Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89514483 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đằng sau ... quay?

    Ngày gửi bài: 16/05/2012
    Số lượt đọc: 2015

    Đã đến lúc ngành GD nên từ bỏ cách đầu tư "chín người nhịn cho một người" chỉ vì thành tích.

    Xã hội đã một lần thở phào về quy định thưởng điểm vào kết quả thi đại học cho học sinh đoạt giải thay vì tuyển thẳng. Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tiến lên ... quá khứ, khôi phục việc tuyển thẳng.

    Ngoại trừ những ý kiến đậm đà bản sắc ... bệnh thành tích, cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến ủng hộ quy định cũ.

    Phương tiện có đảm bảo?

    Những người bảo vệ cho tuyển thẳng đưa ra rất nhiều lý lẽ nghe rất được lòng, đại loại như: "Động viên phong trào học tập", "Nếu không được vào thẳng thì không ai tham gia đội tuyển," v.v...

    Tuy nhiên, những lý lẽ đó thiếu sức thuyết phục.

    Trong khi các thí sinh khác phải thi ba môn, thì học sinh giỏi đoạt giải quốc gia chỉ cần đầu tư cho một môn. Giả định rằng học sinh thật sự giỏi ở một môn, lấy cơ sở khoa học nào khẳng định rằng học sinh đó giỏi các môn khác? Câu trả lời có thể tìm thấy ngay trong kết quả thi ĐH hàng năm của từng thí sinh.

    Tự thân cái nhận xét "không được vào thẳng thì không ai tham gia đội tuyển" đã bộc lộ mục đích đoạt giải học sinh giỏi chỉ là "phương tiện có đảm bảo" của học sinh để vào ĐH và của người lớn nhắm đích khác?

    Có phải vì nội dung học chủ yếu chỉ để nhằm thi đấu, nên có vài em tôi biết luôn ở top 2/3 của đội tuyển khối chuyên ĐH X lại thi trượt ĐH đến ... hai lần.

    Theo quan sát của giảng viên trực tiếp dạy ĐH, một số không nhỏ sinh viên tuyển thẳng đã tỏ ra không khá hơn những sinh viên khác, với chính môn học đoạt giải, thậm chí ngược lại.

    Môn gì cũng chuyên?

    Nói đến học sinh giỏi, không thể không nói đến hệ thống trường chuyên, trước đây có tên "trường phổ thông năng khiếu". Để xác định được học sinh là có năng khiếu đã khó, dạy được học sinh năng khiếu, cần có giáo viên năng khiếu [[1]] lại càng khó.

    Nhận thức được sự lạm dụng khái niệm "năng khiếu", từ việc xác định môn học năng khiếu, phép đo lường đến chương trình và phương pháp học tập ..., hệ thống này đổi màu thành trường chuyên để tiếp tục tồn tại. Vì "năng khiếu chỉ biểu hiện rõ ở một số môn nhất định, như nghệ thuật, văn học, ngoại ngữ, toán học, thể thao, ..." (op.cit.)

    Hơn nữa, hệ thống trường chuyên được biết không có chương trình gì đặc biệt cho nhóm học sinh này. Như vậy, học sinh trong hệ thống trường này có lẽ nên gọi là "học sinh học nhiều" hoặc "học sinh học theo tủ"?

    Vì thành tích, áp lực cần tìm "tủ" luôn hiện hữu, dẫn đến thành tích giả ở các cấp đã từng xảy ra, như trong ví dụ sau.

    Những ai quan tâm không khỏi ngạc nhiên khi giải Nhất, Nhì môn tiếng Anh (2011) lại thuộc về một tỉnh biên giới phía bắc,trong khi những trung tâm lớn như khối phổ thông chuyên Đại học Quốc gia TP. HCM, ĐHQG HN thì không?

    Nói như vậy không phải là đánh giá thấp học sinh dân tộc. Với môn học khác, điều này có thể, nhưng với môn ngoại ngữ, môn học mà ở đô thị lớn có nhiều điều kiện tốt hơn, học sinh còn phải rất cố gắng, thì kết quả này thật là một dấu hỏi lớn? Cấp địa phương thì chứng kiến chuyện gian lận của con quan chức tỉnh Thái Bình.

    Xã hội đã một lần thở phào về quy định thưởng điểm vào kết quả thi đại học cho học sinh đoạt giải thay vì tuyển thẳng. Ảnh minh họa

    Một thời ngành GD định bỏ trường chuyên? Khó lắm, vì nó là cái "ốc đảo" trong GD không phải chỉ dành cho học sinh được tuyển chọn, mà còn kèm theo con em người có quyền chức địa phương. Mà phần kèm có khi còn ... nặng hơn phần chính?

    Vả lại cái gì đã sinh ra ở Việt Nam có ban, có bệ, có dấu má ..., thì hình như không thể bỏ?

    Giáo viên dạy tại các trường chuyên cho biết áp lực bệnh thành tích đè năng lên vai thầy, cô và học trò. Vì cấp dưới cần có thành tích với cấp trên. Học sinh đoạt giải đồng nghĩa với việc nhà trường có thành tích, có thêm kinh phí, và có người lên chức ... Cả cơ hội cho giáo viên tỉnh lẻ muốn về thành phố lớn, như đã xảy ra.

    Ước gì Việt Nam xây dựng một hoặc hai Trung tâm GD chất lượng cao (CEE) như trên thế giới để ươm tài năng!

    Khuyến khích học và đầu tư lệch

    Ai quan tâm đến trường chuyên đều có thể thấy việc dạy và học ở đây tạo điều kiện cho học lệch. Về hình thức, học sinh chuyên học tất cả các môn học để đảm bảo tính toàn diện. Nhưng trong thực tế, các môn không chuyên đều bị coi như môn phụ. Giáo viên cho biết trước các kỳ thi lập đội tuyển, học sinh hầu như chỉ tập trung học môn chuyên.

    Chính vì học lệch và học nhồi, học sinh cũng bị méo mó về nhiều phương diện. Gần nhà tôi có một cháu học chuyên toán và đoạt giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Chính cha mẹ cháu rất lo lắng: "Nó chẳng giống ai, nói không biết nói, ăn không biết ăn ..., lo lắm!". Tôi hi vọng đây chỉ là trường hợp hi hữu?

    Ngoài ra, đầu tư cho GD có thể bị lệch lạc, khi nguồn lực đầu tư cho GD một tỉnh như một cái bánh. Trường chuyên được phần to thì toàn bộ các trường còn lại chỉ còn ... mẩu vụn. Phải hy sinh quyền bình đẳng của đa số học sinh để dành cho một số ít học sinh đi "chọi" thì có đáng không?

    Theo các thầy luyện toán, học sinh của ta là 'thiện xạ' giải các bài toán cực kỳ khó.

    Tự thân cái nhận xét "không được vào thẳng thì không ai tham gia đội tuyển" đã bộc lộ mục đích đoạt giải học sinh giỏi chỉ là "phương tiện có đảm bảo" của học sinh để vào ĐH và của người lớn nhắm đích khác?

    Có phải vì nội dung học chủ yếu chỉ để nhằm thi đấu, nên có vài em tôi biết luôn ở top 2/3 của đội tuyển khối chuyên ĐH X lại thi trượt ĐH đến ... hai lần.

    Nhưng nếu chỉ bằng hiện tượng đó mà cho rằng học sinh chúng ta "giỏi toán" hơn học sinh nước người thì có lẽ là vội vàng và phiến diện. Vì một nhà toán học và một 'thiện xạ' giải toán khác nhau rất xa.

    Liệu kết quả đó có phải là bức tranh tả chân cho chất lượng GD Việt Nam nói chung. Hay đó vẫn là "hàng mẫu không bán", kết quả của việc "luyện gà chọi" vì thành tích giả dối - một căn bệnh thâm căn cố đế? Một vài mũi "thật nhọn" không thể thay thế và gánh vác công việc cho nhiều mũi "nhọn vừa" được.

    Cố gắng của các thầy cô thật đáng quý. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là trí lực và nỗ lực của cá nhân người học. Thầy cô và môi trường học tập chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ. Song, một học sinh đoạt giải thì dường như ai cũng nhận đó là sản phẩm của mình. Cứ xem những lễ vinh danh người đoạt giải thì rõ. Đó chẳng phải là hội chứng thành tích sao?

    Đã đến lúc ngành GD nên từ bỏ cách đầu tư "chín người nhịn cho một người" chỉ vì thành tích.

    Áp lực chung

    Áp lực không chỉ đổ lên giáo viên và học sinh trường chuyên, mà còn gây ra lúng túng ngay cho Bộ GD và ĐT khi quy định "...tuyệt đối không cử những người đã tham gia tập huấn, luyện thi cho các đội tuyển ... tham gia công tác chuyên môn của kỳ thi", thì ngay sau đó Bộ lại triệu tập giáo viên, mà đại đa số được biết đã tham gia "bồi dưỡng đội tuyển". Thậm chí có một trường hợp "dứt khoát phải cử vì ông là thầy của một lãnh đạo Bộ"?

    Ý đồ của quy định này có vẻ tốt nhằm đảm bảo tính khách quan và công bằng. Tuy nhiên, nó lại mâu thuẫn với quy chế của ngành và nó thể hiện sự mất tin tưởng lẫn nhau.

    Tuy nhiên, để đảm bảo tính công minh, cần phải nghiêm khắc với những người đưa nội dung đã dạy vào đề thi. Muốn biết ai dạy cho các "đội tuyển" chẳng có gì là khó: Hỏi chính đội tuyển.

    Vậy, kết quả nói chung có đáng tin cậy không?

    Một gợi ý

    Bộ GD và ĐT nên trao việc tổ chức thi học sinh giỏi cho các hội, như Hội Vật lý, Hội Nhà văn v.v...

    Hãy để kỳ thi học sinh giỏi quốc gia là trò chơi học tập, như Robocon, Olympia (VTV), ...

    Giải thưởng là một vòng nguyệt quế và khoản tiền động viên, hoặc, có thể điểm thưởng vào kết quả thi ĐH.

    Như thế tất cả đều vui và ... đẹp.

    [1] Maker, C. June. 1992. Models in Education of the Gifted. Austin, TX. Pro-ed.

    Tác giả: Nguyễn Phương

    School@net (Theo http://tuanvietnam.vietnamnet.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.