Tìm kiếm | |
School@net |
|
| Xem bài viết theo các chủ đề hiện có | |
| Đăng nhập/Đăng ký | |
| Thành viên có mặt | Khách: 5
Thành viên: 0
Tổng cộng: 5
|
|
|
| Số người truy cập | | Hiện đã có
91678233 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi. |
|
| |
|
PHẦN MỀM HỖ TRỢ XẾP THỜI KHÓA BIỂU TKB 6.0 VỚI MÔ HÌNH PHÒNG HỌC BỘ MÔN VÀ ĐA NĂNG |
Ngày gửi bài: 09/05/2006 Số lượt đọc: 14570
|
5. Mô hình phòng học trong phần mềm TKB 6.0
5.1. Vài nét về phần mềm TKB
Phần mềm Hỗ trợ xếp Thời khóa biểu TKB ra đời lần đầu tiên từ những năm 1989-1990 với phiên bản miễn phí viết trên nền DOS. Từ đó đến nay, phần mềm này đã liên tục được nâng cấp, phát triển, được đầu tư một cách nghiêm túc và được rất nhiều nhà trường phổ thông trên toàn quốc đón nhận. Hiện tại phiên bản TKB 5.5 đang được sử dụng tại gần 1000 trường phổ thông thuộc gần 60 tỉnh thành trên toàn quốc. Phần mềm đã liên tục đoạt IT-CUP sản phẩm phần mềm cấp ngành tốt nhất các năm 2003, 2004 của Hội Tin học Việt Nam và đạt BIT-CUP sản phẩm người dùng ưa chuộng nhất ngành giáo dục đào tạo năm 2004 của tạp chí PCWORLD và IDG bình chọn.
Phiên bản TKB 6.0 là phần mềm thời khóa biểu đầu tiên của Việt Nam hỗ trợ hoàn toàn cho mô hình phòng học bộ môn và đa năng.
5.2. Quan điểm của School@net khi xây dựng mô hình Thời khóa biểu hỗ trợ phòng bộ môn
Với kinh nghiệm hơn 15 năm lăn lộn với bài toán và phần mềm xếp Thời khóa biểu cho các nhà trường phổ thông, chúng tôi rất thận trọng trong việc tiếp cận và phát triển phần mềm cho mô hình phòng học bộ môn. Quan điểm của chúng tôi khi xây dựng mô hình Thời khóa biểu này như sau:
- Việc thiết kế mô hình thời khóa biểu với phòng bộ môn phải rất thận trọng, và phải kế thừa được hầu hết các kết quả đã có của phần mềm với mô hình thời khóa biểu cổ điển. Hay nói cách khác mô hình thời khóa biểu cổ điển phải là một trường hợp riêng, đặc biệt của mô hình thời khóa biểu với phòng bộ môn.
- Khái niệm PHÒNG HỌC được xây dựng mới trong phần mềm sẽ được phân thành 2 loại rõ ràng: phòng học Bộ môn và phòng Đa năng. Phòng bộ môn là phòng được gán tính chất học một số môn học nhất định cho các lớp học (hoặc khối lớp) nhất định. Phòng học đa năng dùng để phục vụ cho tất các các tiết học truyền thống nếu cần có thể chuyển sang phòng đa năng để học tập.
- Số lượng các phòng bộ môn này, về lý thuyết có thể xây dựng không hạn chế, nhưng trên thực tế số phòng học này là không nhiều. Do vậy việc gán hay qui định học trong các phòng bộ môn này phải được qui định rất chặt chẽ.
- Khi một lớp học với môn học cụ thể được qui định học trong phòng bộ môn (nghĩa là học theo chương trình cải cách mới, đến giờ học, học sinh phải tự di chuyển đến phòng học bộ môn tương ứng), tất cả các tiết học của lớp và môn này phải được học trong phòng bộ môn này. Trước mắt phần mềm không cho phép lớp học được tự do di chuyển giữa phòng bộ môn và phòng truyền thống.
- Số lượng các Phòng Bộ môn được xây dựng trong nhà trường không thể nhiều (như đã trình bày lý do ở trên). Do vậy trong khi học số lượng học sinh di chuyển sang học trong các phòng bộ môn là không lớn so với các môn học còn lại (học trong phòng truyền thống!). Vì vậy phần mềm sẽ mặc định đặt tất cả các lớp học trong phòng học truyền thống cố định. Với đa số các tiết học, học sinh sẽ ngồi tại chỗ, giáo viên di chuyển theo đúng mô hình học truyền thống. Riêng đối với các tiết học trong phòng bộ môn thì học sinh phải di chuyển như đã nói ở trên. Như vậy việc di chuyển chỗ ngồi của học sinh trong thời gian học là không quá lớn và không ảnh hưởng gì đến các lớp khác trong trường. Với quan điểm như vậy, mô hình phòng học bộ môn sẽ là một phát triển tự nhiên của mô hình thời khóa biểu cổ điển.
- Trong đa số các trường hợp, số lượng phòng học bộ môn nằm trong số các phòng học mới xây dựng và không là phòng học truyền thống của các lớp. Tuy nhiên nếu nhà trường muốn xây dựng thêm các phòng học bộ môn thì có thể lấy một số (ít) phòng truyền thống để xây dựng thành phòng bộ môn. Trong trường hợp này có một số lớp học sẽ “không có phòng truyền thống” như các lớp học bình thường. Các lớp học “đặc biệt” này sẽ được gán phòng học mặc định cho một phòng bộ môn nào đó. Như vậy đối với các lớp này nếu trong giờ học bình thường, nếu phòng học của mình bị bận do các lớp khác học thì lớp này sẽ phải di chuyển sang các phòng bộ môn khác hoặc phòng truyền thống khác. Với cách xây dựng như trên các lớp học “đặc biệt” này sẽ phải di chuyển nhiều hơn (cả các tiết học bình thường) và do đó sẽ phải chịu thiệt thòi hơn các lớp khác. Tuy nhiên nhìn chung lượng di chuyển học sinh vẫn không lớn và do vậy là chấp nhận được.
5.3. Mô hình phòng học trong TKB 6.0
1. Khái niệm phòng học trong TKB
Trong phần mềm TKB cho phép khởi tạo các phòng học. Phần mềm cho phép tạo 2 kiểu phòng học: Phòng bộ môn và phòng đa năng.
Thông tin Kiểu phòng dùng để phân biệt giữa hai loại phòng trên
Trên màn hình nhập phòng học, phòng bộ môn có màu hồng, phòng đa năng có màu tím.
Các tiết học trên thời khóa biểu, do vậy, sẽ được chia làm 3 loại:
1- tiết học truyền thống.
2- tiết học phòng bộ môn.
3- tiết học phòng đa năng.
Trên màn hình xem và tinh chỉnh thông tin thời khóa biểu, nút lệnh Phòng sẽ có tác dụng tô màu các ô trên lưới thời khóa biểu theo 3 màu của 3 loại tiết học trên.
2. Qui trình làm việc với phòng học bộ môn
Phòng học bộ môn sau khi được khởi tạo (trong màn hình nhập DS phòng có màu hồng), cần phải gán tính chất môn học để có thể thật sự trở thành phòng học bộ môn.
Như vậy qui trình để đưa một phòng học kiểu bộ môn trở thành một phòng bộ môn thực sự là:
3. Phân công lớp học trong phòng học bộ môn
Sau khi đã gán và xác định được các phòng học bộ môn thực sự, bước tiếp theo là phân công lớp học trong phòng bộ môn.
Mặc định toàn bộ các lớp học (tất cả các môn học) đều được học và dạy trong phòng truyền thống.
Để có thể xếp tiết học vào phòng bộ môn cần thực hiện việc “Phân công lớp / môn học trong phòng bộ môn”. Sau khi “phân công” các tiết học này sẽ trở thành tiết học trong phòng bộ môn và bắt buộc phải xếp học trong các phòng bộ môn.
Để hiểu được điều này, chúng ta cùng xét một vi dụ sau:
Ta xét một Phân công giảng dạy chuyên môn của thời khóa biểu, ví dụ: Lớp 11A, môn Lý, 3 tiết/tuần.
Như vậy theo qui định chỉ có thể xảy ra một trong 2 phương án xếp các tiết học của một PCGD: hoặc học tất cả trong phòng truyền thống, hoặc học tất cả trong phòng bộ môn. Không thể xảy ra tình trạng các tiết của cùng một môn học, cùng một lớp nhưng xếp học xen kẽ giữa phòng truyền thống và phòng học bộ môn.
4. Các tính chất của phòng học đa năng
Phòng học đa năng là một đối tượng phòng học tương tự như kiểu phòng bộ môn, tuy nhiên tính chất của phòng này hoàn toàn khác biệt với khái niệm phòng học bộ môn đã trình bày ở trên.
- Phòng học đa năng không thể trở thành phòng học bộ môn. Không thể gán tính chất môn học cho phòng học này.
- Tất cả các tiết học trong phòng truyền thống đều có thể chuyển đổi sang phòng học đa năng. Ngược lại các tiết học trong phòng đa năng có thể chuyển về phòng truyền thống hoặc sang các phòng học đa năng khác.
- Như vậy phòng học đa năng có thể xếp mọi tiết học, mọi môn học trừ ra một điều kiện đó là tiết học này đã được phân công dạy trong phòng bộ môn.
Chú ý: các tiết học trong phòng đa năng đều phải do người sử dụng phần mềm xếp bằng tay. Phần mềm TKB không tự động xếp tiết học nào vào phòng học đa năng, vì máy tính sẽ tự động xếp các tiết này vào phòng truyền thống.
5.4. TKB 6.0 với mô hình phòng học lý tưởng
1. Mô hình phòng học lý tưởng
Mô hình phòng học lý tưởng là mô hình nhà trường trong đó mọi lớp học đều được gán cố định với một phòng học truyền thống.
Trong mô hình này, tên các lớp học, ví dụ 12A, 10E có thể dùng để chỉ các phòng học truyền thống tương ứng của các lớp học này.
2. Mô hình dữ liệu thời khóa biểu của phần mềm TKB 6.0
Mô hình dữ liệu của phần mềm TKB 6.0 chính là mô hình phòng học lý tưởng. Mô hình này có các tính chất quan trọng sau đây:
- Đối tượng phòng học chỉ có 2 loại: phòng học bộ môn và phòng đa năng.
- Ngầm định các phòng học truyền thống chính là các lớp học.
- Các tiết học không là tiết học trong phòng bộ môn thì đều là tiết học truyền thống (thông tin phòng = NULL) hoặc có thể xếp trong phòng đa năng.
- Các tiết học trong phòng đa năng đều có thể chuyển về phòng học truyền thống.
- Mỗi tiết học trên Thời khóa biểu được chia làm 3 loại: tiết học truyền thống, tiết học phòng bộ môn và tiết học phòng đa năng.
- Trường hợp không có phòng (số lượng phòng học = 0), mô hình dữ liệu này trở thành mô hình thời khóa biểu cổ điển. Như vậy mô hình dữ liệu TKB 6.0 là một phát triển tự nhiên của các mô hình dữ liệu TKB của các phiên bản trước đây.
5.5. Lệnh RAD và mô hình phòng học thực tế
1. Phần mềm TKB với mô hình phòng học thực tế
Như trên đã trình bày, dữ liệu của phần mềm TKB 6.0 bình thường chính là mô hình phòng học lý tưởng của các nhà trường (không có lớp học đặc biệt).
Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng TKB 6.0 không hỗ trợ cho mô hình nhà trường có lớp học đặc biệt (mô hfinh phòng học thực tế). Phần mềm TKB 6.0 có một tiếp cận đặc biệt để giải quyết tốt vấn đề này. Cách tiếp cận của phần mềm TKB như sau:
- Các lớp “đặc biệt” được định nghĩa trong một lệnh riêng biệt và coi như một thuộc tính riêng của lớp học.
- Bình thường, toàn bộ dữ liệu đang làm việc là mô hình phòng học lý tưởng.
- Thông tin phân bổ tiết học cho các lớp đặc biệt được lưu trữ trong một cấu trúc dữ liệu riêng, gọi là RAD. Dữ liệu RAD tồn tại đồng thời và song song với dữ liệu TKB đang hoạt động. Phần mềm luôn giữ sự đồng bộ dữ liệu giữa RAD và TKB hiện thời.
2. Định nghĩa các lớp học đặc biệt
Mặc định toàn bộ các lớp học khi khởi tạo sẽ là lớp học bình thường học trong phòng truyền thống. Lớp học đặc biệt là lớp học được gán mặc định với một phòng học bộ môn hoặc đa năng. Muốn cài đặt một lớp học trở thành đặc biệt phải tiến hành các thao tác bổ sung sau đây:
Cách 1:
- Thực hiện lệnh Nhập dữ liệu -->Phân công lớp học phòng bộ môn.
- Màn hình sau xuất hiện:
- Với các lớp học muốn trở thành đặc biệt, hủy chọn tại vị trí Học phòng truyền thống và chọn phòng bộ môn mặc định trong danh sách phòng tại vị trí Phòng học mặc định.
Cách 2:
- Vào lệnh nhập DS lớp học.
- Với lớp học muốn đặt chế độ, nhấn nút Thông tin thêm trong cửa sổ nhập thông tin cho lớp học hiện thời. Cửa sổ nhập các thông tin thêm của lớp có dạng sau xuất hiện.
- Chọn hoặc hủy chọn tại vị trí Học trong phòng truyền thống để đặt chế độ cho lớp hiện thời là đặc biệt hay không. Trong trường hợp là lớp đặc biệt, chọn phòng học mặc định cho lớp này tại vị trí Phòng học mặc định.
3. Lệnh RAD - Phân bổ phòng học cho các lớp học đặc biệt
Lệnh RAD có thể được thực hiện bất cứ lúc nào ngay sau khi định nghĩa được các lớp học đặc biệt.
Màn hình chính của lệnh RAD có dạng sau:
Mô tả cửa sổ làm việc của lệnh RAD
- Phía trên cùng của màn hình là vị trí chọn các lớp đặc biệt và buổi học tương ứng để tiến hành phân bổ phòng học. Như vậy lệnh chỉ cho phép quan sát và tiến hành phân bổ theo từng lớp học.
- Phía dưới là một số nút lệnh chính của RAD (sẽ mô tả sau).
- Phần chính của cửa sổ làm việc là khung lưới dùng để quan sát và phân bổ phòng học cho các tiết học của lớp hiện thời.
- Cột bên trái là thời khóa biểu của lớp này. Các tiết học cần phân bổ phòng học sẽ có màu vàng. Các ô tiết màu xanh là đã được học trong phòng học.
Các thao tác trong RAD
Trong lệnh RAD ta có thể quan sát và phân bổ phòng học trực tiếp trên một khung lưới. Cột ngoài cùng bên trái chính là thời khóa biểu của lớp học hiện thời trước khi phân bổ. Các tiết màu xanh là các tiết đã được học trong phòng bộ môn không cần phân bổ. Các tiết học màu vàng chính là các tiết học truyền thống cần phân bổ.
Các cột tiếp theo là trạng thái của các “phòng học” trong nhà trường, bắt đầu là các Phòng học (Bộ môn, Đa năng) (Phòng Lý, Phòng Hóa, ...), tiếp theo là các Phòng Truyền thống tương ứng với các lớp học bình thường (6A, 6B, ....). Vị trí các tiết rỗng của phòng bộ môn và các tiết học trong phòng bộ môn của các lớp bình thường sẽ hiển thị thành Check Box cho phép người dùng kích chuột để chọn phân bổ phòng học.
Các ô còn lại (màu xanh) là các vị trí bận không thể phân bổ được. Đó là các tiêt học bình thường trong các phòng Bộ môn và là các tiết học truyền thống của các lớp học bình thường.
Các lệnh chính của RAD
Cập nhật phòng mặc định: Tự động phân bổ các tiết học cần phân bổ vào phòng bộ môn mặc định của lớp này.
Tự động cập nhật: Tự động phân bổ toàn bộ các tiết cho lớp học hiện thời.
Tự động cập nhật toàn bộ: Tự động phân bổ cho tất cả các lớp học (cần phân bổ).
Hủy cập nhật: Hủy toàn bộ trạng thái cập nhật cho lớp hiện thời, đưa trở lại trạng thái ban đầu.
4. Dữ liệu phân bổ RAD
Dữ liệu RAD là dữ liệu thời khóa biểu nhà trường sau khi đã phân bổ phòng học bởi lệnh RAD. Chú ý rằng dữ liệu thời khóa biểu đã phân bổ RAD tồn tại độc lập và song song với dữ liệu TKB hiện thời.
Như vậy đối với mô hình thời khóa biểu có phòng bộ môn, phần mềm TKB từ phiên bản 6.0 trở đi sẽ lưu trữ đồng thời hai cấu trúc dữ liệu:
Toàn bộ các chức năng của phần mềm đều áp dụng cho dữ liệu TKB hiện thời hay chính là mô hình phòng học lý tưởng nếu nhà trường có phòng học bộ môn. Mô hình phòng học lý tưởng chính là mô hình phát triển tự nhiên của mô hình phòng học truyền thống đã có tại Việt Nam từ trước đến nay. Toàn bộ chức năng của phần mềm nếu dùng được cho mô hình phòng học lý tưởng cũng sẽ áp dụng được cho các mô hình phòng học truyền thống.
Trong phiên bản TKB 6.0, hai mô hình dữ liệu trên luôn được thống nhất và đồng bộ dữ liệu với nhau. Với chức năng RAD, mô hình thời khóa biểu với phòng học bộ môn và đa năng đã được giải quyết trọn vẹn.
School@net
|
Những bài viết khác:
|
|
|
|
|