Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.vnschool.net

DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5: Bộ phần mềm không thể thiếu của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường và mỗi gia đình học sinh (phần I)
29/10/2008

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường sắp ra mắt Bộ phần mềm DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 dành riêng cho giáo viên và phụ huynh học sinh dùng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh học tập môn Toán bậc Tiểu học. Đây là bộ phần mềm rất đặc biệt và chúng tôi tin tưởng rằng nó sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu của đa số các giáo viên bậc Tiểu học, các nhà trường và cha mẹ học sinh.


1. Bộ phần mềm mô phỏng học tập đồ sộ nhất của Việt Nam

Bộ phần mềm DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 có lẽ là phần mềm mô phỏng học tập đầu tên của Việt Nam đã mô phỏng được toàn bộ kiến thức của một môn học và phủ kín các khối của một bậc học. Môn Toán bậc Tiểu học là một chương trình rất đồ sộ, dùng cho học sinh các lớp 1, 2, 3, 4, 5 với gần 1000 tiết học trên lớp. Công ty Công nghệ Tin học nhà trường đã phải đầu tư vào việc mô phỏng này liên tục 10 năm.

Phần mềm đầu tiên của công ty trong hướng phát triển này là CD Em học 4 phép toán ra đời năm 1999. Tiếp theo đó một loạt sản phẩm khác của công ty đã ra đời theo định hướng mô phỏng việc học và dạy môn Toán Tiểu học. Trong các năm 2000, 2001, 2002, lần lượt các phần mềm Math Test o­ne, Math Test Pro, Math Prime, Math Quick ra đời là những thử nghiệm tiếp theo của hướng phát triển này. Năm 2005, bộ phần mềm Cùng học Toán, Cùng học và Dạy Toánra đời đánh dấu một bước phát triển lớn của định hướng này.

Đầu năm 2006, bộ phần mềm được tách ra thành các CDROM riêng biệt dành cho các khối học: Cùng học Toán 1, 2, 3, 4, 5. Bộ sản phẩm này đã được các nhà trường, giáo viên và học sinh trên cả nước đón nhận. Bộ phần mềm này đã được Nhà xuất bản Giáo dục chọn lọc và đưa vào chương trình môn Tin học dành cho Tiểu học các lớp 3, 4, 5 và đã được sử dụng trên toàn quốc.

Năm 2007 đánh dấu một sự kiện lớn của công ty: mô phỏng được toàn bộ các dạng toán bậc Tiểu học và đánh dấu bởi sự ra đời của 5 phần mềm (CD) mới: HỌC TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Bộ sản phẩm này định hướng đến người dùng là học sinh dùng phần mềm như một công cụ học tập, ôn luyện và kiểm tra kiến thức môn Toán. Đặc biệt bộ phần mềm HỌC TOÁN 1, 2, 3, 4, 5có thêm chức năng kiểm tra đánh giá theo từng chủ đề kiến thức môn học được coi như một tính năng rất độc đáo của bộ phần mềm này. Với tính năng mới này, bộ phần mềm HỌC TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 sẽ đóng vai trò như các gia sư nhỏ trong gia đình và trên lớp, góp phần vào việc theo rõi và đánh giá quá trình học tập của học sinh trên lớp cũng như ở nhà.

Bây giờ, công ty đang chuẩn bị phát hành bộ sản phẩm tiếp theo nữa của hướng phần mềm này, đó là bộ phần mềm DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5. Bộ phần mềm mới này sẽ tập trung định hướng dành cho giáo viên và cha mẹ học sinh dùng làm công cụ hướng dẫn học tập và giảng dạy cho học sinh. Bên cạnh tính năng mô phỏng toàn bộ chương trình sách giáo khoa môn Toán, phần mềm này còn có rất nhiều tính năng đặc biệt nữa mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần tiếp theo của bài viết này.

Như vậy sau gần 10 năm phát triển liên tục, bộ phần mềm DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5 là bộ sản phẩm hỗ trợ học tập vào loại lớn nhất của Việt Nam chúng ta. Sau đây là một vài thông số liên quan đến bộ phần mềm này:

- Mô phỏng trên 250 dạng toán thường gặp trong chương trình môn Toán bậc Tiểu học.

- Các dạng toán đã mô phỏng được phân loại theo 10 dạng toán chính bao gồm: nhận biết số, 4 phép tính với số, các đại lượng đo lường, xem đồng hồ và thời gian, làm quen với tiền Việt Nam, hình học, giải toán có lời văn, tính giá trị biểu thức, tính chất phép toán và số học, biểu đồ và bản đồ.

- Hơn 2500 thuật toán sinh tự động dữ liệu cho các dạng toán đã mô phỏng.

- Mô phỏng chi tiết hơn 800 bài học cụ thể theo sách giáo khoa môn Toán cho các lớp 1, 2, 3, 4, 5.

2. Toàn bộ các dạng kiến thức môn Toán bậc Tiểu học đã được mô phỏng trên máy tính hỗ trợ việc học và dạy

Trong phần này sẽ mô tả ngắn gọn các dạng kiến thức trong chương trình môn Toán Tiểu học đã được mô phỏng trong bộ phần mềm DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5.

Toàn bộ các dạng toán của chương trình sách giáo khoa bậc Tiểu học được chia thành 10 dạng sau:

1. N – Number - Số. Cấu tạo, đếm, phân tích, đọc và viết số, so sánh các loại số.

Đây là dạng toán đầu tiên mà mỗi học sinh bậc Tiểu học cần học là các bài toán nhận biết và đếm số, học đọc, học viết và phân tích số. Việc học này bắt đầu từ những buổi lên lớp đầu tiên của lớp 1 và kéo dài đến tận lớp 5 với khái niệm phân số và số thập phân. Các dạng toán cần mô phỏng là học đếm, đọc, viết số, so sánh các số và cuối cùng là phân tích số.

Đã có hơn 20 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu NUMBER đã được mô phỏng trong phần mềm.

2. P – Number Operation - 4 phép tính. Bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia số nguyên, phân số, số thập phân.

Học 4 phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số là một trong những phạm vi kiến thức lớn nhất của chương trình toán Tiểu học. Tổng thời lượng cho các dạng toán này chiếm hơn 60% tổng thời gian của chương trình. Đây là mảng kiến thức được mô phỏng đa dạng nhất và cũng là phức tạp nhất.

Các dạng toán chính bao gồm việc mô phỏng phép toán cộng, trừ 2 số không nhớ và có nhớ, phép nhân có nhớ và không nhớ, phép chia có nhẩm hoặc không nhẩm, chia hết và chia có dư.

Đối với phân số, cần mô phỏng các dạng toán rút gọn phân số, qui đồng mẫu số hai phân số, phép cộng, trừ, nhân chia phân số.

Đối với số thập phân việc mô phỏng phép chia là phức tạp hơn cả. Đây có lẽ là nhóm các bài toán khó mô phỏng nhất trong toàn bộ các dạng toán bậc Tiểu học.

Đã có hơn 50 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu NUMBER OPERATION đã được mô phỏng trong phần mềm.

3. M - Measure - Đo lường. Đo lường và các phép toán với đơn vị đo lường.

Các đại lượng đo lường là những phạm vi kiến thức được học và dạy khá nhiều trong chương trình môn Toán. Các đại lượng đo lường chính được đưa vào bậc tiểu học bao gồm đo độ dài, đo diện tích, thể tích và đo khối lượng. Các dạng toán trong khối kiến thức này bao gồm: làm quen với các độ đo, so sánh độ đo, đổi đơn vị đo và thực hiện các tính toán, phép tính trên độ đo.

Đã có hơn 30 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu MEASURE đã được mô phỏng trong phần mềm.

4. T - Time - Thời gian. Đồng hồ, lịch và số đo thời gian. Các bài toán liên quan đến số đo thời gian.

Thời gian và các khái niệm liên quan đến thời gian như đồng hồ, giờ, phút, tháng, năm, xem lịch được giảng dạy rất cẩn thận trong chương trình môn Toán Tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5. Bắt đầu từ việc học xem đồng hồ với giờ chẵn, HS sẽ từng bước học cách xem đồng hồ phức tạp. Từ những bài học xem lịch ngày, lịch tuần đến lịch tháng, năm và cuối cùng HS sẽ được làn quen với khái niệm thế kỷ.

Đã có hơn 30 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu TIME đã được mô phỏng trong phần mềm.

5. M - Money - Tiền Việt Nam.Tiền Việt Nam. Các bài toán liên quan đến tính tiền và đổi tiền.

Tiền Việt Namlà một đơn vị đo lường đặc biệt và được giảng dạy trong chương trình toán cho HS tiểu học. Ngoài ý nghĩa như một đơn vị đo lường thông thường, tiền còn có rất nhiều ý nghĩa thực tế mà mỗi HS chắc chắn cũng đã được làm quen trong đời sống hàng ngày. Các dạng toán liên quan đến tiền Việt Nam bao gồm: làm quen với các loại tiền, tiền xu và tiền giấy, các dạng tính toán với tiền, bài toán đổi tiền, so sánh giá trị tiền.

Đã có hơn 10 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu MONEY đã được mô phỏng trong phần mềm.

6. E - Expressions - Biểu thức số. Tính giá trị các biểu thức. Biểu thức chứa chữ và có ngoặc.

Ở bậc Tiểu học, song song với việc học tính toán các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số, học sinh bắt đầu từ lớp 3 sẽ được làm quen với khái niệm biểu thức toán học và cách tính giá trị của biểu thức toán học.

Biểu thức toán học là một khái niệm quan trọng, cơ sở và trung tâm của toàn bộ nền tảng khoa học tư duy Toán học. Bắt đầu từ lớp 3, HS sẽ được làm quen với các “biểu thức” toán học cơ bản với các phép toán cộng, trừ, nhân, chia xen kẽ giữa các số trong biểu thức. Bài học đầu tiên là học cách tính giá trị biểu thức tuần tự ghép nối các phép tính từ trái qua phải. Tiếp theo là học cách tính đúng trong trường hợp có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia xen kẽ. Cuối cùng là học cách tính một biểu thức bất kỳ với các phép toán nằm trong các ngoặc.

Đã có hơn 20 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu EXPRESSION đã được mô phỏng trong phần mềm.

7. TQ – Text questions - Toán có lời văn. Giải toán có lời văn. Giải toán bằng 1, 2 phép tính. Bài toán rút về đơn vị.

Giải toán có lời văn là một mảng kiến thức quan trọng của chương trình môn Toán bậc tiểu học. Đó là các dạng toán được mô tả bằng lời văn, bằng các câu chữ. Đối với lứa tuổi tiểu học khi các bạn nhỏ đang được bắt đầu làm quen với bảng chữ cái, khi mà tư duy ngôn ngữ mới được bắt đầu hình thành thì việc đưa vào tư duy suy luận logic toán học bằng lời văn là một công việc khó khăn.

Các dạng toán có lời văn được mô phỏng bao gồm: các bài toán có thể giải bằng 1 phép tính, bằng 2 phép tính; bài toán rút về đơn vị; bài toán dùng tỷ số phần trăm giữa hai số, bài toán tìm 2 số; bài toán liên quan đến chuyển động đều của các vật.

Đặc điểm quan trọng của việc mô phỏng các dạng toán có lời văn là tất cả các mẫu bài toán đều được nhập trước vào phần mềm. Nhiệm vụ của bài toán mô phỏng là phần mềm sẽ tự động sinh bộ dữ liệu cho mỗi dạng toán cụ thể đã nhập sao cho vừa hợp lý thực tế vừa đảm bảo nằm trong phạm vi kiến thức số của chương trình. Đây là một trong những vị trí khó nhất của việc mô phỏng các dạng toán này trên máy tính.

Đã có hơn 20 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu TEXT QUESTION đã được mô phỏng trong phần mềm.

8. G – Geometry - Hình học. Hình học và các bài toán có liên quan. Phân biệt các hình hình học. Tính chu vi, diện tích và thể tích.

Có thể chia các dạng toán liên quan đến hình học của môn Toán bậc tiểu học thành các nhóm, mức sau:

- Nhóm kiến thức nhận biết và phân biệt các khái niệm hình học cơ bản như các hình vuông, tròn, tam giác, nhận biết điểm, đoạn, đường thẳng.

- Nhóm bài toán về mối quan hệ giữa các khái niệm hình học trên. Các dạng toán ví dụ thực hiện nối điểm để tạo thành tam giác, hình vuông, chữ nhật, kẻ thêm đường để tạo thành các hình khác, bài toán đếm điểm, đường và các hình hình học.

- Phân biệt các khái niệm góc, góc vuông, góc nhọn, bẹt và góc tù.

- Bài toán phân biệt khái niệm song song và vuông góc.

- Bài toán tính độ dài, tính chu vi các hình.

- Bài toán tính diện tích các hình.

- Bài toán tính thể tích các hình.

Một đặc điểm quan trọng của các bài toán có yếu tố hình học là phải vẽ, thể hiện được các hình hình học chính xác trên màn hình. Các hình phải được vẽ chính xác về tỉ lệ xích giữa các độ đo để HS hiểu được bản chất kiến thức của bài toán.

Đã có hơn 50 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu GEOMETRY đã được mô phỏng trong phần mềm.

9. A – Attribute - Tính chất số. Tính chất số và các phép toán. Tính chất chia hết của số nguyên.

Sau khi được học các kỹ năng tính toán cụ thể trên các số và biểu thức, HS bậc tiểu học bắt đầu được học và làm quen với những khái niệm, tính chất sâu sắc hơn liên quan đến số và các phép tính với số. Đó là các kiến thức liên quan đến việc hiểu và làm quen với các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân. Các tính chất liên quan đến tính toán các biểu thức có chứa các phép tính nhân, chia hỗn hợp. Cũng trong chương trình kiến thức toán bậc tiểu học, các em HS sẽ được làm quen với những kiến thức đầu tiên của số học: tính chia hết của số.

Đã có hơn 35 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu ATTRIBUTE đã được mô phỏng trong phần mềm.

10. C – Chart, map, table - Biểu đồ, bản đồ. Các dạng toán biểu đồ, bản đồ, bảng số, máy tính bỏ túi, thống kê số liệu, số La mã.

Bên cạnh các dạng kiến thức truyền thống mà chúng tôi đã trình bày, trong chương trình môn Toán bậc tiểu học có một loạt các dạng toán và kiến thức “mới” và “đặc biệt” đã được đưa vào SGK. Trong phần này sẽ mô tả các dạng toán này và những mô phỏng tương ứng của chúng. Đó là các dạng toán liên quan đến biểu đồ, bảng số, số La mã (chuyển đổi từ hệ thập phân sang La mã và ngược lại), các bài toán tỷ lệ xích bản đồ.

Đã có hơn 20 dạng toán này được mô phỏng trên máy tính. Sau đây là một số hình ảnh các dạng toán thuộc kiểu CHART-MAP-TABLE đã được mô phỏng trong phần mềm.

Các bài viết khác:

DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5: Bộ phần mềm không thể thiếu của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường và mỗi gia đình học sinh (phần I)

DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5: Bộ phần mềm không thể thiếu của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường và mỗi gia đình học sinh (phần II)

DẠY TOÁN 1, 2, 3, 4, 5: Bộ phần mềm không thể thiếu của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường và mỗi gia đình học sinh (phần III)



URL của bài viết này::http://www.vnschool.net/modules.php?name=News&file=article&sid=2591

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn