Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.vnschool.net

Mô hình ứng dụng CNTT cho giáo viên CNTT mầm non mẫu giáo
15/06/2015

Bài viết mô tả ngắn gọn mô hình ứng dụng CNTT – phần mềm trong giáo dục lứa tuổi mầm non mẫu giáo và giới thiệu trang Cùng học (cunghoc.vn) như một mô trường ứng dụng cụ thể cho giáo viên trong nhà trường mầm non mẫu giáo.


I. Mô hình ứng dụng CNTT cho lứa tuổi mẫu giáo, mầm non

Đối với lứa tuổi từ 3 – 6, nhiều người có suy nghĩ rằng máy tính, CNTT sẽ không có tác dụng hỗ trợ giáo dục như với các lứa tuổi khác vì đặc thù giáo dục cho lứa tuổi này.

Tuy nhiên điều đó không chính xác.

CNTT hoàn toàn có thể trợ giúp rất tốt cho lứa tuổi mầm non mẫu giáo trong việc vui chơi, giải trí, học tập của mình. Ở lứa tuổi này, các bé rất tò mò, ham hiểu biết, năng động, rất thích các hoạt động tập thể. Do vậy sử dụng CNTT – phần mềm để mô phỏng trò chơi, tạo ra các sân chơi phù hợp với lứa tuổi này là yêu cầu rất lớn vì không phải nhà trường nào cũng đủ điều kiện tạo được các trò chơi giáo dục trên thực tế.

CNTT – phần mềm với những tính năng nổi bật như TƯƠNG TÁC, HÌNH ẢNH, ÂM THANH, VIDEO, ANIMATION sẽ có khả năng tạo ra các phần mềm hỗ trợ giáo dục tốt nhất cho lứa tuổi này.

Hình ảnh sau mô tả một HOẠT ĐỘNG của học sinh mẫu giáo khi thao tác trực tiếp trên bảng tương tác để học.

Sau đây là một vài mô hình ứng dụng CNTT có thể áp dụng cho lứa tuổi này.

A. Mức tương tác đơn giản

Nức tương tác đơn giản này rất dễ thực hiện bằng CNTT, thậm chí các giáo viên không cần có kiến thức sâu của CNTT vẫn có thể tự mình thiết kế và làm được các ứng dụng này.

Một vài ví dụ ứng dụng loại này:

- Thể hiện 1 dãy các hình ảnh.

- Kết hợp thể hiện hình ảnh và âm thanh. Ví dụ hiện hình ảnh, bấm vào hình sẽ hiện âm thanh.

- Thể hiện video hoặc Animation.

- Sử dụng tranh, hình ảnh để kết hợp kể chuyện, giảng giải, tập vẽ, tô màu, ....

- Sử dụng tranh tĩnh để hướng dẫn các trò chơi và hoạt động thực tế.

B. Mức tương tác hoàn thiện

Đây là mức cao hơn: tương tác hoàn thiện. Với mức này, các hoạt động trên máy tính thường là các phần mềm hoàn chỉnh, có tương tác nhiều hơn, có hội thoại trao đổi giữa máy tính và người chơi. Các phần mềm hoàn chỉnh này rất đa dạng trên thực tế (ví dụ có thể xem các phần mềm trên trang Cùng học).

Mỗi hoạt động, tương tác, phần mềm loại này đều hướng đến 1 mục đích cụ thể của giáo dục cho lứa tuổi này, yêu cầu GV nắm vững kiến thức và các mục đích này để cùng tham gia vui, chơi với trẻ nhỏ.

Các trò chơi loại này có thể là:

- Các trò chơi từ đơn giản đế phức tạp như nhận biết số, nhận biết chữ, nhận biết hình dạng, .... thông qua mỗi phần mềm là một hoạt động giáo dục cụ thể.

- Các phần mềm có tính hướng dẫn và kiểm tra kiến thức sâu hơn. Ví dụ một bài học bao gồm dãy các hình ảnh, video, lời kể, sau đó là phần trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết của HS.

- Các phần mềm trò chơi mang tính thi đua, tính điểm để tạo ra sân chơi vui nhộn cho bé.

Với các ứng dụng mức này, đòi hỏi về phía giáo viên cũng cao hơn, giáo viên cần tìm hiểu trước bài học, dữ liệu để cùng hướng dẫn, giải đáp và cùng tương tác vui chơi với trẻ nhỏ.

C. Mức nâng cao

Đây sẽ là mức tương tác cao nhất của ứng dụng CNTT. Với mức này GV sẽ phải tham gia tích cực hơn vào quá trình sử dụng phần mềm và hướng dẫn cho HS. Một vài ví dụ cho hướng phần mềm này.

- Các phần mềm CÔNG CỤ, đòi hỏi GV phải chuẩn bị trước ở nhà các bộ dữ liệu, lựa chọn đầu vào cho phần mềm.

- Các trò chơi mà HS được tiếp cận theo nhiều mức, qua 1 mức mới sang được mức tiếp theo.

- Các trò chơi có tính tương tác, sử dụng CNTT nhiều hơn, ví dụ các trò chơi sáng tạo, yêu cầu HS thực hành, thao tác tự lập trên máy tính hoặc theo máy tính. Ví dụ như phần mềm hỗ trợ tập vẽ, tô màu, ghép tranh, ghép hình, kết quả cần ghi lại hoặc chiếu lên màn hình để chấm điểm. Hoặc kết quả cần in ra máy in để đưa về cho cha mẹ HS tham khảo.

- Một số phần mềm sinh bài học, bài luyện từ các CSDL ngân hàng thư liệu cho chính GV nhập. Với các loại phần mềm này, thành công của phần mềm phụ thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn và nhập dữ liệu từ điển do GV thực hiện.

II. Kỹ năng cần thiết về CNTT cho giáo viên mẫu giáo

Các kỹ năng tối thiểu cần thiết cho GV cấp mầm non, mẫu giáo để ứng dụng được CNTT.

1. Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet.

2. Kỹ năng làm việc với hình ảnh, âm thanh.

3. Kỹ năng tạo và chỉnh sửa video.

4. Một số kỹ năng, kiến thức tối thiểu về lập trình Animation, Scripting.

5. Kỹ năng, hiểu biết về CSDL và Multimedia.

III. Sử dụng Cùng học như một môi trường hỗ trợ cho giáo viên và học sinh mầm non, mẫu giáo

 

Trang thông tin phần mềm trực tuyến Cùng học (http://cunghoc.vn) là nơi tập trung toản bộ các phần mềm giáo dục chính của Công ty School@net trên nền Internet. Đây là hướng phát triển mới nhất của Công ty School@net. Đặc điểm nổi bật nhất của CÙNG HỌC là toàn bộ các phần mềm đều được cài đặt trực tuyến và được thiết kế bởi công nghệ HTML5 là khuôn dạng HTML mới nhất hiện nay, dễ dàng truy cập và sử dụng. Từ bất kỳ một thiết bị điện tử viễn thông nào, chỉ cần có kết nối Internet là đều có thể truy cập được vào các ứng dụng trên Cùng học. Ví dụ các thiết bị sau có thể truy cập Cùng học thông qua các trình duyệt truyền thống:

- Máy tính PC / Mac.

- Laptop.

- Máy tính bảng / iPad.

- Điện thoại di động / iPhone.

- Ti vi thông minh.

Mô hình truy cập trang Cùng học từ các thiết bị và môi trường khác nhau.

 

Trang Cùng học từ khi bắt đầu hình thành đã trải qua các Giai đoạn phát triển sau:

Dự án trang phần mềm giáo dục trực tuyến Cùng học được bắt đầu khởi động tháng 6/2013, khai trương thử nghiệm 6/2014, khai trương chính thức 9/2014 và đã trải qua 2 giai đoạn phát triển chính:

Giai đoạn 1 (9/2014 --> 31/12/2014).

Tại thời điểm khai chương chính thức trên trang Cùng học chỉ có 33 phần mềm. Trong giai đoạn 1, công ty School@net tập trung phát triển đa dạng các phần mềm giáo dục độc lập để bổ sung lên trang Cùng học. Số lượng phần mềm đã tăng lên nhanh chóng, tại thời điểm cuối năm 2014 đã có trên 1000 phần mềm được đưa lên Cùng học. Cũng trong giai đoạn 1, mô hình dữ liệu quản lý các phần mềm trên Cùng học đã được thiết kế hoàn chỉnh lại. Đặc biệt tại giai đoạn 1 đã hoàn thiện việc mô hình hóa và phân loại phần mềm trên Cùng học.

Giai đoạn 2 (1/2014 --> 31/3/2014).

Giai đoạn 2 của Cùng học tập trung vào việc cải tiến các giao diện và tiếp tục bổ sung phần mềm. Hiện tại trên trang Cùng học đã tích hợp hơn 2000 phần mềm giáo dục các loại, rất đa dạng về thể loại và nội dung, phục vụ việc học và dạy cho tất cả các cấp học. Giao diện của Cùng học cũng được cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện liên tục. Kết thúc giai đoạn 2, có thể nói Cùng học đã hoàn thiện tất cả các giao diện cần thiết cho 1 mô hình tập trung các phần mềm giáo dục trực tuyến, lần đầu tiên được thiết kế và áp dụng tại Việt Nam.

Tìm kiếm và phân loại phần mềm trên Cùng học

Để thuận tiện cho việc tìm kiếm phần mềm trên Cùng học, toàn bộ hệ thống các ứng dụng trên Cùng học đã được tham số hóa và có thể được thể hiện theo các phân loại sau:

- Thể hiện và phân loại theo CẤP HỌC: Mẫu giáo; Tiểu học; THCS; THPT; Đại học.

- Thể hiện và phân loại theo LỚP HỌC: theo các lớp từ mẫu giáo đến lớp 12.

- Thể hiện và phân loại theo MÔN HỌC chung.

- Thể hiện và phân loại theo NHÓM PHẦN MỀM: các nhóm phần mềm này được thiết kế bới công ty School@net.

- Thể hiện và phân loại theo PHÂN BỔ CHI TIẾT MÔN HỌC THEO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC: đây là việc phân bổ chi tiết đến từng bài học, từng chủ đề kiến thức lõi của môn học.

Ngoài ra người dùng còn có thể dễ dàng tìm kiếm phần mềm bởi Công cụ TÌM KIẾM theo các từ khóa chuyên biệt.

 

Phân loại nhóm phần mềm

Phân loại chia nhóm phần mềm rất thuận tiện cho người dùng khi hiểu rõ cách phân chia các nhóm thiết kế phần mềm của Công ty School@net.

Mô hình nhóm phần mềm trên Cùng học được phân loại theo 2 mức nhóm: Nhóm mẹNhóm con. Dựa vào cấ.u trúc này người dùng sẽ dễ dàng định hướng cho các phần mềm cần thiết của mình.

Phân bổ chi tiết theo môn học

Phân bổ chi tiết theo chủ đề kiến thức Môn học cho phép quan sát các phần mềm theo bảng chủ đề kiến thức chi tiết của từng môn học và từng lớp học.

Giao diện riêng của User

Để tạo điều kiện cho người dùng có thể tham chiếu nhanh nhất đến các phần mèm yêu thích, tính năng Giao diện riêng sẽ cho phép mỗi người dùng được tạo riêng cho mình trang Home Page riêng. Trang này được gọi là Giao diện riêng của từng User.

Tính năng cho phép tạo Giao diện riêng sẽ vô cùng hữu ích cho tất cả người sử dụng Cùng học. Mỗi người sử dụng có thể tạo một trang thông tin Cùng học riêng của mình, trên đó các phần mềm hay dùng hoặc ưa thích sẽ được sắp xếp theo mô hình thông tin 2 cấp, hoàn toàn theo ý muốn cá nhân của người sử dụng.

Phần mềm dành riêng cho Học sinh và Giáo viên

 

Nhóm các phần mềm thiết kế bài kiểm tra trắc nghiệm và soạn thảo văn bản.

Tất cả các phần mềm giáo dục trên Cùng học đều hướng đến người sử dụng là Học sinh và Giáo viên trong nhà trường. Đối với Học sinh các phần mềm sẽ hướng đến các bài học để HS ôn luyện, học tập trên lớp cũng như ở nhà. Đối với Giáo viên các phần mềm sẽ được thiết kế đa dạng hơn, dành cho việc hỗ trợ giảng dạy, hỗ trợ quản lý và đặc biệt là các phần mềm Công cụ biên soạn bài giảng.

 

Các phần mềm CÔNG CỤ hoạt động như các phần mềm độc lập, cho phép giáo viên nhập trực tiếp dữ liệu đầu vào cho các FORM tương tác của màn hình. Giáo viên sẽ dùng tính năng này để có thể kiến tạo các bài giảng hoặc các hoạt động giảng dạy trực tiếp trên trang Cùng học. Các bộ dữ liệu có thể được nhập trực tiếp, Online ngay tại lớp học hoặc có thể nhập trước và lưu lại trên máy tính, khi cần giáo viên sẽ mở ra và chuyển nhanh vào phần mềm để tiến hành giảng dạy.

Các phần mềm Công cụ giáo viên là một trong những tính chất đặc biệt nhất của trang Cùng học, giúp và hỗ trợ giáo viên hoàn toàn chủ động, giảng dạy trực tiếp ngay trên trang Cùng học.  

 

Các phân loại phần mềm khác

Ngoài các phân loại như đã trình bày ở trên, phân loại theo tính chất, thuộc tính bên trong của phần mềm cũng được đưa vào mô hình phần mềm của Cùng học.

Mô hình iQB.net

Một trong những tính năng quan trọng nhất được xây dựng trên Cùng học là việc đưa các CSDL Ngân hàng câu hỏi theo phần mềm iQB lên Internet với tên giải pháp là iQB.net. Như vậy iQB.net là hệ thống các Ngân hàng câu hỏi iQB được cài đặt trên Cùng học và từ Cùng học có thể khai thác các ngân hàng câu hỏi này.

Như vậy iQB.net đồng thời vừa là cấu thành của hướng phát triển phần mềm quản lý Ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra iQB, đồng thời cũng là một hướng công nghệ quan trọng của Cùng học. Việc tích hợp iQB.net lên Cùng học là một định hướng phát triển quan trọng của toàn bộ các ứng dụng trực tuyến trên Cùng học. Hiện tại số lượng các CSDL Ngân hàng câu hỏi iQB.net được tích hợp trên Cùng học là 31. Công ty School@net vẫn đang tiếp tục bổ sung thêm các ngân hàng câu hỏi khác.

Các công cụ khai thác iQB.net trên Cùng học được thiết kế nằm trong nhóm phần mềm Ngân hàng câu hỏi. Sơ đồ sau mô tả các công cụ chính của iQB.net và được thể hiện trong sơ đồ sau:

 

Toàn bộ hệ thống các ứng dụng và phần mềm trên Cùng học được chia thành 10 nhóm phần mềm, trong đó nhóm Ngân hàng câu hỏi được phân loại tiếp thành 8 nhóm con. Đây chính là các công cụ khai thác dữ liệu của iQB.net. Ý nghĩa của các công cụ này trong bảng sau:

Stt

Chức năng, công cụ

Mô tả ngắn ý nghĩa

1

Ôn luyện trực tuyến.

Công cụ cho phép người dùng lựa chọn các chủ đề kiến thức cần luyện, sau đó sẽ thực hiện việc ôn luyện kiến thức theo từng câu hỏi dạng trắc nghiệm. Cách ôn luyện: làm tới đâu biết ngay đúng/sai tới đó và không cho điểm đánh giá.

2

Kiểm tra nhanh.

Công cụ này cho phép người dùng trước tiên lựa chọn các chủ đề kiến thức muốn kiểm tra, sau đó lựa chọn kiểu kiểm tra từ các phương án cho trước. Tất cả các phương án này đều hạn chế thời gian và số lượng câu hỏi. Sau đó người dùng sẽ thực hiện bài kiểm tra nhanh. Cách làm bài: làm lần lượt từ đầu đến cuối, trong phạm vi thời gian cho phép. Làm xong hoặc hết giờ sẽ ra điểm đánh giá cuối cùng.

3

Kiểm tra kiến thức.

Công cụ này cho phép người dùng trước tiên lựa chọn các chủ đề kiến thức muốn kiểm tra, sau đó sẽ được lựa chọn kiểu kiểm tra theo 2 tham số: số lượng câu hỏi và thời gian làm bài. Sau đó người dùng sẽ thực hiện bài kiểm tra kiến thức. Cách làm bài tương tự như hình thức kiểm tra nhanh: làm lần lượt từ đầu đến cuối, trong phạm vi thời gian cho phép. Làm xong hoặc hết giờ sẽ ra điểm đánh giá cuối cùng.

4

Kiểm tra chính thức 15 phút.

Đây là công cụ đầu tiên trong nhóm các công cụ khai thác chính thức các Ngân hàng câu hỏi iQB.net. Công cụ này cho phép HS thực hiện bài kiểm tra chính thức 15 phút (theo từng bài học của SGK). Đề kiểm tra được sinh tự động từ các mẫu đề có sẵn. Cách làm bài: có thể làm từng câu hỏi theo thứ tự bất kỳ, được phép xem và làm lại các câu hỏi đã làm. Khi làm xong phần mềm tự động chấm điểm và điểm số sẽ lưu lại cho mỗi người dùng để tự theo dõi và tự đánh giá.

5

Kiểm tra chính thức 1 tiết.

Công cụ này hoàn toàn tương tự công cụ trên nhưng các mẫu đề được lấy là kiểm tra 1 tiết (theo mỗi chương của SGK).

6

Kiểm tra chính thức học kỳ.

Công cụ này hoàn toàn tương tự công cụ trên nhưng các mẫu đề được lấy là đề kiểm tra học kỳ cho mỗi môn học.

7

Thi THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Công cụ này tương tự công cụ trên, điểm khác biệt là các mẫu đề được lấy là đề thi TN THPT và Tuyển sinh đại học, cao đẳng trên các Ngân hàng câu hỏi luyện thi Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh.

8

Tạo đề kiểm tra.

Các công cụ này cho phép người dùng khởi tạo đề kiểm tra trực tiếp từ các Ngân hàng câu hỏi thông qua khung Sơ đồ Test. Người dùng sau khi chọn chủ đề kiến thức hoặc mẫu đề kiểm tra sẽ vào trang chỉnh sửa Sơ đồ Test. Khi khởi tạo xong đề kiểm tra, phần mềm cho phép chỉnh sửa đề này ngay trên màn hình soạn thảo trước khi ghi hoặc in ra máy in.

Trang Mẫu giáo trên Cùng học

Hướng phát triển các phần mềm, bài học cho lứa tuổi MẪU GIÁO, MẦM NON đóng vai trò rất quan trọng của Cùng học. Cùng học có đủ các bài học, trò chơi định hướng cho các cháu nhỏ học tập, vui chơi trên lớp cũng như ở nhà.

Tính TƯƠNG TÁC của tất cả các bài học trên Cùng học là đặc điểm quan trọng nhất, phù hợp với môi trường đa dạng các thiết bị công nghệ viễn thông hiện nay. Học sinh và cô giáo có thể dễ dàng trao đổi, giảng dạy, học tập, ôn luyện, vui chơi ngay trên các phần mềm này.

Chúng tôi đã phân loại toàn bộ các bài học cho lứa tuổi mẫu giáo, mầm non thành 5 nhóm lớn: phát triển tư duy; phát triển nhận thức; phát triển ngôn ngữ; phát triển thẩm mỹ và phát triển các kỹ năng xã hội. Mỗi nhóm chủ đề này lại được phân nhỏ hơn theo các nhánh kiến thức sâu hơn.

Hình ảnh này là các phần mềm thuộc chủ đề học Chữ cái và vần tiếng Việt, trong nhóm Phát triển khả năng ngôn ngữ. Các bài học rất đa dạng, hấp dẫn và thiết thực dành cho cô và trò trực tiếp trong nhà trường và cha mẹ học sinh ở nhà.

Như vậy Cùng học là trang phần mềm giáo dục trực tuyến, đặc biệt, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và là một Mô hình, Môi trường học tập hoàn toàn mới. Chúng tôi hy vọng Cùng học sẽ mang lại nhiều niềm vui, bổ ích thực sự cho giáo viên và học sinh đang học trong hệ thống nhà trường Việt Nam. Với công nghệ thể hiện HTML5, các phần mềm có thể thực hiện trên bất cứ trình duyệt nào, từ bất cứ phương tiện truyền thông nào, rất phù hợp với điều kiện của các nhà trường và gia đình Việt Nam.

 

Tóm tắt nội dung Cùng học cho cấp Mầm non – Mẫu giáo

Nhóm các phần mềm, bài học, công cụ dành cho lứa tuổi mầm non, mẫu giáo, tiểu học được coi là phong phú đa dạng nhất trên Cùng học.

Các phần mềm cho đối tượng mầm non, mẫu giáo rất đa dạng với trên 200 phần mềm các loại và được chia làm 5 nhóm sau: phát triển tư duy; phát triển nhận thức; phát triển ngôn ngữ; phát triển thẩm mỹ và phát triển các kỹ năng xã hội.

Một số nhóm phần mềm, trờ chơi hiện có trên trang Mẫu giáo của Cùng học:

- Nhóm phần mềm tập vẽ, tập tô màu.

- Nhóm phần mềm học và tìm hiểu bảng chữ cái tiếng Việt.

- Nhóm phần mềm tìm hiểu số, học đếm số.

- Nhóm phần mềm học và nhận biết các hình cơ bản như hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, hình thoi.

- Nhóm phần mềm học nhận biết, quan sát đồ vật xung quanh, tìm hiểu công dụng của đồ dùng.

- Nhóm phần mềm hỗ trợ học và đánh vần tiếng Việt, ghép chữ, ghép vần, xem cách viết.

- Nhóm phần mềm học, tìm hiểu mở rộng vốn từ tiếng Việt thông qua hình ảnh.

- Nhómn mềm phân biệt và nhận biết các hiện tượng thiên nhiên, thú vật, cây cối, đồ dùng xung quanh.

- Nhóm phần mềm nhận biết các khái niệm về vị trí so sánh như cao - thấp, trong – ngoài, trên – dưới, phải – trái.

- Nhóm phần mềm trơ chơi đòi hỏi các tư duy logic liên quan đến các đồ vật, sự kiện, động thực vật xung quanh. Ví dụ phân biệt động vật dưới nước và trên cạn, phân biệt chim trên cây và thú vật dưới đất, phân biệt phương tiện giao thông và đồ dùng nấu ăn, ....

- Nhóm phần mềm nhận biết và rèn luyện kỹ năng xã hội như đọc thơ, đọc truyện, rèn luyện trí nhớ.

- Nhóm phần mềm giúp bé nhận biết người nhà, cha mẹ, bạn bè, người thân.

- Nhóm phần mềm luyện trí nhớ.



URL của bài viết này::http://www.vnschool.net/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=7886

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn