Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89600265 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp)

    Ngày gửi bài: 27/08/2010
    Số lượt đọc: 3903

    91. Bằng cách nào mà những con cá voi, hải cẩu, sống trong vùng nước quanh năm đóng băng, vẫn giữ được thân nhiệt cao (30 - 40 độ C)?

    - Những động vật này có một lớp mỡ dưới da ngăn cản không cho thân nhiệt mất đi nhanh chóng (mỡ vốn là chất dẫn nhiệt kém).

    92. Vịt trời đã tự sưởi ấm như thế nào khi giá lạnh?

    - Qua những chỗ băng vỡ trên mặt hồ, những con vịt trời lặn được xuống tận đáy hồ. Ở đó nhiệt độ của nước khoảng 4 độ C.

    93. Tại sao trên núi cao, các chi trở nên khó điều khiển và dễ xảy ra trẹo khớp?

    - Áp suất khí quyển có khả năng làm cho các khớp khít chặt vào nhau hơn. Với sự giảm áp suất khi lên cao, sự liên kết giữa các xương trong khớp giảm dần. Kết quả là các chi trở nên khó vận động và dễ bị trẹo khớp.

    94. Tại sao một số loài chim (gà đồng nhỏ, gà rừng, đa đa, gà gô...) rúc sâu vào trong các tầng tuyết, và đôi khi sống trong tuyết vài ngày đêm liền?

    - Tuyết là chất dẫn nhiệt kém, do đó khi tuyết rơi nhiều hay có bão tuyết, lớp tuyết phủ giữ cho các loài chim này khỏi chết cóng.

    95. Tại sao cáo ở vùng địa cực có tai bé hơn rất nhiều so với cáo ở nơi khí hậu ôn hoà?

    - Tai cáo là cơ quan thoát nhiệt. Vì ở phương Bắc cần thiết phải giảm sự mất nhiệt, nên trong quá trình chọn lọc tự nhiên, để thích nghi nhất với điều kiện sống ở vùng Bắc cực, cáo chỉ có đôi tai bé.

    96. Vào những lúc băng giá rất lạnh, chim thường bị chết cóng khi đang bay, nhiều hơn là đậu một chỗ. Tại sao?

    - Khi đang bay lớp lông vũ của chim áp sát vào thân và không khí còn giữ lại rất ít, cùng với sự vận động khẩn trương trong không khí lạnh, nên chim toả nhiệt mạnh vào môi trường xung quanh. Sự mất nhiệt này thường rất lớn, đến nỗi chim bị chết rét khi đang bay.

    97. Tại sao mắt chúng ta không cảm thấy lạnh?

    98. Tại sao lúc nóng bức, mặt người lại đỏ hồng lên?

    - Vào lúc nóng bức, cơ thể tăng cường toả nhiệt ra xung quanh qua lớp da. Nhiệt từ các cơ quan theo máu đến da. Tất nhiên là người càng mất nhiệt nhiều, thì lượng nhiệt theo máu đến da càng nhiều. Vào những lúc thời tiết nóng nực, các mạch máu ở da giãn nở mạnh và nhờ đó, lượng máu đi qua nhiều hơn lúc bình thường. Trên mặt người có nhiều mạch máu. Mặt bị đỏ lên là do lượng máu đến da tăng lên.

    99. Tại sao khi lạnh người ta lại run lên cầm cập?

    - Run là một trong những hình thức tự vệ của cơ thể để chống lạnh. Lúc cơ thể rét run, các cơ co lại, công của cơ được biến đổi thành nhiệt trong cơ thể.

    100. Tại sao lá nhiều loài cây cuộn lại khi gặp hạn?

    - Mặt dưới lá cây có nhiều lỗ khí. Để giảm bớt sự thoát hơi nước, lá phải quăn lại. Mặt dưới lá mặt trời bị đốt nóng ít hơn nên thoát hơi nước yếu hơn.

    Schoolnet (Theo vietsciences)



    Bài viết liên quan:
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (01/09/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (31/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (30/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (28/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (26/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (25/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (23/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (19/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (18/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (17/08/2010)

     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.