng sự kiểm soát của họ ra rất xa khu vực đang tranh chấp là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough và các vùng nước thuộc các đảo, đá chìm này. Một đặc tính chung ở các yêu sách và va chạm này là chúng đều liên quan đến các vùng nước bên trong "đường lưỡi bò” mập mờ mà Trung Quốc mới đưa vào bản đồ của họ trong thế kỷ XX. Theo năm tháng, "đường lưỡi bò” dần dần bành trướng đến khi nó bao trùm phần lớn Biển Đông, vào cách bờ biển của các nước khác dưới 100 hải lý, mà không hề có một lập luận nào dựa trên luật pháp hay tập quán quốc tế.Giữa lúc tình trạng căng thẳng trong khu vực liên quan đến các cuộc tranh chấp trên biển ngày càng tăng và Mỹ có những động thái nhằm khẳng định sức mạnh ở Thái Bình Dương, ngày 6-12-2011, một nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi hải quân nước này chuẩn bị chiến đấu và lời kêu gọi này được đăng tải trên trang web của Chính phủ, được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc có những quan ngại sâu sắc về các tham vọng của hải quân nước này, đặc biệt là ở Biển Đông.Dù Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi yêu sách "đường lưỡi bò”, hai nước Việt Nam và Philippines, là những nước gần Trung Quốc nhất, sẽ bị sự bành trướng Trung Quốc đe dọa nhiều nhất. Nếu Trung Quốc không đòi các vùng biển của Việt Nam và Phillippines, thì yêu sách của họ về các vùng biển của Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ sụp đổ. Điều này có nghĩa trong khi Trung Quốc có thể nhượng bộ ở cực Nam của "đường lưỡi bò” để cầm chân cho Malaysia, Indonesia và Brunei im lặng khi họ xử lý Việt Nam và Philippines trước, họ không thể làm điều ngược lại và bỏ yêu sách trong vùng nước của Việt Nam và Phillipines để giành khu vực cực Nam của "đường lưỡi bò”. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc áp đặt được yêu sách của họ lên Việt Nam và Philippines thì sẽ đến lượt Malaysia, Indonesia, Brunei... Do vậy, cả Việt Nam và Phillippines bất đắc dĩ phải nằm trong tình thế cần phải kiên quyết bảo vệ không gian biển hợp pháp của mình. Không chỉ vấn đề kinh tế bị ảnh hưởng, các nước này còn có lý do để quan ngại an ninh và nền độc lập quốc gia của mình bị đe dọa.

    Nhóm PV Biển Đông

    School@net (Theo http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=44701&Style=1)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.