Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89560913 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    ĐỔI MỚI KỲ THI THPT QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHÔNG TỐN KÉM MỘT ĐỒNG XU NÀO!

    Ngày gửi bài: 04/06/2018
    Số lượt đọc: 4494

    Lời Toà soạn Nhân dịp kết thúc năm học mới (2017-2018), nhân chuyện GD&ĐT lại ra Thông tư 04/2018/TT-BGDĐ về kỳ thi THPT Quốc gia 2018,và Quy chế tuyển sinh Đại học và Cao đẳng năm 2018, và đặc biệt là nhân dịp Bộ này vừa ra quyết định “Thu hồi Đê án  đổi mới thi THPT Quốc gia gần 750 tỷ đồng” (22/5/2018), Toà soạn chúng tôi có nhận được bài nghiên cứu mới của  tác giả Ngô Văn Quyết. Xét thấy bài viết có nhiều kiến nghị mới khả thi, cũng như trong bối cảnh có nhiều ý kiến đóng góp khác nhau trên nhiều mặt báo về kỳ thi Tốt nghiệp quốc gia THPTH và xét tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng, để rộng đường dư luận Toà soạn chúng tôi xin giới thiệu bài viết này và mong nhận được sự trao đổi cởi mở và xây dựng của bạn đọc.

    Bài viết gồm các nội dung:

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    2. KHÔNG TỐN MỘT ĐỒNG XU NÀO PHÁT SINH
    3. KẾT LUẬN

    Dưới đây là toàn văn bài viết.

    ______________________________________________________________________

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
      1. Khâu đột phá thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD& ĐT) là Thi và Thi. Kể từ năm 2013 đến nay GD&ĐT đã kiên trì:“Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” bằng việc cứ mỗi năm kể từ khi thực hiện Nghị quyết trên lại ra Thông tư quy định Quy chế thi và tuyển sinh. (Hoặc bổ sung những điều quan trọng so với các năm trước!).Khâu đột phá này đã dẫn tới nhận định là “đánh giá toàn diện”, thành công về đề thi và tổ chức thi” [1,2,3]. Song, bên cạnh đó là những ý kiến trái chiều [4,6,7], nhất là năm 2018 này đã gây ra tâm lý hoang mang lo sợ [5,9], thậm chí cho rằng việc đổi mới thi cử và tuyển sinh này thay đổi xoành xoạch, mang tính thử nghiệm xã hội và đòi chấm dứt cái “khâu đột phá” này [8]!

    1.2.Đổi mới thi cử đang là khâu đột phá thì bỗng dưng, ngày 22 tháng 5 /2018 đã xẩy ra sự kiện “Bộ GD-ĐT thu hồi đề án đổi mới thi THPT Quốc gia gần 750 tỷ đồng”[10]. Rõ ràng là 5 năm nay (2013-2018), cái sự “ đột phá này” này đã trở thành “đột tử” như một người đã từng là Uỷ viên Bộ Chính trị đã phỏng đoán trước đây!

    Vậy xem ra cái Khâu đổi mới căn bản về thi cử này vẫn chưa có gì là căn bản cả. Vì thế vấn đề nêu ra này cần phải có nghiên cứu và đề xuất đổi mới thực sự.

    Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin trình bày Một cách đổi mới thi THPT Quốc gia và tuyển sinh chỉ bằng việc cải cách hình thức thi và tuyển sinh và Quy định phổ điểm cho cơ chế tuyển sinh vào các trường trên cơ sở hiện trạng nền giáo dục nước nhà mà không cần tốn kém một đồng xu của nhân dân lao động! 

    1. KHÔNG TỐN MỘT ĐỒNG XU NÀO PHÁT SINH
      1. GIẢI PHÁP CỤ THÊ 1: CẢI TIẾN VÀ GIỮ ỔN ĐỊNH VIỆC THI TỐT NGHIỆP PTTH Quốc gia

    Giải pháp cụ thể 1 dựa trên cơ sở:

    • Lý thuyết hệ thống (Điều khiển bằng lý thuyết thi 3 chung do Bộ GD & ĐT đảm trách); Giữ ổn định hệ thống;
    • Lý thuyết quản lý, phân quyền: Giao trách nhiệm cho các Sở GD & ĐT, Các trường Đại học vùng;
    • Lý thuyết cực trị: giảm tới mức tối đa về chi phí tổ chức thi; đi lại, vận chuyển …cho các thí sinh, phụ huynh học sinh và các đối tượng có liên quan; giảm tới mức thấp nhất các tiêu cực: thi hộ, thi thay thế, thí sinh ảo…Đảm bảo đủ các tri thức cơ bản , tối thiểu của thí sinh;
    • Công khai, minh bạch, công bằng cho các đối tượng: thí sinh, trường, địa phương…Đảm bảo được việc đánh giá tri thức cơ bản theo chương trình hiện hành hoặc có thể theo chương trình giáo dục tổng thể sau này.
    • Giữ ổn định các mốc thời gian học tập của học sinh lớp 12 và các hệ đào tạo tương đương (tại chức, từ xa, thường xuyên…), giữ ổn định về thời gian và về các thủ tục, quy chế cấp bằng tốt nghiếp, chứng chỉ tốt nghiệp.

    Nên coi việc thi Tốt nghiệp PTTH Quốc gia là một “Bộ lọc lớn 1”  [theo Lý thuyết của quá trình tự động điều khiển] của quá trình Đào tạo và Giáo dục. Nên và chỉ cần tổ chức một kỳ thi Quốc gia duy nhất theo Lý thuyết Ba chung trước đây: Chung Đề thi; Chung Một đợt thi và Ngày thi và Sử dụng chung Kết quả thi để tuyển sinh.

    GD&ĐT (GD&ĐT): độc quyền ra đề thi Tốt nghiệp PTTH trong cả nước;

    Thời gian thi: từ ngày 22 (hoặc 24/6) đến ngày 27 tháng 6 hàng năm; (Như cũ)

    Tổ chức thi: Bộ GD và Đào tạo chỉ đạo , Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương thực hiện.

    Đối tượng dự thi: học sinh hệ THPT; học sinh hệ Giáo dục thường xuyên, Học sinh hệ bổ túc (Nếu có), thí sinh tự do (từ đây trở đi được gọi chung là các thí sinh). Bộ lọc đầu tiên cho các thí sinh: tất cả các môn học đều phải có điểm trung bình của từng môn từ 5,0 điểm trở lên trong suốt quá trình học. Điều này bắt buộc học sinh THPT phải học đều các môn từ lớp 10, lớp 11, đến lớp 12. Đối với các hệ khác sẽ hạn chế được tiêu cực: không học mà thi (Vẫn có bằng Tốt nghiệp PTTH), thi thay, thi hộ…cũng như các tiêu cực khác.

    Môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia: TOÁN, VĂN, ANH VĂN (NGOẠI NGỮ); TIN HỌC. Khối lượng kiến thức lấy hệ THPT chính thống làm cơ sở: 70% kiến thức lớp 12, 30% kiến thức lớp 11,20% kiến thức lớp 10.(Đây là đề xuất mới của tác giả)

    Hình thức thi: Trắc nghiệm: TOÁN, ANH VĂN, TIN HỌC.Tự luận: VĂN. Học trường nào, thi tại trường ấy. Học sinh hệ Giáo dục thường xuyên, Học sinh hệ bổ túc (Nếu có), thí sinh tự do buộc phải đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT tại một trường THPT nào đó.

    Chấm thi: Tại Đại học vùng theo đáp án chung của Bộ GD & ĐT.Giao quyền cho Hiệu trưởng Đại học vùng chủ trì chấm thi. Bộ GD và ĐT kết hợp với Sở GD và ĐT Thanh tra, giám sát theo quy chế của Bộ.

    Điều kiện đỗ tốt nghiêp: điểm trung bình trung bình chung của 4 môn thi từ 5,0 điểm trở lên, không có điểm liệt. Điểm liệt: từ 4,99 điểm trở xuống (Quy định ngưỡng điểm liệt này là một bộ lọc nhỏ tránh học lệch.Có thể điểm trung bình chung của 4 môn thi kể trên lớn hơn 5,0 điểm, nhưng vẫn trượt tốt nghiệp PTTH,nếu có điểm liệt)

    Cấp BẰNG TỐT NGHIỆP PTTH: cho các thí sinh đã đạt điểm trung bình chung của 4 môn thi kể trên từ 5,00 điểm trở lên và không có điểm liệt. Bằng Tốt nghiệp PTTH do Bộ GD& ĐT cấp.

    Cấp  CHỨNG CHỈ ĐÃ HỌC CHƯƠNG TRÌNH PTTH: những thí sinh đạt điểm trung bình chung của 4 môn thi kể trên từ 4,5 điểm đến 4,99 điểm.Giấy CHỨNG CHỈ ĐÃ HỌC CHƯƠNG TRÌNH PTTH do Sở GD& ĐT cấp. Những thí sinh này muốn nhận được BẰNG TỐT NGHIỆP PTTH cần tiếp tục tham gia thi vào mùa thi năm sau.

    Thời gian công bố kết quả thi TN THPT:  Ngày 07 tháng 7 hàng năm.(Như cũ)

    Bộ GD& ĐT Công bố và Gửi giấy Công nhận Tốt nghiệp THPT: Ngày 17 tháng 7 hàng năm (Như cũ)

    Lễ trao BẰNG TỐT NGHIỆP PTTH và CHỨNG CHỈ ĐÃ HỌC CHƯƠNG TRÌNH PTTH được tổ chức nghiêm túc, có ý nghĩa tại trường mà thí sinh đã tham dự thi Tốt nghiệp PTTH vào dịp 20 tháng 11 hàng năm.

              2.2.GIẢI PHÁP CỤ THỂ 2: XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG BẰNG PHỔ GIẢI ĐIỂM KẾT QUẢ HỌC TẬP LIÊN TỤC VÀ KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA

    Giải pháp cụ thể này dựa trên cơ sở:

    • Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện liên tục của học sinh trong suốt quá trình học tập ở THPT;
    • Kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia;
    • Năng lực riêng còn tiềm ẩn trong mỗi học sinh (năng khiếu, trí thông minh, sự sáng tạo…)

    Điểm mới của giải pháp này là: sắp xếp lại thời gian xét tuyển; ban hành giải phổ điểm xét tuyển nhằm lựa chọn đúng các loại đối tượng vào từng loại trường; tự động giải thể các trường chất lượng thấp, không có học sinh học… mà không cần đưa ra giải pháp hành chính nào.

    + Về Thời gian xét tuyển:Từ 19 tháng 7 đến 10 tháng 8 : Học sinh đã có Giấy chứng nhận TN PTTH đăng ký xét tuyển . Các trường Đại học và Cao đẳng được phép xét tuyển theo phổ điểm quy định của Bộ GD & ĐT và cộng điểm ưu tiên các loại (nếu có), đồng thời kiểm tra năng khiếu đặc biệt hoặc các tiêu chí riêng cho từng chuyên ngành (nếu có) do trường chủ động.Đề xuất lịch xét tuyển này sẽ tránh được thí sinh ảo, tránh được sự “rối loạn” của thí sinh khi còn đang học và tránh được sự phải điều chỉnh lớn của các trường về nguyện vọng thay đổi của thí sinh, nghĩa là giảm đi những công việc ảo.Trước đây, học sinh làm hồ sơ tuyển sinh từ 01 đến ngày 20 tháng 4 khi còn đang học. Nay chuyển lịch sang từ 19 tháng 7 đến 10 tháng 8, thí sinh làm hồ sơ đăng ký xét tuyển.Từ 11 tháng 8 đến 20 tháng 8 hoàn chỉnh việc xét tuyển. Từ 21 tháng 8 đến 31 tháng 8 gọi thí sinh nhập học. Tất cả các trường đều cùng khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm  hàng năm.

    + Về phổ điểm xét tuyển, xin kiến nghị như sau:

    • Xét tuyển vào các trường Đại học Sư phạm chính quy: Chỉ những thí sinh học THPT chính quy, thi đạt điểm TNPT từ 28 điểm trở lên. Ngoài ra có bộ lọc phụ: điểm trung bình chung của từng môn học từ lớp 10,11 đến lớp 12 phải lớn hơn 9,0 điểm cho các thí sinh này.Các thí sinh không có phiếm khuyết về nhân trắc (Lùn, thấp,thọt,lé…),không nói ngọng,không quá cận thị, viễn thị, không bị các bênh, dị tật.. chữ viết phải đẹp, chuẩn mực. Các thí sinh này khi học tại các trường Đại học sư phạm được miễn học phí. Không được phép chuyển trường. Khi tốt nghiệp được phân về dậy tại các trường PTTH địa phương, hưởng mức lương từ 3 đến 5 lần mức lương cơ bản tuỳ theo thời gian công tác.
    • Xét tuyển vào các trường Cao đẳng Sư phạm chính quy: Chỉ những thí sinh học THPT chính quy, thi đạt điểm TNPT từ 26 điểm đến 27,9 điểm. Ngoài ra có bộ lọc phụ: điểm trung bình chung của từng môn học từ lớp 10,11 đến lớp 12 phải lớn hơn 8,0 điểm cho các thí sinh này.Các thí sinh không có phiếm khuyết về nhân trắc: thấp, lùn, cận, lé.., không nói ngọng, chữ viết phải đẹp. Các thí sinh này khi học tại các trường Cao đẳng sư phạm được miễn học phí. Không được phép chuyển trường. Khi tốt nghiệp được phân về dậy tại các trường PTCS địa phương, hưởng mức lương từ 2 đến 4 lần mức lương xét tuyển  cơ bản tuỳ theo thời gian công tác.
    • Xét tuyển vào các trường Đại học khác: thí sinh có điểm thi TN THPT từ 24 điểm trở lên.
    • Xét tuyển vào các trường Cao đẳng  khác: thí sinh có điểm thi TN PTTH từ 22 điểm đến 23, 99 điểm.
    • Xét tuyển vào các trường Trung học nghề khác: thí sinh có điểm thi TN THPT từ 20 điểm đến 21,99 điểm.

     Bộ GD & ĐT phối hợp với các Bộ khác có các trường Đại học và Cao Đẳng thống nhất phổ điểm xét tuyển như trên và giao quyền tự chủ cho các trường tự xét tuyển. Bộ GD & ĐT ban hành thông tư về Quy định phổ điểm xét tuyển ( Coi đây là một bộ lọc lớn nhằm sàng lọc các thí sinh và các trường- Bộ lọc lớn thứ 2…).Các trường thuộc các Bộ khác nhau, ngoài phổ điểm đã quy định còn căn cứ vào các tiêu chuẩn riêng do đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi để xét tuyển với số lượng chỉ tiêu được thống nhất của Bộ chủ quản và Bộ Nội vụ. Nhóm trường này được gọi là các trường năng khiếu (Âm nhạc, Thể dục thể thao, Du lịch, Xiếc, Phát thanh truyền hình, Điện ảnh, Báo chí  tuyên truyền...) đưa ra các tiêu chí nghề nghiệp của mình Số lượng nguồn nhân lực cần thiết hàng năm trong các cơ quan công quyền phải được Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội đệ trình Quốc hội và phải được Quốc hội thông qua (ở kỳ họp thứ nhất hàng năm-chậm nhất vào tháng 4). Chính phủ cụ thể hoá Nghị quyết của Quốc hội bằng Thông tư TTg về số lượng nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng và thông tin rộng rãi trên các phương tiện đại chúng trong suốt thời gian các trường xét tuyển (19 tháng 7 đến 10 tháng 8).Kết quả xét tuyển của các trường theo chỉ tiêu được phân bổ được thông tin rộng rãi trong ngày khai trường 5 tháng 9 hàng năm (trừ trường hợp bí mật , có quy định riêng). Việc xét tuyển bổ sung (nếu thiếu chỉ tiêu được giao chính thống ) được tiến hành từ 06 tháng 9 đến hết 15 tháng 9 hàng năm.

    1. KẾT LUẬN
      1. Những ý kiến đề xuất này luôn luôn đảm bảo vai trò quan trọng của Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở GD&ĐT ở các mặt chính sau: cho phép số lượng tuyển sinh; đảm bảo chất lượng chung của toàn ngành, đảm bảo thống nhất hành động trong toàn ngành: thống nhất nội dung thi, thời gian thi, đề thi, đáp án, phối hợp đồng bộ giữa Bộ và Các Sở GD& ĐT trong cả nước, thống nhất thời gian xét tuyển vào tất cả các trường Đại học và Cao dẳng trong toàn quốc,thống nhất ngày khai giảng trong cả nước cho cả hệ thống giáo dục và đào tạo [1,2,3].Ngoài ra, Bộ GD&ĐT còn là cầu nối của Chính phủ với các Bộ khác để giúp quy hoach đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nhằm tránh hiện tượng: thừa và thiếu! Điều quan trọng trong các đề xuất và kiến nghị của chúng tôi là:vẫn giữ nguyên những văn bản liên quan của Bộ GD&ĐT, những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và không hề có yêu cầu gì về kinh phí, về tài chính khi thực hiện mà chỉ có đòi hỏi cao về năng lực và sáng tạo của những người làm công tác quản lý giáo dục ở Bộ GD &ĐT tạo thôi!.
      2. Những đề xuất mới này góp phần đề cao vai trò của Đại học vùng và các Sở GD&ĐT trong việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia hàng năm. Đề xuất này cũng khẳng định vai trò tự chủ của Các trường Đại học và Cao đẳng trong việc xét tuyển theo đặc thù của từng loại trường . Ví dụ các trường khối văn hoá, nghệ thuật… thể dục thể thao ngoài việc xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp như đề xuất ra, còn phải kiểm tra hoặc thi các môn năng khiếu.Đề xuất này giữ ổn định kỳ thi như năm 2017 tránh lo lắng như trong tài liệu[5] nêu ra, tránh thái cực bỏ thi TN THPT như trình bày theo [4] hoặc lại tiến hành hai kỳ thi như cũ, nghĩa là lại tách ra hai lần thi như việc hô hào trong tài liệu [6,7].
      3. Những đề xuất mới của chúng tôi gián tiếp góp phần quy hoach lại hệ thống các trường Đại học, nhất là các trường thuộc khối Sư phạm. Những đề xuất này ngay lập tức làm tăng vị thế của các trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm. Nó ngay lập tức loại bỏ việc tuyển sinh dưới điểm sàn để duy trì tồn tại nhà trường (Tuyển sinh bằng mọi giá để nhà trường sống!). Nó tránh ngay được những “bất ngờ” và “lo lắng” của các nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục đào tạo. Nhờ quy định giải điểm xét tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng (Như một bộ lọc), các trường không có sinh viên theo học sẽ phải tự đóng cửa, không cần phải can thiệp hành chính, không cần phải đánh giá thẩm định ngoài, lôi thôi phiền phức!
      4. Những kiến nghị mới này góp phần dung hoà các hình thức thi: áp dụng trắc nghiệm (TOÁN, NGOẠI NGỮ, TIN HỌC) và áp dụng Tự luận (VĂN) và Trình diễn các khả năng (Cho khối văn hoá, nghệ thuật thể dục thể thao) đủ để cho thí sinh bộc lộ năng khiếu và sự sáng tạo cá nhân. Với đề xuất phổ điểm trung bình của các môn không thi tốt nghiệp trong vòng 3 năm lớp 10,lớp11 và lớp 12 phải lớn hơn 5,00 điểm mới đủ tư cách tham gia thi Tốt nghiệp PTTH, buộc học sinh không thể học lệch được. Những lo ngại về việc học sinh chỉ chăm chăm luyện thi trắc nghiệm, bỏ bê các môn học khác sẽ được loại bỏ. Nghĩa là tìm cách nâng cao nguồn đầu vào cho các trường Đại học và Cao đẳng.
      5. Lý do kiến nghị chỉ thi 4 môn: TOÁN –đại diện cho các môn khoa học Cơ bản, chuyên ngành nào cũng phải có Toán học . TIN HỌC: Cùng với toán, TIN HỌC là nền tảng của trí tuệ nhân tạo; nền tảng tự động hoá và sản xuất linh hoạt, robot và điều khiển tự động, nghĩa là tiến theo cuộc cách mạng 4.0. NGOẠI NGỮ (TIẾNG ANH)- Là ngôn ngữ được UNESCO quy định trong số 6 ngôn ngữ chính trên thế giới, dùng trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tiếng Anh- Chìa khoá tiếp thu Khoa học- Công nghệ-Kỹ thuật của thế giới. Có tiếng Anh tốt mới nói tới hội nhập với thế giới. VĂN: Đại diện cho các môn Khoa học Xã hội và nhân văn. VĂN giúp con người hình thành nhân cách. “VĂN dĩ tải đạo”. Thi VĂN là cơ hội cho thí sinh sáng tạo, bày tỏ chính kiến, tài nghệ và sự cảm thụ trước một đối tượng nào đó.Đề xuất bốn môn thi này tránh được sự rối rắm và vất vả trong việc ra đề thi và chấm thi các Bài thi tổ hợp hiện nay.Đề xuất Thi 4 môn này đảm bảo chỉ trong 3 ngày như trước đây!
      6. Và cuối cùng, những đề xuất mới của chúng tôi chẳng những góp phần giải quyết về: kinh tế, hiệu quả, an toàn, tránh được nỗi lo nêu ra trong tài liệu[8], mà còn thực sự góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời đại CNTT và cuộc cách mạng 4.0 đang xẩy ra trên bình diện toàn cầu bằng việc  đưa ra các Cơ chế, các Quy định và thay đổi hình thức tổ chức thi cử THPT Quốc gia và tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đằng mà không hề tốn kém một đồng nào của nhân dân lao động cả!n

     

                TÀI LIỆU VIỆN DẪN

                [1] www.kenhtuyensinh24.vn :  Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá kỳ thi tốt nghiệp PTTH Quốc gia 2017

                [2] www.VOH Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đánh giá học sinh toàn diện hơn

                [3]www.baomoi.com Kỳ thi THPT Quốc gia: Thành công về phương diện đề thi và tổ chức thi

                [4] www.kenhtuyensinh24.vn  Bãi bỏ kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2017 ?

                [5] www.kenhtuyensinh24.vn Thi THPT quốc gia 2018: thay đổi liên tục gây xáo trộn  tâm lý  học sinh

               [6]www.news.zing.vn Đề xuất tách kỳ thi THPT quốc gia: 'Bộ Giáo dục ôm quá nhiều việc’

                [7] www.VnExpress.net Đề xuất tách thi tách thi đại học và thi tốt nghiệp THPT

                [8] www.quochoi.org “Đã đến lúc không thể tiếp tục triển khai rồi đổi mới và sửa”

                [9]www.vietnamnet.vn: Những thay đổi quan trọng trong Quy chế tuyển sinh năm 2018

               [10] www.vtc.news : Bộ GD-ĐT thu hồi đề án đổi mới thi THPT Quốc gia gần 750 tỷ đồng (22/5/2018) !

                (Ngô Văn Quyết, Mobile: 0989.641.686, E-Mail:nvquyetrsumef@gmail.com  )

    School@net (Theo Pgs.Ts. Ngô Văn Quyết)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.