Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.vnschool.net

Hỗ trợ cách tính điểm trung bình và học lực của học sinh như thế nào ? - School Viewer 5.0
21/11/2006

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường sắp sửa công bố phần mềm Hỗ trợ quản lý học tập nhà trường School Viewer phiên bản 5.0. Phiên bản mới sẽ hỗ trợ cho tất cả các mô hình tính toán điểm hiện có trong các nhà trường Việt Nam hiện nay (sau quyết định 40 của Bộ Giáo dục & Đào tạo). Để các nhà trường có thể tiếp cận nhanh nhất đến phần mềm này chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài viết hướng dẫn cụ thể cách sử dụng và các chú ý đặc biệt khi sử dụng phần mềm này trên thực tế.


1. Các mô hình tính điểm hiện tại trong các nhà trường Việt Nam

Hiện tại các nhà trường phổ thông của Việt Nam (THCS và THPT) hiện đang có các mô hình tính toán điểm như sau:

- Mô hình các trường THCS.

Mô hình các trường THCS trên thực tế đã được áp dụng cách cho điểm và tính điểm mới từ năm 2001. Cho đến thời điểm năm 2005 khi đổi sách giáo khoa THCS hoàn thành thì qui chế tính điểm này cũng được hoàn thiện cho toàn bộ các trường THCS trên toàn quốc. Tuy nhiên năm học mới 2006-2007 Bộ lại một lần nữa thay đổi hoàn toàn cách tính điểm và xét PLHL, do vậy phiên bản School Viewer 5.0 sẽ thực hiện các thay đổi tính toán này cho các trường THCS.

- Mô hình các trường THPT không thí điểm phân ban.

Với các trường THPT không thí điểm phân ban, các khối lớp 11, 12 vẫn duy trì cách tính điểm cũ bao gồm việc tính điểm TB môn học thông qua TBKT và điểm thi học kỳ. Phần mềm School Viewer vẫn giữ lại module hỗ trợ cho các trường THPT theo mô hình tính toán này.

- Mô hình các trường THPT phân ban thí điểm.

Các trường THPT phân ban thí điểm (năm nay đã là năm thứ 3 liên tục) có mô hình tính điểm đã được cải tiến và thay đổi so với các trường THPT không phân ban. Trong mô hình này tất cả các loại điểm đều được tính vào giá trị điểm TB môn học thông qua hệ số. Trong mô hình này khái niệm điểm TBKT đã không còn dùng đến nữa. Trong mô hình nhà trường THPT phân ban thí điểm chỉ có hai loại phân ban là phân ban A (KHTN) và phân ban C (KHXH-NV). Hiện tại các khối lớp 11, 12 của các trường THPT phân ban thí điểm vẫn dùng cách tính điểm này để áp dụng. Phần mềm School Viewer 4.0 đã hỗ trợ cách tính điểm này và do vậy vẫn được duy trì và kế thừa trong phiên bản mới.

- Mô hình các trường THPT Kỹ thuật.

Mô hình trường THPT-KT mới được áp dụng thử nghiệm cho một vài trường THPT trên toàn quốc năm học 2005-2006. Cách tính điểm của các khối trường này tương tự như các trường THPT phân ban thí điểm. Trong năm học này, các lớp 11, 12 của các trường này vẫn giữ nguyên cách tính điểm như đã có, còn các lớp 10 sẽ tính theo qui chế mới. Phần mềm School Viewer 4.0 đã hỗ trợ cách tính điểm này và do vậy vẫn được duy trì và kế thừa trong phiên bản mới.

- Mô hình các trường THPT phân ban mới.

Từ năm học mới 2006-2007, toàn bộ các trường THPT trên toàn quốc sẽ tiến hành chương trình phân ban đại trà với 3 phân ban: Cơ bản, A và C. Hơn nữa mô hình các môn học tự chọn của ban Cơ bản là rất mới mẻ và rất phức tạp trong việc áp dụng trên thực tế. Với mô hình THPT phân ban mới này, Bộ GD&DT đã ra quyết định mới số 40, quyết định này được áp dụng chung cho các trường THCS (toàn bộ các khối lớp) và trường THPT phân ban (áp dụng chỉ cho khối 10). Đây là mô hình tính toán có kế thừa và phát triển của mô hình THPT thí điểm phân ban hiện thời nhưng đã có khá nhiều điều chỉnh theo hướng thậm chí phức tạp và rắc rỗi hơn mô hình hiện có.

Một trong những nâng cấp quan trọng nhất của phần mềm School Viewer là hỗ trợ hoàn toàn theo mô hình THPT phân ban mới (áp dụng cho các lớp khối 10) trên phạm vi toàn quốc.

Như vậy bản nâng cấp School Viewer 5.0 hiện đã hỗ trợ đồng thời cho cả 5 mô hình tính điểm TB và phân loại học lực cho các mô hình nhà trường khác nhau của Việt Nam. Riêng mô hình các trường Tiểu học đã được tách ra thành một phần mềm riêng biệt gọi là SPVR (School Primary Viewer 4.0) đã hỗ trợ hoàn toàn cho các trường Tiểu học trên địa bàn cả nước.

2. Cách khai báo mô hình tính toán trong School Viewer 5.0

Trong phần mềm School Viewer 5.0, việc khai báo cách và mô hình tính toán được thực hiện theo từng lớp học. Mỗi lớp học sẽ được gán duy nhất với một Hệ (hay Chương trình) đào tạo, được gọi là Education System. Trong cửa sổ lệnh Tính chất Lớp học, ta sẽ nhìn thấy rõ ràng vị trí cần khai báo Hệ đào tạo này cho mỗi lớp học:

Các nhà trường cần chú ý về ý nghĩa của các khai báo trong màn hình trên như sau:

Trong bảng trên các chế độ tính toán thuộc các dòng 1, 3, 4, 5 đã được áp dụng trong phiên bản School Viewer 4.0. Như vậy toàn bộ các khối lớp 11, 12 của tất cả các trường THPT trên toàn quốc vẫn có thể sử dụng phần mềm SVR phiên bản 4.0 và chạy như bình thường.

Sự thay đổi đáng kể chỉ xảy ra với 2 loại trường, lớp sau đây:

- Toàn bộ các khối lớp của trường THCS.

- Toàn bộ khối 10 của các trường THPT trên toàn quốc.

Với các khối lớp này các trường cần đặc biệt chú ý khi thực hiện các thao tác gán hoặc thay đổi các tính chất liên quan đến việc tính điểm TB và phân loại học lực. Trong phần sau của bài viết chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn cách làm việc với mô hình tính toán mới theo quyết định 40 của Bộ giáo dục và đào tạo.

Cũng từ nhận xét trên chúng ta sẽ thấy rằng trong tương lai gần (sau 2 năm) trong mô hình tính điểm của School Viewer sẽ chỉ còn lại 2 mô hình chính là THCS và THPT. Toàn bộ các mô hình khác sẽ tự động biến mất khi thời hạn của các cách tính này qua đi.

3. Cách tính điểm mới cho mô hình THCS, THPT trong School Viewer 5.0

3.1. Các chú ý quan trọng của mô hình tính điểm mới

Mô hình tính điểm mới cho THCS và khối 10 THPT phân ban mới có các đặc thù quan trọng sau:

- Toàn bộ các môn học đều tính điểm số (như vậy đặt dấu chấm hết cho các môn xếp loại của khối THCS cũ).

- Cách tính điểm TB môn học theo hệ số của tất cả các loại điểm. Cách tính này tương tự cách tính điểm TB của các môn tính điểm THCS cũ hay THPT thí điểm phân ban hiện thời.

- Một khác biệt khá quan trọng là trong mô hình mới này các điểm kiểm tra 1 tiết có thể là số thập phân.

- Cách tính điểm TB môn cả năm học được tính theo TB môn các học kỳ I và II.

- Một trong những thay đổi phức tạp nhất của mô hình mới là cách tính điểm TBCM (trung bình các môn). Theo mô hình mới này TBCM sẽ tính theo TB của từng môn học nhưng kèm với các hệ số. Các hệ số này lại có thể thay đổi tùy thuộc vào từng lớp, thậm chí từng học sinh dựa trên các thông tin học tập cụ thể của các lớp hoặc học sinh này. Hệ thống hệ số các môn học dùng để tính điểm TBCM sẽ dùng trong khi tính TBCM ở cả học kỳ I, II và cả năm. Như vậy hệ thống hệ số môn học về lý thuyết sẽ phải tồn tại ở 3 mức: học kỳ I, II và cả năm.

- Các hệ số môn học tham gia vào tính TBCM lại phụ thuộc vào việc học các môn tự chọn hoặc chủ đề tự chọn cho đối tượng học sinh THCS và THPT. Đây là một trong những điểm mấu chốt quan trọng của qui chế 40 và cũng chính đặc điểm này sẽ tạo ra nhiều khó khăn trong khi ứng dụng quui chế này trên thực tế.

- Các cách tính khác như PLHL hay Danh hiệu TĐ không có gì khác cơ bản so với các mô hình cũ.

3.2. Quan hệ giữa khái niệm Hệ đào tạo và Tiêu chuẩn PLHL

Trong phần mềm School Viewer các nhà trường cần phân biệt và hiểu rõ sự khác biệt và quan hệ chặt chẽ giữa khái niệm Hệ Đào tạo và khái niệm Tiêu chuẩn PLHL (phân loại học lực).

- Trong phần mềm sẽ lưu trữ hai danh sách: Danh sách hệ đào tạo và danh sách các tiêu chuẩn phân loại học lực (TC PLHL).

- Mỗi lớp học sẽ được gán duy nhất với một Hệ đào tạo và một TC PLHL.

- Mỗi TC PLHL sẽ được gán (thuộc về) duy nhất một Hệ đào tạo.

Hình ảnh trên cho ta sơ đồ quan hệ giữa Lớp học, Hệ đào tạo và TC-PLHL. Một số chú ý quan trong liên quan đến sơ đồ trên:

- Danh sách các Hệ đào tạo đã được phần mềm khởi tạo cố định và không thể thay đổi hay sửa chữa được, trong khi đó Danh sách các tiêu chuẩn PLHL thì được phép thay đổi, khởi tạo mới hoặc xóa. Lệnh xem, sửa, thêm bớt các TC-PLHL được thực hiện từ lệnh Nhập dữ liệu-->Dữ liệu tham chiếu-->Tiêu chuẩn phân loại học lực.

- Như vậy mỗi Hệ đào tạo sẽ tương ứng với một hoặc nhiều TC-PLHL khác nhau. Điều này là phù hợp với thực tế đang áp dụng trong các nhà trường. Mặc định khi khởi tạo một CSDL nhà trường mới

- Khi lớp học đã được gán cố định với một hệ đào tạo thì lớp này chỉ được phép gán với các TC-PLHL tương ứng với hệ đào tạo này mà thôi.

Như vậy mỗi lớp học sẽ cần khai báo với một Hệ đào tạo và một TC-PLHL. Việc khai báo này được thực hiện trong cửa sổ Tính chất lớp học đã mô tả ở trên.

3.3. Cách tính điểm sử dụng bảng hệ số các môn học

Trong mô hình tính điểm mới theo quyết định 40, hệ số các môn học đóng vai trò quan trọng trong cách tính điểm TBCM của mỗi học sinh. Các hệ số này do hiệu trưởng nhà trường quyết định đối với mỗi lớp (hoặc thậm chí mỗi học sinh) và được nhập vào phần mềm để chương trình sẽ tự động tính giá trị TBCM cho từng học kỳ và cả năm học. Phần mềm School Viewer 5.0 sẽ sử lý thông tin hệ số các môn học theo các cách sau:

Cách 1: Mỗi lớp học sẽ được gán một bảng hệ số môn học. Bảng này dùng chung cho toàn bộ học kỳ I, II và cả năm. Thông tin bảng hệ số các môn học cho mỗi lớp học thực ra đã có từ các phiên bản trước đây nhưng vai trò của các hệ số này không thật quan trọng. Trong phiên bản mới SVR 5.0, các hệ số này được nhập ngay trong màn hình của lệnh Nhập dữ liệu-->Dữ liệu thuộc tính-->Thuộc tính môn học:

Như vậy mặc định trong phiên bản mới SVR 5.0, mỗi lớp sẽ được gán cố định một bảng hệ số các môn học và bảng này được dùng để tính TBCM cho toàn bộ học kỳ I, II và cả năm. Các nhà trường cần chú ý điều này để xử lý chính xác trong quá trình tính điểm. Cách tính toán 1 như vừa nêu trên, theo chúng tôi, sẽ áp dụng cho đại đa số các nhà trường và các lớp học của Việt Nam.

- Cách 2: là cách tính sử dụng các bảng hệ số được nhập riêng và có thể được áp dụng cho các trường hợp đặc biệt, cho từng lớp, từng nhóm học sinh hoặc thậm chí từng học sinh. Xem mục 3.4 dưới đây để biết chi tiết về cách dùng bảng hệ số đặc biệt này.

3.4. Cách tính điểm cho các trường hợp đặc biệt

Phần mềm SVR phiên bản 5.0 đã đưa vào một khái niệm mới, đó là Bảng hệ số các môn học. Bảng này có thể được định nghĩa riêng và độc lập với thông tin hệ số của các lớp học đã được trình bày ở trên. Với bảng hệ số môn học đặc biệt này, phần mềm sẽ cho phép tính điểm TBCM cho từng đối tượng riêng biệt, ví dụ cho từng học sinh và một nhóm học sinh.

Bảng Hệ số môn học đặc biệt này sẽ bao gồm các hệ số môn học tách riêng dùng để tính TBCM cho học kỳ I, II và cả năm. Chú ý rằng chỉ có học sinh các hệ đào tạo THCS và THPT phân ban mới được phép tính toán theo cách mới này.

- Phần mềm bổ sung lệnh Tính điểm TBCM các trường hợp đặc biệt từ thực đơn Công cụ.

Lệnh này có chức năng tính tự động TBCM cho từng học sinh hoặc một nhóm học sinh theo các bảng hệ số môn học đã được khởi tạo trước đó.

- Màn hình của lệnh này có dạng sau:

- Bảng các hệ số môn học được khởi tạo từ lệnh:

Nhập dữ liệu --> Dữ liệu tham chiếu --> Kiểu hệ số môn học.

Màn hình nhập DS kiểu hệ số môn học xuất hiện có dạng sau:

Cách tính dùng bảng hệ số môn học đặc biệt như trên có ưu điểm gì so với cách tính mặc định như đã nêu trong 3.3 ?

- Bảng hệ số đặc biệt được khởi tạo có đủ các hệ số cho từng học kỳ riêng biệt (học kỳ I, II và cả năm) do vậy tổng quát hơn nhiều so với trường hợp bảng hệ số môn học gắn liền với lớp học.

- Bảng hệ số đặc biệt này được khởi tạo độc lập với các lớp học do vậy có thể sử dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo trong nhà trường. Một khi một bảng hệ số được khởi tạo, chúng ta có thể dùng chúng để tính toán cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường.

Tóm lại cách tính điểm TBCM trong phần mềm School Viewer phiên bản mới 5.0 đã được thiết kế khá hoàn chỉnh để đảm bảo một cách tốt nhất việc tính toán điểm TB cho các mô hình nhà trường mới qui định bởi quyết định 40 của Bộ giáo dục và đào tạo.



URL của bài viết này::http://www.vnschool.net/modules.php?name=Sanpham&file=article&sid=607

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn