Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89536728 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao bánh trước của máy kéo lại nhỏ, bánh sau lại to?

    Ngày gửi bài: 18/07/2012
    Số lượt đọc: 3963

    Máy kéo có hai đôi bánh xe, xem ra khác nhau rất dữ: đằng sau là một đôi to kếch xù, đằng trước là một đôi bé tí.

    Vì sao nói chung bánh trước và bánh sau của ôtô, xe đạp, ôtô điện đều lớn nhỏ bằng nhau mà chỉ có mỗi bánh xe của máy kéo phải làm thành hình dạng kỳ lạ cái trước nhỏ, cái sau lớn?

    Làm như thế là có lý đấy. Chủ yếu là do sự phân công cho bánh trước và bánh sau không giống nhau, nhiệm vụ cũng khác nhau. Nơi làm việc của chúng là đồng ruộng, phần lớn lại đảm nhiệm các việc nặng nề vì thế không thể không có suy ngẫm đặc biệt về "thân hình" của chúng.

    Bánh trước của máy kéo chủ yếu là dẫn hướng nên còn gọi là bánh dẫn hướng. Nếu như làm bánh trước vừa rộng, vừa lớn, người lái máy kéo khi chỉnh tay lái để chuyển động bánh trước, muốn khắc phục được sức cản mà bánh xe đang chịu ắt hẳn phải tốn nhiều sức, hơn nữa thao tác lại không nhanh tiện. Chất đất ở ruộng đồng thường tơi mềm và gồ ghề không bằng phẳng, nếu bánh trước vừa rộng vừa lớn sức cản của mặt đất đối với nó sẽ tăng lên, như vậy máy kéo sẽ phải tiêu hao động năng nhiều vô ích, rất là không kinh tế.

    Thế thì vì sao phải làm bánh sau vừa rộng vừa lớn? Vấn đề là ở chỗ bánh sau của máy kéo là bánh truyền động. Cũng là nói động lực trực tiếp truyền đến bánh sau, cho nên trọng lượng mà nó chịu lớn hơn bánh trước rất nhiều. Vì thế yêu cầu đối với bánh sau không thể không đặc biệt một chút.

    Khi máy kéo làm việc trên đồng ruộng nói chung bao giờ cũng kéo theo một máy nông nghiệp như máy gieo hạt, máy cấy, cày... Các máy này đều chế tạo bằng gang thép, sau khi chúng nối vào máy kéo trọng lượng của chúng có một phần chuyển sang thân máy kéo. Bản thân máy kéo cũng có trọng lượng, bây giờ lại thêm phụ tải từ bên ngoài nên trọng tâm của toàn bộ máy móc sẽ rơi vào bánh xe sau của máy kéo. Trong tình huống này, giả sử độ lớn của bánh sau và bánh trước bằng nhau thì trọng lượng trung bình mà bánh sau phải chịu sẽ lớn hơn bánh trước rất nhiều, bánh sau của máy kéo sẽ bị tụt xuống ruộng đất tơi mềm. Làm bánh xe sau rộng to, mặt tiếp xúc của nó với mặt đất sẽ lớn làm cho trọng lượng mà một đơn vị diện tích phải chịu trở nên nhỏ, như thế trọng lượng trung bình mà bánh trước và bánh sau của máy kéo phải chịu mới không chênh lệch quá lớn. Đương nhiên làm bánh sau vừa rộng vừa lớn thì sức cản mà nó phải chịu rõ ràng là cũng tăng lên, thế nhưng điều đó cần cho "chức trách" mà nó gánh vác. Chính vì vậy mà hiện nay các loại máy kéo bánh hơi nói chung đều có hình dạng kỳ quái: bánh trước nhỏ, bánh sau lớn.

    School@net



    Bài viết liên quan:
    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao tàu ngầm có thể chạy trong nước ở độ sâu nhất định? (01/10/2012)
    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên? (28/09/2012)
    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao tàu đệm không khí có thể chạy trên mặt nước? (20/09/2012)
    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao chiếc tàu lớn rất nặng lại có thể nổi trên mặt nước? (13/09/2012)
    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao nói chung tàu thuyền đều cập bến ngược dòng nước? (10/09/2012)
    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao trong dòng chảy của sông có nơi xuất hiện xoáy nước? (08/09/2012)
    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao hai chiếc tàu lớn chạy song song với tốc độ nhanh về cùng một phía lại có thể đâm nhau? (04/09/2012)
    Vì sao ôtô chở khách khi chạy lại cuốn lên nhiều bụi cát? (31/08/2012)
    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao không được đứng ở chỗ rất gần đường ray khi xe lửa đang chạy nhanh? (23/08/2012)
    Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao các thanh ray đường sắt phải làm hình chữ I? (22/08/2012)

     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.