Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89502575 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    "Giáo dục gia đình là nền tảng đạo đức con người"

    Ngày gửi bài: 11/06/2007
    Số lượt đọc: 2493

    Nguồn: http://www.vietimes.com.vn/vn/giaoduc/1123/index.viet
    Giáo sư tiến sĩ Linh mục Nguyễn Thái Hợp
    Linh mục Nguyễn Thái Hợp du học ở Thụy Sĩ từ năm 1972. Đến đầu năm 1976, ông phải lựa chọn giữa hai quyết định, một là xin tị nạn, hai là đổi hộ chiếu Việt Nam Cộng Hoà (miền Nam cũ) sang hộ chiếu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ông đã xin đổi hộ chiếu để được làm một công dân của nước Việt Nam.


    Ông trở về, thực hiện công việc giảng dạy, nghiên cứu, và giáo dục là một trong những lĩnh vực ông quan tâm nhất. Ông nói:

    - Các chuyên gia giáo dục đã có những đánh giá về thực trạng giáo dục Việt Nam như bất cập, lạc hậu, suy thoái đạo đức. Nguyên nhân là do quan niệm giáo dục chỉ là công cụ chứ không được nhìn nhận tự bản chất là cội nguồn văn hoá. Đòi hỏi thay đổi ngay cả một hệ thống giáo dục là điều không tưởng, nhưng cũng không thể thụ động không làm gì. Tôi cho rằng việc giáo dục ý thức công dân là công việc cấp bách, không thể dạy kiến thức rồi mới giáo dục đạo đức mà phải làm song song. Xây dựng nhân cách cần khởi đi từ cách cư xử của cá nhân với mọi người và môi trường xung quanh.

    Nhiều bạn trẻ ngày càng sa vào tệ nạn xã hội như hút chích, đua xe..., chẳng lẽ chỉ ngành giáo dục phải gánh hết trách nhiệm thưa ông?

    - Giáo dục con người là trách nhiệm chung, trong đó có ngành giáo dục, nhưng gốc rễ là giáo dục gia đình. Sự khủng hoảng giáo dục hiện nay bắt nguồn từ sự đổ vỡ trong cơ cấu gia đình. Chúng ta đã có những thế hệ cha mẹ chưa được chuẩn bị kiến thức, kỹ năng để làm cha mẹ nên con cái nhận chịu những khiếm khuyết đó, dẫn đến không biết chu toàn bổn phận làm con cái.

    Các cụ ngày xưa rất chú trọng giáo dục gia đình, thiết lập nền nếp, sự hiếu thuận, đề cao gia phong cho nên cơ cấu gia đình rất vững. Trong cuốn sách "Tiếp bước chân cha" của Nguyễn Kim Nữ Hạnh, nói về cuộc đời và việc giáo dục con cái của Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, có trích lời ông rằng: "Gia đình là cơ sở của xã hội Việt Nam. Sức mạnh của gia đình là chữ hiếu. Chữ hiếu là một chất gắn kết ràng buộc mọi người trong họ".

    Ông đưa ra quan điểm về sự chưa được chuẩn bị kỹ năng làm cha mẹ ở một bộ phận người Việt Nam, xin ông phân tích thêm về vấn đề này!

    - Ai cũng biết không phải cứ lấy vợ lấy chồng và sinh con là làm cha mẹ tốt. Vai trò làm cha mẹ đó là tự nhiên, còn về mặt xã hội, nó đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy để con cái thành người. Muốn lái xe máy còn phải đi học, huống nữa là làm cha mẹ để lèo lái một gia đình. Đất nước chúng ta trải qua cuộc chiến quá dài, mọi tinh hoa, sức lực đã đổ vào cuộc chiến đó nên nhiều công việc khác tạm thời gác lại. Sau chiến tranh, thế hệ thanh niên đó lập gia đình, phần lớn chưa được chuẩn bị gì về nuôi dạy con cái ngoài tình thương tự nhiên.
    Hơn nữa, thời kỳ bao cấp đói nghèo kéo dài suốt hơn mười năm sau chiến tranh đã lôi tuột con người vào việc tìm kiếm bát cơm, không còn thời gian để chú tâm đến việc dạy dỗ con cái cho đúng khuôn phép. Ví dụ: tâm lý lúc mang thai, chăm sóc con vừa chào đời, hiểu biết tâm lý con theo từng lứa tuổi, khi con gặp khủng hoảng, hiểu biết tuổi dậy thì, tâm lý thanh thiếu niên... Rồi thế hệ con cái không được giáo dục tử tế đó tiếp tục làm cha mẹ, và con cái của họ tiếp tục gánh chịu thiệt thòi. Những khiếm khuyết tự thân của mỗi gia đình, cộng thêm với những hạn chế của giáo dục đã tạo ra những vấn nạn về đạo đức xã hội. Do đó, nước ta có thể thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, nhưng xã hội lại phải đương đầu với sự khủng hoảng về nhân cách.

    Chúng ta vẫn có nhiều tổ chức, đoàn thể tham gia giáo dục thanh thiếu niên, các hoạt động này cũng hỗ trợ nhiều cho việc phát triển nhân cách con người phải không thưa ông?

    - Đúng là các tổ chức đoàn thể đã cố gắng nhiều trong việc rèn luyện giới trẻ. Tuy nhiên, cần phải tỉnh táo suy xét để có sự điều chỉnh trong các mục tiêu và chương trình hoạt động phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

    Từ nhỏ đến lớn, con người trở thành thành viên của rất nhiều đoàn, hội. Con người được đồng hoá với tổ chức và con người có thói quen hành xử như một thành viên của tổ chức, phụ thuộc vào toàn thể thay vì là một cá nhân sáng tạo độc lập. Các tổ chức này lấy phong trào thi đua làm mục đích, nên sự phấn đấu của người tham gia chỉ dừng lại ở việc đạt các mục tiêu thi đua.

    Con người phong trào sẽ bị hạn chế những suy tư cá nhân để tạo ra con người cá nhân. Các thành tích vui vẻ chóng qua cũng dễ làm cho con người ta quên mất rằng muốn thành người là tự thân phải rèn luyện đạo đức thường xuyên chứ không phải đạt những bằng khen phong trào bề nổi.

    Tôi cũng xin nhấn mạnh thêm rằng, đạo hiếu thờ cha kính mẹ, mến yêu ông bà, không chỉ làm nên chân dung của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, của toàn xã hội mà còn là giá trị cao sang của một dân tộc. Nếu kêu gọi giữ gìn bản sắc dân tộc thì đây là một giá trị đạo đức có bản sắc nhất, khác biệt nhất so với nhiều dân tộc khác.
    Ngoài những giá trị đạo đức nền tảng như ông phân tích, còn có những giá trị mới sinh ra từ thực tế và con người phải chọn lựa. Ông có chia sẻ với quan điểm này không?

    - Điều đó là tất nhiên, bởi vì mọi giá trị nhân văn đều được tích luỹ trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người. Nhưng dứt khoát nó phải là giá trị nhân văn thực sự. Nếu chỉ nêu ra những điều quá xa vời thì không thể thực hiện.

    Cho dù được học thuộc lòng những điều đó thì trong chốn riêng tư người ta cũng làm ngược lại. Điều này sẽ tạo ra một khoảng cách sâu xa giữa lời nói và việc làm, giữa khẩu hiệu và thực tại, giữa con người thật và con người xuất hiện trước đám đông. Hố sâu thê thảm này không thể lấp đầy bằng những khuôn mẫu đạo đức chung chung, mà phải bằng phẩm hạnh trong mỗi cá nhân.

    Giáo sư Trần Đình Hượu từng nhận định: "Ngày xưa, khi nói đến xây dựng con người mới, ta thường nhấn mạnh yêu nước, giác ngộ chủ nghĩa xã hội, học hỏi khoa học kỹ thuật, biết vì mọi người, dám nghĩ dám làm, sáng tạo, kỷ luật,... Nhưng để là những con người như thế, trước hết họ phải là "con người", phải là những cá nhân, những công dân có nhân cách độc lập, tự lập, có trách nhiệm và chịu trách nhiệm".

    Với thực trạng khủng hoảng về đạo đức như đã phân tích, ông có nghiên cứu gì về biện pháp trị liệu?

    - Hiện nay, khi đối diện với tiêu cực hay khủng hoảng, chúng ta có thói quen đổ lỗi cho cơ chế. Nhưng vấn đề là cơ chế do đâu mà ra? Trong thời gian dài, Nhà nước và thị trường đã thay phiên nhau khống chế mô hình phát triển, nhưng trên thực tế cả hai đã tỏ ra bất lực trong sứ vụ thực hiện một chiều hướng phát triển quân bình giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

    Để điều chỉnh sự mất quân bình này cần có sự hiện diện của xã hội "ba bàn tay": Bàn tay vô hình của thị trường, bàn tay pháp lý của Nhà nước và bàn tay liên đới của xã hội công dân. Những đóng góp tích cực của xã hội dân sự, nghĩa là các hiệp hội chuyên nghiệp, tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ, báo chí, nhà trường, công đoàn, cộng đồng tôn giáo, làng xóm, khu phố... sẽ hỗ trợ cho bàn tay Nhà nước.

    Sự kết hợp hài hoà giữa "ba bàn tay" sẽ giúp đạt tới sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng không gây nên những băng hoại về xã hội và luân lý. Ngoài ra, một vấn đề rất căn bản là xây dựng nền tảng đạo đức gia đình, truyền thống và giá trị của gia đình.

    Ông có thể đưa ra một dẫn chứng về mô hình liên đới "ba bàn tay"?

    - Từ kinh nghiệm thực tế có thể thấy: Các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến đại học của các hệ thống tôn giáo đã đóng góp rất hiệu quả trong việc đào tạo con người, đặc biệt là vấn đề đạo đức. Chúng ta từng đề cập đến việc xã hội hoá giáo dục, nhưng lại không khai thác sự đóng góp của xã hội dân sự. Hiện nay nhà nước đã cho phép các tổ chức, trường học của nước ngoài vào Việt Nam mở cơ sở đào tạo, tôi nghĩ đã đến lúc nên cho phép các tôn giáo được tham gia công việc hệ trọng này.

    Xin cảm ơn ông.
    GS.TS Linh mục Nguyễn Thái Hợp. Sinh năm 1945. Thụ phong linh mục năm 1972. Tiến sĩ Triết học Đại học Fribourg - Thụy Sĩ. Tiến sĩ Thần học luân lý xã hội Đại học Sao Paolo - Brazil. Giáo sư giảng dạy tại các trường đại học Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và Việt Nam. Từng tham gia thuyết trình tại Viện Khoa học xã hội, Viện Triết học, Viện Thông tin Khoa học, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Ban Triết học Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. Hiện là thành viên của nhóm nghiên cứu thành lập bộ môn Nghiên cứu Tôn giáo, Đại học KHXH&NV TPHCM

    Nguyễn Thái Hợp (Theo vietimes.com.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.