Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89520021 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    10 lời khuyên cho giáo viên làm nhiệm vụ xếp thời khóa biểu

    Ngày gửi bài: 26/07/2006
    Số lượt đọc: 32836

    Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

    Trên đất nước Việt Nam chúng ta hiện có khoảng 25000 trường phổ thông từ Tiểu học đến THCS THPT và có nghĩa là sẽ có tối thiểu từng đó giáo viên đang làm nhiệm vụ xếp thời khóa biểu.

    Xếp thời khóa biểu thực sự là một công việc khó. Cái khó ở đây được thể hiện theo 3 lý do sau:

    - Bản thân việc xếp TKB là một việc đòi hỏi tư duy, suy luận, tính toán rất phức tạp, rất dễ nhầm lẫn, trùng giờ trùng tiết. Phải là người có kinh nghiệm và hiểu biết về công việc này mới làm được.

    - Thứ hai, người xếp thời khóa biểu là người "làm dâu trăm họ", rất khó có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của toàn bộ đội ngũ giáo viên trong trường. Các ràng buộc của giáo viên trong nhà trường lại rất mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau.

    - Công việc xếp TKB đòi hỏi một số tư duy đặc biệt, rất đặc thù của "nghề xếp TKB". Không phải ai cũng có thể rèn luyện để có những kinh nghiệm và tư duy này. Người xếp TKB, ngoài việc phải rất am hiểu về các chương trình môn học, hiểu rõ tính nết và yêu cầu của các giáo viên trong nhà trường, còn phải có được những tư duy nghề nghiệp của công việc xếp thời khóa biểu.

    Với sự ra đời của các phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu, công việc của các giáo viên xếp TKB đã giảm nhẹ đi khá nhiều. Tuy nhiên do không hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng phần mềm rất nhiều giáo viên vẫn cảm thấy sự khó khăn và lúng túng khi sử dụng phần mềm. Bài viết này nhằm vào đối tượng là các giáo viên đang làm nhiệm vụ xếp thời khóa biểu và đang hoặc sắp sử dụng phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu TKB 6.0 của công ty School@net trong công việc của mình. Đây chỉ là những lời khuyên theo đúng nghĩa của từ này. Các giáo viên hãy đọc, tham khảo và tự rút ra cho mình các kết luận hợp lý nhất cho công việc xếp thời khóa biểu của mình.

    1. Không nản và nhụt chí khi bắt đầu sử dụng phần mềm TKB.

    Bao giờ lần đầu tiên dùng phần mềm để xếp thời khóa biểu cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phải sau vài lần xếp bằng máy tính, bạn mới có những thói quen và kinh nghiệm bước đầu.

    2. Một thời khóa biểu do phần mềm tạo ra có thể xấu hơn so với làm bằng tay thì cũng là chuyện bình thường, không có gì lạ.

    Đúng là như vậy đấy. Sản phẩm thời khóa biểu lần đầu được tạo ra bằng phần mềm mà tốt hơn xếp bằng tay mới là lạ.

    3. Dữ liệu cần nhập rất cẩn thận, đặc biệt là bảng phân công giảng dạy của giáo viên.

    Vì nếu chỉ sai một chút nhỏ thôi, ví dụ nhầm giáo viên dạy của một lớp, sau này bạn sẽ phải làm lại và tư duy lại rất vất vả.

    4. Không cần quá tập trung suy nghĩ nhiều trong khi xếp thời khóa biểu. Nếu thấy mệt hãy nghỉ giải lao và xả hơi không hạn chế.

    Đây chính là ưu điểm lớn nhất của xếp thời khóa biểu trên máy tính đấy. Yên tâm đi, máy tính luôn hỗ trợ bạn tối đa.

    5. Nếu muốn xếp cho giáo viên nào đẹp hãy vào màn hình của giáo viên đó mà chỉnh sửa theo ý muốn.

    Thật dễ dàng tính chỉnh cho một người thân có thời khóa biểu đẹp. Chỉ bằng vài lần kéo thả chuột trên thời khóa biểu của giáo viên này là xong. Tuy nhiên hãy nói với họ rằng "tớ đã rất vất vả để làm đẹp thời khóa biểu của cậu đấy".

    6. Nếu sáng mai cần có thời khóa biểu ngay mà hôm nay vẫn chưa nhập dữ liệu xong, hãy bình tĩnh, không vội vàng. Hãy nhớ rằng bạn chỉ cần 1 phút để xếp xong một thời khóa biểu hoàn chỉnh. Hãy yên tâm đi chơi nếu bạn bè rủ đi nhậu ngay hôm nay.

    Lệnh xếp toàn bộ 100% của bản TKB 6.0 chính là cứu tinh của bạn đấy. 12 giờ đêm nhập xong dữ liệu, 12h01 phút bạn đã có một thời khóa biểu hoàn chỉnh dùng được ngay rồi.

    7. Nếu có ai đó kêu ca có thời khóa biểu xấu thì hãy nhớ rằng sẽ có nhiều người sung sướng vì có thời khóa biểu đẹp.

    Điều này là đúng đấy. TKB 6.0 đã có chức năng tối ưu hóa dữ liệu sau khi đã xếp xong. Bạn hãy thử và kiểm tra xem.

    8. Nếu có ai đó nói với bạn rất nặng lời rằng "..... thời khóa biểu sai bét, trùng giờ trùng tiết lung tung...." thì chắc chắn rằng đó là một người nói dối. Vì chắc chắn rằng thời khóa biểu do phần mềm tạo ra không bao giờ mắc lỗi đó.

    Nếu phần mềm tạo ra một thời khóa biểu trùng giờ, trùng tiết, thì phần mềm đó hoặc nên vứt vào sọt rác, hoặc không nên gọi là "phần mềm" nữa.

    9. Phải nhớ quan sát thật kỹ khi muốn chỉnh thời khóa biểu của một người thân. Vì khi bạn đang muốn làm 1 việc tốt cho 1 người thì sẽ có nhiều người khác bị xấu đi đấy.

    Bạn nên nhớ rằng việc xếp thời khóa biểu giống như xếp người ngồi trong toa tàu. Chỉ có 5 cửa sổ thôi nhưng có đến 10 người muốn mát. Làm sao bây giờ. Rõ ràng khi ai đó muốn ngồi cạnh cửa sổ thì phải có người rời cửa sổ chứ. Đó là nguyên tắc của việc xếp thời khóa biểu.

    10. Một khi bạn thấy không hề nhức đầu khi xếp thời khóa biểu, khi mà rời ra chiếc máy tính bạn không thể nghĩ gì được nữa, tức là lúc đó bạn đã trở thành một chuyên gia xếp thời khóa biểu bằng phần mềm rồi đấy.

    Nếu bạn đã trở thành chuyên gia xếp thời khóa biểu bằng máy thì hãy truyền đạt kinh nghiệm đó cho các giáo viên khác.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.