Để hiểu rõ hơn khái niệm quan trọng này của chức năng kiểm tra trực tuyến, chúng ta cần quay lại một chút về bài toán kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh trong nhà trường. Trong mọi nhà trường, mọi cơ sở đào tạo, Học-Dạy và Kiểm tra kiến thức là hai nhiệm vụ chính trọng tâm nhất. Do vậy Kiểm tra kiến thức là một trong hai nhiệm vụ chính quan trọng nhất của mọi nhà trường, mọi hình thức giáo dục - đào tạo trên thực tế. Toàn bộ quá trình kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh được tiến hành theo nhiều bước, công đoạn khác nhau. Phần mềm Ngân hàng đề thông minh iQB của Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường được thiết kế để mô phỏng toàn bộ quá trình kiểm tra kiến thức này trong các nhà trường Việt Nam. Có thể vẽ ra đây một sơ đồ đơn giản cho các khâu, bước cơ bản của công việc kiểm tra kiến thức trong các nhà trường.  Trong sơ đồ trên ta thấy qui trình kiểm tra kiến thức bằng máy tính sẽ bao gồm 4 bước, công đoạn như sau: 1. Câu hỏi: nguồn kiến thức kiểm tra Vấn đề đầu tiên là nguồn và vùng kiến thức cần kiểm tra. Tại bước này, GV sẽ hình thành ý tưởng và xác định mục đich của việc kiểm tra, đối tượng kiểm tra và hình thức kiểm tra. Nguồn dữ liệu kiểm tra sẽ là kiến thức mà GV đã có hoặc từ các nguồn dữ liệu ngoài, ví dụ các CSDL ngân hàng câu hỏi tương ứng. Trong mô hình phần mềm iQB, các CSDL ngân hàng câu hỏi (các tệp *.iqb) được thiết lập nhằm lưu trữ các kho câu hỏi kiếm tra kiến thức. Các kho câu hỏi này chính là nguồn dữ liệu đầu vào cho việc hình thành các đề kiểm tra kiến thức cho học sinh. 2. Đề kiểm tra kiến thức Bước tiếp theo là thiết lập đề kiểm tra cụ thể. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể mà đề kiểm tra này được thiết lập theo nhiều cách và kiểu khác nhau. Ví dụ trên thực tế trong nhà trường có thể có nhiều kiểu cách kiểm tra kiến thức khác nhau như kiểm tra miệng, kiểm tra viết, vấn đáp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ, ... Mỗi loại, hình thức kiểm tra đó lại yêu cầu một kiểu, mẫu đề kiểm tra khác nhau. 3. Làm bài kiểm tra theo đề đã có Bước tiếp theo là cách thức, hình thức làm bài kiểm tra theo đề đã có. Tùy thuộc vào hình thức của đề kiểm tra hoặc phụ thuộc vào mục đích, đối tượng của việc kiểm tra này mà GV sẽ qui định các cách thức kiểm tra khác nhau sao cho hợp lý nhất. Việc tiến hành kiểm tra kiến thức học sinh theo các hình thức kiểm tra khác nhau chính là đối tượng mà bài viết này muốn nhắc đến. Với rất nhiều hình thức kiểm tra được thiết kế trong phần mềm, GV sẽ có nhiều lựa chọn và đưa các hình thức này vào áp dụng trên thực tế. Công việc mô phỏng cách và hình thức làm bài kiểm tra từ Giấy sang Máy tính sẽ kéo theo khái niệm Hình thức kiểm tra trực tuyến đã nêu ở đầu đề bài viết này. 4. Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá học sinh Cuối cùng là cách mà GV sẽ đánh giá học sinh theo kết quả của bài kiểm tra. Ví dụ các bài kiểm tra cho điểm hay chỉ phân loại. Nếu là cho điểm thì điểm này sẽ được qui định hệ số ra sao khi tính vào điểm chung của HS này. Trong phiên bản mới iQB 7.0, phần mềm đã mở rộng và đưa ra một danh sách đầy đủ các hình thức kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính, hỗ trợ các nhu cầu kiểm tra kiến thức khác nhau trên thực tế. Đây là phiên bản phần mềm với nhiều tính năng mở rộng nhiều nhất của bộ phần mềm iQB tính đến thời điểm hiện nay. Trong phiên bản mới iQB 7.0, chúng tôi đã đưa vào 5 hình thức, kiểu kiểm tra trực tiếp trên máy tính: kiểm tra Chuẩn, kiểm tra Nhanh, kiểm tra Mở, kiểm tra Cộng đồngvà kiểm tra IQ. Cả 5 hình thức kiểm tra này trong iQB 7.0 đều hỗ trợ hoàn toàn cho tất cả các dạng đề kiểm tra có thể tiến hành trên máy tính được, bao gồm cả các câu hỏi ngắn và dài, câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết và cặp đôi. Mỗi hình thức kiểm tra trực tuyến trên đây được thiết lập để hỗ trợ GV và HS thực hiện bài kiểm tra một cách hiệu quả nhất và đáp ứng nhu cầu kiểm tra đa dạng trên thực tế.
Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường
School@net
|