Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.vnschool.net

Danh sách các dạng toán đã mô phỏng trong các phần mềm hỗ trợ Học và Dạy Toán cấp tiểu học: HỌC TOÁN 1, 2, 3, 4, 5, DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 và BÀI GIẢNG TOÁN - Phần IX
23/10/2012

Phần IX: Tính chất số và phép toán

toán tiểu họcSau khi được học các kỹ năng tính toán cụ thể trên các số và biểu thức, HS bậc tiểu học bắt đầu được học và làm quen với những khái niệm, tính chất sâu sắc hơn liên quan đến số và các phép tính với số. Đó là các kiến thức liên quan đến việc hiểu và làm quen với các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân. Các tính chất liên quan đến tính toán các biểu thức có chứa các phép tính nhân, chia hỗn hợp. Cũng trong chương trình kiến thức toán bậc tiểu học, các em HS sẽ được làm quen với những kiến thức đầu tiên của số học: tính chia hết của số.


Bài viết này sẽ liệt kê và mô tả ngắn các FORM mô tả các dạng toán thuộc nhóm tính chất số và phép toán của chương trình môn toán bậc tiểu học.

Stt

Tên Form

Dạng toán mô phỏng

Qui trình nhập trực tiếp dữ liệu

1.

Tính chẩt giao hoán của phép cộng. Bài toán điền số.

toán tiểu học

Đây là dạng toán đơn giản nhất của tính chất giao hoán phép cộng. HS cần hiểu và biết rằng đổi chỗ (giao hoán) hai số của một tổng thì tổng hai số không thay đổi.

HS nhập dữ liệu vào các ô dữ liệu trống trên màn hình.

2.

Tính chẩt giao hoán của phép cộng. Bài toán điền dấu.

toán tiểu học

Dạng toán so sánh hai tổng nhưng áp dụng tính giao hoán của phép cộng để giải.

Để so sánh hai tổng số, HS chỉ cần quan sát và so sánh hai số hạng khác nhau của tổng này.

HS làm bài bằng cách nháy chuột lên một trong các nút dấu < = >.

3.

Tính chất kết hợp của phép cộng.

toán tiểu học

Dạng bài toán áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng. Bài học này khá đơn giản, HS cần làm từng bước một phép tính cộng ba số hạng bằng cách tính tổng theo từng bước.

HS làm bài bằng cách điền dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

4.

Tính chất giao hoán của phép nhân.

toán tiểu học

Đây là dạng toán học và tìm hiểu tính chất giao hoán phép nhân. HS cần hiểu và biết rằng đổi chỗ (giao hoán) hai thừa số của một phép nhân thì tích của chúng không thay đổi.

HS nhập dữ liệu vào các ô dữ liệu trống trên màn hình.

5.

Tính chất kết hợp của phép nhân. Giải bằng hai cách.

toán tiểu học

Dạng toán tìm hiểu kiến thức: tính chất kết hợp của phép nhân. Có hai dạng toán của phần kiến thức này.

Dạng 1. Tính tích bằng hai cách.

Dạng 2. Tính bằng cách nhanh nhất.

Trên đây là màn hình thể hiện dạng toán Tính tích bằng hai cách.

Tính a x b x c.

Cách 1. = (a x b) x c. Tính a x b trước.

Cách 2. = a x (b x c). tính b x c trước.

HS làm bài bằng cách nhập dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

6.

Tính chất kết hợp của phép nhân. Tính bằng cách nhanh nhất.

toán tiểu học

Dạng toán thứ hai của tính chất kết hợp phép nhân: tính bằng cách nhanh nhất.

Để tính a x b x c, HS cần quan sát và xem tích nào trong hai tích a x b hay b x c là số chẵn. Tích này cần tính trước, kết quả sẽ nhân với thừa số còn lại.

HS làm bài bằng cách nhập dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

7.

Nhân một số với một tổng.

toán tiểu học

Dạng 1. Tính bằng hai cách.

toán tiểu học

Dạng 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Dạng toán tìm hiểu các tính chất của phép nhân một số với một tổng.Có hai dạng toán cho kiến thức này.

Dạng 1. Tính bằng hai cách.

Dạng 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Màn hình trên thể hiện Dạng 1 của bài toán này: tính giá trị biểu thức dạng a x (b + c) bằng hai cách.

Cách 1. Tính b + c trước, sau đó lấy kết quả nhân với a.

Cách 2. Tính a x b, a x c sau đó tính tổng hai kết quả này.

HS quan sát và lần lượt điền kết quả tính toán vào các ô trống trên màn hình.

Màn hình dưới thể hiện Dạng 2 của bài toán này.

Dạng toán thứ hai: tính bằng cách thuận tiện nhất. Trong dạng toán này, cần tính phép nhân a x b, trong đó b thường có dạng b = c + 1, trong đó c là một số chẵn trăm, Tích a x b sẽ được tính bằng tổng hai phép tính đơn giản hơn: a x c + a.

HS quan sát và lần lượt điền kết quả tính toán vào các ô trống trên màn hình.

8.

Nhân một số với một hiệu.

toán tiểu học

Dạng 1. Tính bằng hai cách.

toán tiểu học

Dạng 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Dạng toán tìm hiểu tích chất của phép nhân một số với một hiệu. Có hai dạng toán cho kiến thức này.

Dạng 1. Tính bằng hai cách.

Dạng 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Màn hình trên thể hiện Dạng 1 của bài toán này: tính giá trị biểu thức dạng a x (b - c) bằng hai cách.

Cách 1. Tính b - c trước, sau đó lấy kết quả nhân với a.

Cách 2. Tính a x b, a x c sau đó tính hiệu số của hai kết quả này.

HS quan sát và lần lượt điền kết quả tính toán vào các ô trống trên màn hình.

Màn hình dưới thể hiện Dạng toán thứ hai của kiến thức nhân một số với một hiệu: tính bằng cách thuận tiện nhất.

Trong dạng toán này, cần tính phép nhân a x b, trong đó b thường có dạng b = c - 1, trong đó c là một số chẵn trăm, Tích a x b sẽ được tính bằng hiệu của hai phép tính đơn giản hơn: a x c - a.

HS quan sát và lần lượt điền kết quả tính toán vào các ô trống trên màn hình.

9.

Chia một tổng cho một số.

toán tiểu học

Dạng toán sử dụng kiến thức tính chất của phép chia một tổng cho một số. Dạng toán cụ thể là tính bằng hai cách.

Phần mềm sẽ tự động đưa ra phép toán cần tính:

(a + b) : c.

Cách 1. Tính a + b trước. Kết quả chia cho c.

Cách 2. Tính a : c và b : c. Tính tổng hai kết quả vừa tính.

Trên màn hình thể hiện cả hai cách tính. HS làm bài bằng cách điền dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

10.

Chia một hiệu cho một số.

toán tiểu học

Dạng toán sử dụng kiến thức tính chất của phép chia một hiệu cho một số. Dạng toán cụ thể là tính bằng hai cách.

Phần mềm sẽ tự động đưa ra phép toán cần tính:

(a - b) : c.

Cách 1. Tính a - b trước. Kết quả chia cho c.

Cách 2. Tính a : c và b : c. Tính hiệu số hai kết quả vừa tính.

Trên màn hình thể hiện cả hai cách tính. HS làm bài bằng cách điền dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

11.

Chia một số cho một tích. Tính theo qui tắc

toán tiểu học

Dạng 1. Tính theo qui tắc,

Dạng toán tìm hiểu tính chất của phép chia một số cho một tích. Có 3 dạng toán cụ thể cho kiến thức này.

Dạng 1. Tính theo qui tắc,

Dạng 2. Tính theo 2 cách.

Dạng 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Màn hình trên là dạng toán tính theo qui tắc. Việc tính biểu thức a : (b x c) được tính theo qui tắc sau: tính b x c trước, sau đó chia a cho kết quả này.

HS làm bài bằng cách điền dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

12.

Chia một số cho một tích. Tính theo 2 cách.

toán tiểu học

Dạng 2. Tính theo 2 cách.

Dạng toán tìm hiểu tính chất của phép chia một số cho một tích. Có 3 dạng toán cụ thể cho kiến thức này.

Dạng 1. Tính theo qui tắc,

Dạng 2. Tính theo 2 cách.

Dạng 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Dạng thứ hai của kiến thức này: tính theo hai cách. Việc tính a : (b x c) theo hai cách sau:

Cách 1: tính theo qui tắc bình thường.

Cách 2: tính theo cách (a : b) : c.

Trên màn hình hiện cả hai cách tính.

HS làm bài bằng cách điền dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

13.

Chia một số cho một tích. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

toán tiểu học

Dạng 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Dạng toán tìm hiểu tính chất của phép chia một số cho một tích. Có 3 dạng toán cụ thể cho kiến thức này.

Dạng 1. Tính theo qui tắc,

Dạng 2. Tính theo 2 cách.

Dạng 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Dạng thứ 3 của kiến thức này: tính bằng cách thuận tiện nhất.

Biểu thức cần tính có dạng: a : b : c.

Trong dạng toán này, tích b x c là một số chẵn, do đó cách tính thuận tiện là = a : (b x c).

HS làm bài bằng cách điền dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

14.

Chia một tích cho một số. Tính bằng 2 cách.

toán tiểu học

Dạng 1. Tính bằng 2 cách.

Dạng toán tìm hiểu kiến thức của phép chia một tích cho một số. Có 3 dạng toán cụ thể cho phạm vi kiến thức này.

Dạng 1. Tính bằng 2 cách.

Dạng 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Dạng 3. Tính theo qui tắc tổng quát.

Màn hình trên thể hiện Dạng 1 là tính theo hai cách.

Cần tính biểu thức (b x c) : a theo 2 cách.

Cách 1: tính (b x c) trước, kết quả chia cho a.

Cách 2. tính b : a, kết quả nhân với c hoặc tính c : a trước, kết quả nhân với b.

Trên màn hình hiện cả hai cách giải. HS quan sát và nhập trực tiếp dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

15.

Chia một tích cho một số. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

toán tiểu học

Dạng 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Dạng toán tìm hiểu kiến thức của phép chia một tích cho một số. Có 3 dạng toán cụ thể cho phạm vi kiến thức này.

Dạng 1. Tính bằng 2 cách.

Dạng 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Dạng 3. Tính theo qui tắc tổng quát.

Đây là dạng toán thứ hai của kiến thức này: tính bằng cách thuận tiện nhất. Trong dạng toán này khi tính biểu thức (b x c) : a, HS sẽ quan sát và nhận thấy có một trong phép chia b:a hoặc c:a ra kết quả là một số nhỏ. Khi đó phép chia này sẽ được ưu tiên tính trước. Kết quả sẽ lấy tích với thừa số còn lại.

HS quan sát và nhập trực tiếp dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

16.

Chia một tích cho một số. Tính theo qui tắc tổng quát.

toán tiểu học

Dạng 3. Tính theo qui tắc tổng quát.

Dạng toán tìm hiểu kiến thức của phép chia một tích cho một số. Có 3 dạng toán cụ thể cho phạm vi kiến thức này.

Dạng 1. Tính bằng 2 cách.

Dạng 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất.

Dạng 3. Tính theo qui tắc tổng quát.

Đây là dạng toán thứ 3 của kiến thức này: tính theo qui tắc tổng quát. Việc tính (b x c) : a sẽ được tiến hành đúng theo "qui tắc" là tính b x c trước, sau đó lấy kết quả chia cho a.

HS quan sát và nhập trực tiếp dữ liệu vào các ô trống trên màn hình.

17.

Dấu hiệu chia hết. Dạng toán Cơ bản.

toán tiểu học

Một dạng toán thuộc nhóm Cơ bản: Viết ra hai số trên màn hình sao cho tổng của chúng chia hết cho 2, 3, 5 hoặc 9.

toán tiểu học

Một dạng toán thuộc phần Cơ bản: Tìm một số trong dãy số cho trước thỏa mãn điều kiện chia hết hoặc không chia hết cho 2, 3, 5 hoặc 9.

toán tiểu học

Một dạng bài tập Cơ bản nữa: nháy chuột vào khung vuông phía dưới để đánh dấu số thỏa mãn điều kiện chia hết hoặc không chia hết cho 2, 3, 5, hoặc 9.

Dạng toán liên quan đến dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Có rất nhiều dạng bài toán cụ thể riêng cho từng dấu hiệu chia hết hoặc hỗn hợp của chúng. Tổng thể các bài toán này được chia làm 2 loại: Cơ bản và Nâng cao.

Dạng Cơ bản là những bài toán liên quan đến một dấu hiệu chia hết cụ thể và là những bài toán đơn giản.

Dạng Nâng cao là những bài toán liên quan đến dấu hiệu chia hết hỗn hợp cho nhiều số và thường là những bài toán nâng cao.

Màn hình trên là một dạng toán thuộc nhóm Cơ bản: Viết ra hai số trên màn hình sao cho tổng của chúng chia hết cho 2, 3, 5 hoặc 9.

HS làm bài bằng cách nhập hai số trực tiếp trên màn hình.

Hình giữa: một dạng toán thuộc phần Cơ bản: Tìm một số trong dãy số cho trước thỏa mãn điều kiện chia hết hoặc không chia hết cho 2, 3, 5 hoặc 9.

HS làm bài bằng cách gõ số cần tìm vào ô trống.

Hình dưới: Một dạng bài tập Cơ bản nữa: nháy chuột vào khung vuông phía dưới để đánh dấu số thỏa mãn điều kiện chia hết hoặc không chia hết cho 2, 3, 5, hoặc 9.

HS làm bài bằng cách nháy chuột tại ô tương ứng trên màn hình.

18.

Dấu hiệu chia hết. Dạng toán Nâng cao.

toán tiểu học

Một dạng toán nâng cao: tìm một số trong dãy cho trước thỏa mãn đồng thời hai điều kiện: chia hết hoặc không chia hết cho các số 2, 3, 5, và 9.

toán tiểu học

Một dạng toán nâng cao khác: cần viết ra trên màn hình hai số tự nhiên thỏa mãn điều kiện nào đó liên quan đến tính chia hết trong phạm vi kiến thức đã học.

Dạng toán liên quan đến dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, phần các bài tập Nâng cao và Hỗn hợp.

Hình trên:

Màn hình trên là một dạng toán như vậy: tìm một số trong dãy cho trước thỏa mãn đồng thời hai điều kiện: chia hết hoặc không chia hết cho các số 2, 3, 5, và 9.

HS làm bài bằng cách tìm ra số cần tìm và điền vào ô trống trên màn hình.

Hình dưới:

Một dạng toán nâng cao khác: cần viết ra trên màn hình hai số tự nhiên thỏa mãn điều kiện nào đó liên quan đến tính chia hết trong phạm vi kiến thức đã học. HS làm bài bằng cách điền vào hai ô trống trên màn hình.

19.

Tìm số hạng trong tổng.

toán tiểu học

Dạng toán tìm số hạng trong một tổng. Số cần tìm qui ước là X, Y hoặc Z. Dạng tổng sẽ là X+a hoặc a+X.

HS làm bài theo từng bước chính xác như đã học trên lớp bằng cách điền dữ liệu bao gồm số và phép toán vào các ô trống trên màn hình.

20.

Tìm số bị trừ.

toán tiểu học

Dạng toán tìm số bị trừ. Số cần tìm qui ước là X, Y hoặc Z. Dạng toán sẽ là X - a.

HS làm bài theo từng bước chính xác như đã học trên lớp bằng cách điền dữ liệu bao gồm số và phép toán vào các ô trống trên màn hình.

21.

Tìm số trừ.

toán tiểu học

Dạng toán tìm số trừ. Số cần tìm qui ước là X, Y hoặc Z. Dạng toán sẽ là a - X.

HS làm bài theo từng bước chính xác như đã học trên lớp bằng cách điền dữ liệu bao gồm số và phép toán vào các ô trống trên màn hình.

22.

Tìm thừa số của phép nhân.

toán tiểu học

Dạng toán tìm thừa số của phép nhân. Số cần tìm qui ước là X, Y hoặc Z. Dạng toán cụ thể sẽ là X x a hoặc a x X.

HS làm bài theo từng bước chính xác như đã học trên lớp bằng cách điền dữ liệu bao gồm số và phép toán vào các ô trống trên màn hình.

23.

Tìm số bị chia trong phép chia.

toán tiểu học

Dạng toán tìm số bị chia. Số cần tìm qui ước là X, Y hoặc Z. Dạng toán sẽ là X : a.

HS làm bài theo từng bước chính xác như đã học trên lớp bằng cách điền dữ liệu bao gồm số và phép toán vào các ô trống trên màn hình.

24.

Tìm số chia trong phép chia.

toán tiểu học

Dạng toán tìm số chia trong phép chia. Số cần tìm qui ước là X, Y hoặc Z. Dạng toán sẽ là a : X.

HS làm bài theo từng bước chính xác như đã học trên lớp bằng cách điền dữ liệu bao gồm số và phép toán vào các ô trống trên màn hình.

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường



URL của bài viết này::http://www.vnschool.net/modules.php?name=News&file=article&sid=6748

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn