Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89592049 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Bảo vệ chủ quyền khi vận nước chưa yên

    Ngày gửi bài: 06/09/2011
    Số lượt đọc: 1989

    Chủ quyền dân tộc là điều thiêng liêng. Đó là cái "bất biến” để ứng với "vạn biến” mà Hồ Chủ tịch nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi lên đường sang Paris làm thượng khách nước Pháp. Trên nguyên tắc tối thượng bất biến này, chính Hồ Chủ tịch đã có bài phát biểu trước đông đảo Việt kiều, quan chức Pháp nhân kỷ niệm một năm Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Đông đảo Việt kiều tại Pháp chào mừng Hồ Chủ tịch đến thăm nước Pháp

    Ảnh tư liệu

    Đến nay, bài phát biểu bằng tiếng Pháp của Hồ Chủ tịch nhân kỷ niệm một năm ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1946 tại Paris, Thủ đô nước Pháp, trước đông đảo trí thức, bà con Việt kiều và quan chức Pháp đã được dịch ra tiếng Việt. Bài phát biểu đã có sức mạnh to lớn, thuyết phục và lay động tâm can nhiều trí thức yêu nước sau đó trở về nước lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

    Bài phát biểu ra đời giữa hoàn cảnh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ mới đầy một tuổi, khốn khó mọi bề, vận nước "ngàn cân treo sợi tóc” trước họa xâm lăng trở lại của đế quốc Pháp. Tình cảnh "thập phần nguy nan” vậy mà người "thuyền trưởng” Hồ Chí Minh buộc phải dành thời gian bốn tháng để sang Pháp "làm thượng khách”. Song song với chuyến thăm này, Hội nghị Fontainebleau từ 6-7 đến 4-9-1946 được tổ chức nhằm giải quyết tình hình căng thẳng giữa nước Pháp và Việt Nam. Đoàn ngoại giao Việt Nam do Bộ trưởng Tài chính Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn (vì Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam bỏ trốn). Tuy không dự Hội nghị nhưng Hồ Chủ tịch luôn bám sát những diễn biến của tình hình qua những báo cáo của các thành viên trong đoàn sau mỗi cuộc họp tại nhà ông Aubrac ở ngoại ô Pari. Đã gần một tháng trôi đi mà không khí Hội nghị vẫn căng thẳng. Từ đầu Hội nghị cho đến cuối Hội nghị, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng và các thành viên vẫn kiên trì bám sát nguyên tắc: Vấn đề bức thiết là phải đình chiến ở Nam Bộ; tổ chức trưng cầu dân ý; kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự hợp pháp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Song rất tiếc, phái đoàn Pháp không chấp thuận. Tình hình chiến sự tại Việt Nam ngày một gia tăng. Bác tiên liệu tình hình sẽ không khả quan gì hơn. Người quyết định sẽ tổ chức buổi nói chuyện nhân kỷ niệm một năm ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào chiều tối ngày 2-9-1946 với trí thức, bà con Việt kiều, và nhân dân Pháp cùng một số quan chức và chiến sĩ chống phát xít Pháp.

    Trong lời phát biểu, Hồ Chủ tịch khẳng định rõ chủ quyền độc lập, tự do của đất nước: "...Tôi xin long trọng bày tỏ sự kính trọng đối với nhân dân Việt Nam anh dũng của chúng ta, đã nêu cao lý tưởng dân chủ và đã không lùi bước trước bất kỳ sự hy sinh nào để bảo vệ tự do của mình. Chính là sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn và không gì phá vỡ nổi của toàn thể nhân dân chúng ta đã khai sinh ra nước Cộng hoà của mình. Lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh đã gắn bó ý chí của mọi người Việt Nam từ Bắc chí Nam thành một khối sức mạnh, bất kỳ nguồn gốc họ ở đâu, theo tôn giáo hay thuộc giai tầng xã hội nào. Trong buổi tối hôm nay, làm sao chúng ta lại không nghĩ tới đồng bào Nam Bộ với một tình cảm trìu mến đặc biệt. Nguyện vọng tha thiết nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam là Tổ quốc đang hồi sinh của chúng ta không bao giờ bị chia cắt và không gì chia cắt được”. Bác đã kêu gọi những trí thức, bà con Việt kiều yêu nước bằng khả năng của mình tác động đến nhân dân Pháp để họ hiểu về nguyện ước hòa bình của dân tộc Việt Nam.

    Hồ Chủ tịch khẳng định: "Tình hữu nghị Pháp - Việt là điều kiện cho sự chấn hưng nước ta, cũng như cho sự phát triển ảnh hưởng của nước Pháp ở châu Á. Tôi tin chắc rằng một sự hợp tác chặt chẽ là có lợi cho cả hai bên. Chúng ta là hai dân tộc yêu chuộng công lý và tự do, quan tâm đến văn hoá, đến sự nảy nở của những tư tưởng đạo lý... Nhưng tình hữu nghị chỉ là tình hữu nghị thực sự, thành thật và phong phú chừng nào nó hoàn toàn tự nguyện. Chúng ta giả thử tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước chúng ta cũng là tự nguyện”.

    Bác lập luận rất biện chứng và hùng hồn rằng: "Tôi tin tưởng rằng nước Pháp đã kháng chiến và giành được giải phóng sẵn sàng công nhận nền độc lập của chúng tôi, điều cần thiết phải có để một dân tộc mong muốn kết bạn với các dân tộc khác. Nước Pháp mới đặt ra cho mình mục đích là giải phóng các dân tộc. Tại sao nước Pháp mới lại vô tình trước số phận của nhân dân các nước đang đeo đuổi những lý tưởng của chính mình?”.

    Hồ Chủ tịch kêu gọi nước Pháp tôn trọng nền độc lập của Việt Nam, điều đó chỉ có lợi cho Pháp. Bác nói: "Vả lại, hoàn toàn độc lập quyết không có nghĩa là đoạn tuyệt. Nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng những lợi ích văn hoá và kinh tế của Pháp trên đất nước Việt Nam; hơn thế nữa, Việt Nam còn sẵn sàng phát triển nó bằng sự hợp tác anh em và trung thực. Việt Nam độc lập, chẳng những không làm hại đến lợi ích của Pháp, mà còn tăng cường vị trí và củng cố uy tín của Pháp ở châu Á”. Bác nhấn mạnh độc lập của Việt Nam cũng như của các nước trong Liên hiệp Pháp sẽ làm cho sức mạnh của Pháp được tăng thêm, Người nói: "Liên hiệp Pháp sẽ có vai trò to lớn trong việc tổ chức xã hội loài người. Là một nước dân chủ, thành viên của Liên hiệp Pháp, nước Việt Nam mong muốn được đóng góp vào việc thiết lập và duy trì hoà bình và dân chủ trên thế giới, bên cạnh Liên Hợp Quốc”.

    Cuối bài phát biểu, Hồ Chủ tịch nói: "Để cho mọi hy vọng trở thành hiện thực, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có một nguyện vọng cháy bỏng là mong mỏi Hội nghị Phôngtennơblô nhanh chóng đưa đến những kết quả cụ thể. Xin nhắc lại lời lẽ hùng hồn của chính Chủ tịch Hội đồng Chính phủ Gioócgiơ Biđôn là: "...Chúng ta có thể chờ đợi một cách chính đáng một tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa hai nước chúng ta như một tấm gương lớn trên thế giới”.

    Nhưng tấm gương lớn trên thế giới đó mà Chủ tịch Hội đồng Chính phủ Gioócgiơ Biđôn nói chỉ là trò bịp lớn. Hội nghị đã kết thúc không đạt kết quả gì. Hồ Chủ tịch trước khi về nước đã cùng với Marius Moutet - Bộ trưởng Bộ Hải ngoại, đại diện Chính phủ Pháp ký bản Tạm ước 14-9 có điều khoản hai bên tạm đình chiến ở Nam Bộ với hy vọng cứu vãn hoà bình. Ngày 19-9-1946, Bác lên tầu ở cảng Toulon trở về nước.

    Từ Paris trở về với bản Tạm ước, Hồ Chủ tịch phải đối phó với với sự lớn tiếng lên án là "phản bội” của những phần tử dân tộc chủ nghĩa cực hữu và những phần tử cực tả. Không ít người phê phán Hồ Chủ tịch đã làm trái với lời Tuyên thệ khi Người nhậm chức ngày 2-3-1946: "Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Tối cao cố vấn đoàn và Uỷ viên kháng chiến hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi nỗi khó khăn dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ”.

    Trước sự lên án đó, Hồ Chủ tịch đã bật khóc. Người chỉ nói một câu: "Hồ Chí Minh không phải kẻ bán nước”. Sau đó, Người còn cố gắng tiếp tục đi đến cùng con đường dẫn tới một giải pháp không bạo lực, đến một nền hòa bình thương lượng với Jean Sainteny và các viên tướng hiếu chiến của Pháp. Nhưng các viên tướng Pháp đã không nắm lấy "cái bắt tay” thân thiện hòa bình của Hồ Chủ tịch. Đến tháng chạp năm 1946, khi Paris cho rằng đội quân thuộc địa được đưa sang Việt Nam đã tăng cường đủ mức và khi Chính phủ Pháp lượng định đã đến lúc sử dụng vũ lực bằng sự khiêu khích diễn ra ở Hải Phòng để đánh quỵ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì một Hồ Chí Minh hoàn toàn khác đã phản ứng trước hành động đó. Hồ Chí Minh đã kêu gọi chiến sĩ, đồng bào chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến hào sảng vang lên qua đài phát thanh: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa. Không. Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên...”.

    Năm 1953, khi chiến cuộc Pháp – Việt chưa kết thúc, chính Jean Sainteny đã viết hồi ký đầy tiên liệu: "Lịch sử một nền hòa bình bị bỏ lỡ”. Và chính Đờ Gôn – Tổng thống Pháp đã bàng hoàng nhận ra nhận định đúng đắn của Hồ Chủ tịch khi tiên đoán sự sụp đổ nền thống trị của Pháp ở Việt Nam sẽ kéo theo sự sụp đổ ở các quốc gia khác trong khối thuộc địa Pháp. Nhận thức bài học đau đớn, chính Đờ Gôn năm 1961 đã "khuyên” John Kennedy – Tổng thống trẻ tuổi nước Mỹ khi ông ta cử vài vạn cố vấn Mỹ sang Việt Nam: "Những người Pháp đã học được kinh nghiệm. Các ông, những người Mỹ, ngày hôm qua đã muốn chiếm lấy chỗ của chúng tôi ở Đông Dương. Ngày nay, các ông lại theo vết chúng tôi nhóm lại ngọn lửa cuộc chiến tranh mà chúng tôi đã sa vào một vũng lầy quân sự và chính trị không có đáy, dù cho các ông có thể đổ vào đấy bao nhiêu tổn thất và chi phí”. Những dòng này được Đờ Gôn đưa vào trong hồi ký "Hy vọng” xuất bản năm 1970. Quả nhiên chỉ 5 năm sau, sự thực oan nghiệt đã diễn ra như vậy.

    Cái giá của hai cuộc chiến tranh kéo dài rồi thất bại để hiểu về ước nguyện chủ quyền của dân tộc Việt Nam cay đắng như thế đó. Nhìn lại lịch sử, chiêm nghiệm lại lịch sử, và cũng để kết thúc bài viết, xin dẫn ra lời của GS. Muller Helen Magrire - Uỷ viên Hội đồng cố vấn SIPA Trường Đại học Colombia - Phó Chủ tịch Hội đồng Canergic về đạo đức và các vấn đề quốc tế (New York) đã phát biểu tại Hội nghị Quốc tế của UNESCO vinh danh Hồ Chí Minh năm 1990 tại Hội trường Ba Đình rằng: "Phải chăng Hồ Chí Minh là nạn nhân của những tư tưởng đúng được đưa ra vào những thời điểm lịch sử sai”?.

    Từ Khôi

    Schoolnet (Theo Nguồn: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&Chitiet=37686&Style=1)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.