Bài toán học xem lịch và xem đồng hồ
Trong bài toán dưới đây học sinh sẽ được làm quen với một lịch tuần đơn giản và phải trả lời các câu hỏi đơn giản ví dụ: hôm nay là thứ mấy? Ngày thứ hai tuần này là ngày bao nhiêu? Ngày mai là thứ mấy?
Trên màn hình hiện lịch tuần hiện thời. Các câu hỏi được tự động xuất hiện và học sinh cần nạp câu trả lời bằng cách nháy chuột tại nút tương ứng.
Mô hình dưới đây là bài học xem đồng hồ. Học sinh nhìn đồng hồ và phải trả lời câu hỏi: đồng hồ chỉ mấy giờ?
Học sinh căn cứ vào đồng hồ treo trên tường và thời gian ngoài cửa sổ để nhận biết thời gian hiện thời là mấy giờ.
Các bài toán có yếu tố hình học
Trong mô hình sau học sinh cần đếm số điểm và số đoạn thẳng có trên hình vẽ. Đây là một dạng bài toán khó đòi hỏi học sinh quan sát kỹ và đếm thật cẩn thận. Rất dễ nhầm lẫn trong dạng bài toán này.

Trong bài toán dưới đây học sinh cần dùng chuột để nối các điểm để tạo ra các đoạn thẳng theo đúng yêu cầu. Đây là một dạng toán rất hay và thú vị vừa sức đối với học sinh.

Để tạo ra được đoạn thẳng cần nháy chuột lên một điểm sau đó di chuyển chuột đến một điểm thứ hai và nháy chuột.
Trong bài toán sau học sinh sẽ phải quan sát và nhận biết các điểm nằm trong hay ngoài một miền cho trước trên màn hình. Bài tập này nằm trong nhóm kiến thức nhận biết các đối tượng điểm, đoạn thẳng trên mặt phẳng.
Tại mỗi dòng có câu hỏi, học sinh cần nháy chọn một trong 2 nút Đúng / Sai để trả lời câu hỏi.
Đo độ dài đoạn thẳng
Trong mô hình bài toán sau đây, học sinh sẽ cần phải đo và tính độ dài các đoạn thẳng có trên màn hình. Đây là một mô phỏng rất sát với thực tế và rất hay đối với học sinh. Học sinh có điều kiện dùng một thước có độ đo để đo thực sự độ dài các đoạn thẳng.
Để đo độ dài đoạn thẳng, học sinh cần dịch chuyển thước đo đến vị trí đoạn thẳng để tiến hành đo trực tiếp trên màn hình. Nháy đúp trên thước để xoay thước đi một góc 45 độ.
Nhận biết các hình vuông, tròn, tam giác
Nhận biết các hình vuông, tròn, tam giác
Một số bài tập dạng này đòi hỏi học sinh phải quan sát thật kỹ trước khi trả lời chính xác.
Trong bài tập dưới đây học sinh cần mở ra đúng số lượng các hình theo yêu cẩu.
Để mở hình nằm dưới bông hoa cần nháy chuột lên bông hoa này. Nếu hình không phải là hình cần tìm thì phải đóng bông hoa lại bằng cách nháy chuột lần thứ hai lên hình.
Giải toán có lời văn
Đối với học sinh lớp 1, giải toán có lời văn là một điểm nhấn rất quan trọng. Các em bắt đầu làm quen với việc mô tả bài toán bằng lời văn.
Trong hình dưới đây sẽ mô tả một bài toán bằng lời văn và có hình vẽ minh họa. Học sinh cần nhập toàn bộ tóm tắt và nhập lời giải bài toán theo đúng mẫu trong sách giáo khoa được học.
Toán có lời văn và giải bằng một phép tính.
Dưới đây là một bài toán có lời văn mà không có hình vẽ minh họa. Phần mềm sẽ tự động sinh các dạng toán này theo đúng khuôn dạng đã mô tả trong sách giáo khoa.

Hy vọng phiên bản mới của bộ phần mềm Cùng học Toán sẽ đáp ứng được nhu cầu rất đa dạng và phong phú của các nhà trường, học sinh và gia đình Việt Nam.
School@net
|