Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89484423 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Cả nước ngọng?

    Ngày gửi bài: 06/06/2007
    Số lượt đọc: 2570

    Câu chuyện tiếng Việt


    TTCT - Hai cô gái ăn mặc đúng mốt, xinh đẹp nữa, bước vào quán cà phê, buông lửng câu: "Cho hai lâu". Câu nói đã trở thành đề tài tranh luận nảy lửa giữa tôi và anh bạn cùng chứng kiến cảnh tượng đó. Bạn tôi dứt khoát cho rằng hai cô là dân nông thôn; lập luận đơn giản: vì các cô nói ngọng n thành l.

    Còn tôi: hai cô đích thị là dân Hà Nội, thậm chí Hà Nội Hoàn Kiếm nữa, vì: 1) mốt ăn mặc rất hiện đại, 2) biết vào quán cà phê thưởng thức cà phê nâu và ngồi lâu, 3) biết sử dụng từ ngữ rất “Hà Nội”: cà phê nâu chứ không phải cà phê pha tí sữa. Còn vấn đề n, l thì ta hãy xem...
    Cứ giả thiết rằng vào một cái thời xa xưa nào đó cũng có hai cô gái như trên, người kinh kỳ, bước vào một quán nước và nói:
    - Bán cho cháu một tiền xắn.
    Mà lúc đó người dân kinh kỳ nói là sắn (s nặng, uốn lưỡi). Một cụ bạn của cụ cố tôi cũng tranh luận với cụ cố tôi như anh bạn tôi tranh luận với tôi về cái sự nói “ngọng” x với s. Cứ như thế, với ch và tr, với d, gi và r (chưa kể ay, ây, ươu, iêu...) những cặp âm giống nhau cứ bị những người “ngọng” và những người không “ngọng” mà muốn làm ra “ngọng” nhập làm một. Ngày nay, lẫn x với s, ch với tr, d và gi với r (xin nhớ cho về mặt phát âm chứ không phải chữ viết), không người miền Bắc nào thấy hề hấn gì, thậm chí nếu cố tình uốn lưỡi s, tr và r còn làm người nghe khó chịu nữa (tôi đã có một ông thày (hay thầy?) đáng kính, cho đến lúc tôi học trung học, thày vẫn cố đọc thật đúng x/s, ch/tr, d, gi/r trong lớp; thật ra có đúng như thế không, ai nói như thế, hay chỉ là cách để nhớ chính tả?
    Người miền Nam không “ngọng” x/s, ch/tr, d, gi/r nhưng lại “ngọng” những cái khác: muốn và muống, biết và biếc, sửa và sữa, tay và tai... Ở miền Bắc, có một số địa phương nói n thành 1, một số khác lại nói l thành n, và tất cả mọi người trong địa phương đều nói như thế. Như vậy thì một là cả nước nói “ngọng”, hai là chẳng ai “ngọng” cả. Chỉ có mấy anh chàng đứng xem chuông của Hồ Xuân Hương (?) mới thật là anh ngọng: “... ấy ái uông”.
    Cái “ngọng” của cả nước hình như không có hại gì, mà đôi khi lại còn đáng yêu nữa: nó mở rộng khả năng chơi chữ, hiểu ngầm, tăng thêm ý nhị, duyên dáng cho lời nói. Cà phê lâu (có thể ngồi lâu), vỏ sỉ (= võ sĩ) không bằng vỏ chai (giỏi võ đến mấy mà bị người ta lấy vỏ chai đập cũng chết), võ sĩ hạng có đai không bằng dao phai (= dao phay, ăn vần đai với phai) gí sau gáy, trò giăng dện... Tất nhiên, nếu bới ra, cái lợi đôi khi cũng bị phản chứng bằng cái hại, chẳng hạn nói “ngọng” n/l trong những trường hợp nông cụ, nông sản phụ, hay “ngọng” ch/tr trong cô Châu hay cô Trâu, ông Trực hay ông Chực...
    Có người vẫn thường cho rằng chỉ cần người Hà Nội nói đúng các âm s, tr và r là tiếng Hà Nội sẽ trở thành tiếng chuẩn lý tưởng của cả nước. Ấy thế mà bỗng chốc nay lại thêm vấn đề n/l. Phát âm thường tiến hóa theo hướng ngày càng dễ đi, đơn giản đi, chỉ với điều kiện duy nhất là không gây hiểu lầm trong giao tiếp. Những gì đã tiến hóa mà trụ lại được, chắc chắn sẽ không lùi lại những hình thái quá khứ của nó để trở nên phức tạp hơn, khó hơn.
    Để kết luận bài này, tôi cũng xin bắt chước cụ Nguyễn Du để hỏi rằng: “Không biết hơn 300 năm nữa, trong thiên hạ có còn ai đọc Kiều với cái âm như hiện nay nữa không?”. Xin để cháu chắt chút chít của chúng ta trả lời. Còn bây giờ, những người “ngọng” xin hãy yên tâm: cả nước “ngọng” kia mà! .
    (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202920&ChannelID=10)

    HẢI THỤY (Theo tuoitre.com.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.