Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89515999 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    CHỢ TẾT BẮC KỲ

    Ngày gửi bài: 26/01/2012
    Số lượt đọc: 2612

    Chợ miền núi và vùng đồng bằng miền Bắc rất độc đáo. Chợ được chia ra các khu nhỏ mang tính chất đặc trưng như chợ thổ cẩm, chợ ẩm thực, chợ ngựa, chợ gia cầm, chợ thực phẩm, chợ chim, chợ rèn đúc… Mỗi khu đều phong phú, đa dạng và mang màu sắc dân tộc địa phương.

    Khu vực miền núi phía Bắc còn hấp dẫn du khách với nhiều phiên chợ khác mang đặc trưng văn hóa địa phương như phiên chợ Lượn hay thấy ở vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, vốn là phiên hát giao duyên của người Tày, Nùng, Thái, hầu như không buôn bán gì. Người đi chợ chủ yếu nhằm mục đích gặp gỡ, trao duyên, trao tình.

     

    Đồng bào các dân tộc Hà Giang thì lại có chợ tình Khâu Vai, gắn liền với một câu chuyện cổ tích về tình yêu. Chuyện kể rằng có cô gái và chàng trai thuộc hai tộc khác nhau. Do những lời nguyền của dòng tộc, họ không được lấy nhau. Nhưng tình yêu đã cho họ dũng khí, họ đã đến nơi vùng núi cao này để thề nguyền trọn đời có nhau và cùng chết. Ngày 23/3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày tình yêu của người H'Mông với phiên chợ hẹn hò duy nhất.


    Chợ Bắc Hà

    Chợ này ở Lao Kay.Ngay từ khi tỉnh Lào Cai được thành lập thì chợ Bắc Hà được hình thành tại Châu Bắc Hà. Từ đó đến nay chợ Bắc Hà chỉ họp mỗi tuần một phiên vào ngày Chủ nhật. Chợ phiên Bắc Hà được coi là một trong 10 phiên chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Chợ Bắc Hà là nơi trao đổi hàng hóa địa phương với hàng hóa ngoài tỉnh, nó được chia ra các khu chợ nhỏ mang tính chất đặc trưng như: chợ thổ cẩm, chợ ẩm thực, chợ ngựa, chợ gia cầm, chợ thực phẩm, chợ chim, chợ rèn đúc…Mỗi khu chợ đều phong phú đa dạng và mang màu sắc dân tộc địa phương. Nhưng điều làm nên vẻ hấp dẫn của phiên chợ Bắc Hà là sau mỗi tuần làm việc, đồng bào dân tộc lại xuống núi, mặc những bộ váy áo sặc sỡ đủ màu và xem đó như ngày hội, trai gái coi đó như một lần được gặp gỡ trao duyên. Người già vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới. Điểm đặc biệt là mọi người kết bạn qua tiếng khèn, sáo... chứa đựng tình cảm mà họ muốn thổ lộ. Những sắc màu văn hóa của phiên chợ Bắc Hà đã tạo nên sự hấp dẫn cũng như sức sống trường tồn của nó bởi không chỉ đơn thuần là nơi mua và bán mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em trong vùng Tây Bắc.Nhưng điều làm nên vẻ hấp dẫn của phiên chợ Bắc Hà là sau mỗi tuần làm việc, đồng bào dân tộc lại xuống núi, mặc những bộ váy áo sặc sỡ đủ màu và xem đó như ngày hội, trai gái coi đó như một lần được gặp gỡ trao duyên.


    Người già vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới. Điểm đặc biệt là mọi người kết bạn qua tiếng khèn, sáo... chứa đựng tình cảm mà họ muốn thổ lộ. Những sắc màu văn hóa của phiên chợ Bắc Hà đã tạo nên sự hấp dẫn cũng như sức sống trường tồn của nó.

     


    Chợ Cưới

     

    Đây là chợ phiên đặc biệt của đồng bào Mông xã Tam Lộng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc họp vào ngày 25 tháng Chạp. Trai gái trong bản làng kéo tới đây rất đông, có cả ông bà già đi theo để chứng kiến lời giao ước tâm tình của họ. Họ có thể đã yêu nhau, hoặc đến đây mới tìm hiểu nhau. Vì thế quần áo chỉnh tề, phong cách lịch sự, mặt mũi hân hoan. Mặc cho mưa phùn gió lạnh, từng đôi, từng đôi đứng túm tụm trên chợ, dưới bờ ruộng, gốc cây bày tỏ nỗi niềm từ sáng sớm đến chiều tối. Khi lời giao ước một cuộc hôn nhân tương lai được quyết định, họ rủ nhau vào các quán chợ ăn uống, rồi mới chia tay. Chợ Cưới, thực chất là một kiểu chợ tình ở miền núi.

     

    Phiên chợ Tết Bằng Vân

    Sáu giờ sáng, khi trời còn mờ sương, tiểu thương từ nhiều nơi đã tập trung về chợ Bằng Vân (Ngân Sơn) để bày bán hàng hóa. Còn từ khắp các thôn, bản người dân cũng nhanh chân xuống chợ. Ai ai cũng mong mua, bán được thật nhiều hàng Tết trong phiên chợ ngày 22 tháng chạp.

     

    Những sắc váy rực rỡ của những cô gái Mông, Dao, màu áo chàm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, hòa cùng những sắc màu đa dạng của hàng trăm loại mặt hàng đã tạo nên sức xuân căng tràn cho chợ phiên ở vùng đất rẻo cao này. Chợ phiên Bằng Vân dường như nhỏ bé hơn khi có rất đông người dân từ các xã lân cận như: Đức Vân, Cốc Đán, Thượng Ân, Vân Tùng, thậm chí là một số địa phương của tỉnh Cao Bằng đổ về mua sắm đồ Tết. Mặc dù trời mưa rét nhưng càng về trưa dòng người đổ về càng đông khiến cho chợ như nêm người.

     

    Lá dong là mặt hàng được bày bán nhiều tại phiên chợ này

    Nắm được tâm lý của người tiêu dùng, các tiểu thương bày bán rất nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau từ chè, lá dong, cam, quýt, gà cho tới quần áo, giầy dép, tranh ảnh…
    Ông Đinh Hữu Sảng, một tiểu thương đến từ Cao Bằng cho biết: Tranh thủ chợ Tết đông người tôi mang nông cụ sản xuất bán cho bà con kiếm ít tiền về lo Tết cho gia đình.

     

    Chợ Đồng

     

    Chợ Đồng
    Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã viết:

    "Tháng Chạp, 24, chợ Đồng
    Năm nay, chợ họp có vui không?"


    Chợ Đồng thuộc làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam quê hương nhà thơ Tam Nguyên. Nhân dân làng này muốn kỷ niệm công đức của tiền nhân đã tổ chức phiên chợ Đồng họp ngày 24 Tết trên cánh đồng khô ráo của làng.

    .
    Tờ mờ sáng ngày hôm ấy, các vị thân hào, văn sĩ, nhà buôn, trẻ con, người lớn, thanh niên, phụ nữ của làng và địa phương lân cận đến cái chợ tạm nơi cánh đồng này để mua bán và chúc mừng nhau. Đặc biệt, còn là để đến dự hội thi thơ nhân dịp Tết tại đình làng, gần chợ. Ai có bài hay, được trúng giải thì được cùng các bô lão trong làng "nếm rượu tường Đền" - một thứ rượu cực ngon đã được tuyển chọn để đón xuân.

    Chợ Gà (Chợ Sáu)

    Chợ gà của làng Xuân Ô - tức làng Sáu, thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh mở vào đêm mồng 4 Tết. Khi trời còn nhập nhoạng tối, dân làng đã đến chợ. Tương truyền, theo quan niệm tín ngưỡng của nhân dân ngày xưa, chợ họp tối để người trần thế và âm phủ có thể cùng đi dự được.

     

    Chợ chỉ mua bán những con gà đen tuyền, vì cho rằng giống gà này có thể nhập được vào cõi âm dò xét tình hình nơi ấy về tâu bẩm với đấng Thành Hoàng, để Ngài liệu bề phù hộ cho dân được nhân khang, vật thịnh. Nhà nào có gà đen đem mang bán ở chợ để hiến tế Thành Hoàng sẽ được hưởng phúc lớn. Chợ Gà vừa tan thì ngay trên khu vực chợ, nhiều quán trầu của các bà cụ mọc lên để cho các "liền anh"; "liền chị" mời nhau xơi trầu và hát quan họ. Nếu quán chật trội thì họ lại trải thêm chiếu lên nền sân chợ, hoặc ngồi trên cánh đồng xung quanh mà hát suốt đêm.


    Chợ Lượn

    Ngoài giêng, một số chợ thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, đồng bào Tày thường tổ chức hát lượn giao duyên, nên gọi là chợ Lượn. Thanh niên nam nữ đến đây chơi chợ, mua bán là phụ mà hát lượn - một điệu hát trữ tình dân tộc là chính để bày tỏ tình ân ái với nhau. Nhiều lứa đôi đã bén duyên, nên vợ nên chồng từ cái chợ một phiên này. Họ hát say sưa, bằng cả trái tim của tuổi trẻ, nam xướng, nữ đối (hoặc ngược lại) từ sáng tới chiều, cho đến lúc tàn phiên mới chịu rời nhau.

     


    Hát lượn là điệu hát trữ tình để nam nữ bày tỏ tình cảm với nhau. Họ hát say sưa, nam xướng, nữ đối (hoặc ngược lại) từ sáng tới chiều, cho đến lúc tan chợ. Nhiều lứa đôi đã bén duyên, nên vợ nên chồng từ chợ Lượn một phiên này.


    Chợ Mục Đồng

    Tại xã Yên Thư, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc có nhóm chợ dành riêng cho "mục đồng" vào ngày 28 tháng Chạp hàng năm.

     
    Sáng ngày 28, trẻ em "mục đồng" ăn diện quần áo thật mới rủ nhau đi họp chợ. Các em trai, em gái bày hàng trên một khoảng đất trống tạo nên khung cảnh ồn ào, tấp nập như một phiên chợ thật sự. Trước mặt các em là những sản phẩm vườn nhà hoặc những thứ do bàn tay khéo léo của mẹ, của các chị làm ra như hoa giả, têm trầu cau, bánh trái, gà vịt, mũ nón...

    Chợ Âm Dương

    Chợ Âm Dương (còn gọi là chợ Âm Phủ), một chợ đặc biệt theo quan niệm dân gian là nơi người chết và người sống có thể gặp nhau. Chợ họp ở địa phận làng Ó, xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (Tháng Giêng Âm lịch). Những ai đi chợ đều vui vẻ, thoải mái, họ quan niệm rằng đó là dịp làm phúc, làm điều thiện với người đã chết và cuộc sống tâm linh của họ sẽ thanh thản hơn.

     


    Chợ bắt đầu họp lúc nửa đêm và tan khi trời còn tối mịt vì quan niệm người đi chợ không chỉ có người dương trần (người còn sống) mà còn có cả người cõi âm (người đã chết). Người mua không mặc cả, người bán không nói thách. Cả người mua và người bán đều nói năng nhẹ nhàng, rì rào thay vì sôi động, náo nhiệt. Thậm chí, người mua và người bán còn không nhìn thấy mặt nhau vì cả phiên chợ chìm trong bóng tối, không đèn điện, mà chỉ là những ánh đèn dầu le lói. Người ta vẫn kể lại rằng có nhiều người bán hàng tại chợ Âm Dương khi kiểm tiền bán hàng sau phiên chợ thấy có cả tiền âm phủ của người cõi âm trả khi mua hàng. Không biết thực hư ra sao, nhưng phiên chợ đặc biệt này đã được nghệ thuật hóa với nhiều sắc màu huyền bí trong bộ phim “Bao Giờ Cho Ðến Tháng Mười” vang bóng một thời. Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước, ăn trầu và hát quan họ Bắc Ninh.

    Chợ Ngái

     

    Vào những ngày giáp Tết, tại huyện Thạch Thất, Hà Tây, có những phiên chợ Ngái Lá Dong họp vào ngày 21 Tháng Chạp tại huyện Thạch Thất, Hà Tây. Chợ chuyên mua bán lá dong, lạt giang nứa, chuẩn bị cho việc gói bánh chưng, bánh gi trước Tết.

     

    Phiên chợ Ngái hàng Cam họp vào ngày 26 Tháng Chạp, mua bán cam, bưởi, hoa quả, chuẩn bị cho mâm ngũ quả ngày Tết. Phiên chợ Ngái vàng mã họp vào sáng 16 Tháng Chạp, chuyên mua bán đồ vàng mã, chuẩn bị lễ tiễn ông Công, ông Táo chầu Trời vào 23 Tháng Chạp. Phiên chợ Ngái hàng cá họp ngày mùng 3 Tết, mua bán cá, chuẩn bị việc cúng cơm cá trong lễ “Tạ Cụ” đầu Xuân. Phiên chợ Ngái hàng gà họp vào mùng 6 Tết, chuyên mua bán gà, chuẩn bị cho lễ hạ cây nêu ngày mùng 7 Tháng Giêng.

     

    Theo thông lệ, phiên chợ Ngái vàng mã họp vào sáng 16 tháng Chạp, chuyên mua bán đồ vàng mã, chuẩn bị lễ tiễn ông Công - ông Táo chầu Trời vào 23 tháng Chạp,phiên chợ Ngái hàng cá họp ngày mùng 3 Tết, mua bán cá, chuẩn bị việc cúng cơm cá trong lễ “Tạ Cụ” đầu Xuân; chợ Ngái hàng gà họp vào mùng 6 Tết, chuyên mua bán gà, chuẩn bị cho lễ hạ cây nêu ngày mùng 7 tháng Giêng.


    Chợ Viềng

     

    Có hai chợ Viềng, chợ Viềng gần phủ Dầy, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Phủ. Chợ Viềng ở gần chùa Bi, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Chùa

     

    Chợ Viềng - Nam Định.

    Chợ Viềng họp vào đêm mùng Bảy, rạng sáng ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm với quan niệm “bán rủi, mua may".

     

    Người đi chợ phải lặn lội từ đêm để đến chợ và cố gắng mua một thứ hàng nào đó trong chợ với mong muốn bán đi những điều rủi ro và mua về những điều may mắn, cả năm làm ăn hanh thông và thuận lợi. Dân gian có câu “Chợ Viềng hai chợ, một phiên,” ý nói hai chợ này cùng tên Viềng và họp cùng phiên, cùng buôn bán những mặt hàng giống nhau (đồ cổ, đồ cũ, công cụ nhà nông, thịt bò, cây cảnh, giống cây trồng).

    School@net (Theo Blog Phạm Viết Đào)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.