Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89578740 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Chiến dịch Berlin (16-4 - 8-5-1945)

    Ngày gửi bài: 13/05/2012
    Số lượt đọc: 4885

    I. Tình hình chung

    - Hình thức: chiến dịch tiến công chiến lược.

    - Không gian: Berlin và vùng phụ cận.

    - Thời gian: từ 16-4 - 8-5-1945

    - Lực lượng tham chiến:

    + Hồng quân Liên Xô: các phương diện quân Belorussia 1, 2, phương diện quân Ukraina 1, một bộ phận Hạm đội Ban tích và tập đoàn quân KQ tầm xa số 18; 42.000 pháo cối, 7500 máy bay, 63000 xe tăng, với tổng số quân là 2.500.000 người.

    + Phát xít Đức: các cụm tập đoàn quân Visla và Trung Tâm phòng ngự trên trục chính Berlin, tổng cộng 63 sư đoàn, 10.400 pháo, cối, 1500 xe tăng, 3310 máy bay, với tổng số quân là 1.200.000 tên (kể cả 200.000 quân đồn trú Berlin). Ngoài ra, còn có một số lực lượng điều từ nơi khác đến trong quá trình chiến dịch.

    - Kết quả: Hồng quân Liên Xô tiêu diệt 70 fBB, 23 fT-CG, bắt sống 480 ngàn quân, thu 1500 xe tăng, 5600 pháo, cối, 4500 máy bay; giải phóng Berlin và vùng phụ cận đến bờ Đông sông Elbơ; dẫn đến sự đầu hàng vô điều kiện của nước Đức phát xít, kết thúc Đại chiến Thế giới thứ II.

    II. Diễn biến chính

    Sau một loạt các chiến dịch tiến công mùa xuân năm 1945, trên mặt trận phía Đông, Hồng quân chỉ còn cách Berlin 60 km. Không những thế, quân đội Hitler còn bị uy hiếp từ phía Nam.

    Trong khi đó, trên mặt trận phía Tây, với âm mưu bỏ ngỏ Berlin cho các nước tư bản, quân Đức liên tiếp bỏ vũ khí đầu hàng Đồng minh.

    Binh sĩ Quân đội Đức Quốc xã nộp vũ khí đầu hàng Quân đội Liên Xô

    Tất cả tình hình đó đã dẫn đến quyết tâm mở chiến dịch Berlin trong Tháng 4, một chiến dịch đã được Bộ tư lệnh tối cao Hồng quân dự kiến từ cuối năm 1944, và được chuẩn xác thêm qua các chiến dịch tiến công mùa xuân năm 1945.

    Rạng ngày 16-4, sau đợi phi pháo bắn chuẩn bị mãnh liệt, dưới ánh sáng của143 ngọn đèn cực mạnh, phương diện quân Belorussia số 1 đột phá trên hướng chính vào phòng ngự địch. Trên 1,2 triệu quả đạn pháo các cỡ đã yểm trợ cho bộ binh ngay trong ngày đầu tiên. Nhưng địch ở đây đã chống trả mãnh liệt, nhất là trên điểm cao Zêenlov, nên đến ngày thứ tư mới đột phá qua được khu vực chiến thuật.

    Tên lửa Katyusha của Liên Xô khai hỏa tại Chiến dịch Berlin

    Nhưng cùng thời gian đó, hai phương diện quân bạn đã đột phá với tốc độ nhanh. Phương diện quân Belorussia 2 vượt sông Ô đe, làm tê liệt tập đoàn quân 3, tạo điều kiện phát triển cho cánh trái của phương diện quân Belorussia 1. Phương diện quân Ukraina 1 vượt sông Nây xê và sông Sprê, ngày 18-4 đã đột phá qua phòng ngự chiến dịch, tiến đến ngoại ô phía Nam Berlin, bao vây tập đoàn quân 9 từ phía Nam. Tất cả kết quả đó đã làm tăng tốc độ tiến công của phương diện quân Belorussia 1, và từ ngày 21-4 phương diện quân này đã bước vào chiến đấu trong thành phố. Tập đoàn quân 9 địch bị hợp vây và bị chia cắt làm đôi. Ngày 22-4 Hitler lệnh cho tập đoàn quân 12 từ hướng Tây về giải vây, nhưng vô hiệu.

    Ngày 24-4, phương diện quân Belorussia 1 đập tan các ổ đề kháng ở gần trung tâm mặt trận, đồng thời một lực lượng quan trọng đã tiến theo kênh đào Ôđe-Sprê, quặt xuống phía Nam hợp với phương diện quận Ukraina 1 và ngày 25-4, hợp vây cụm địch ở phía Đông Nam Berlin. Cùng ngày, các lực lượng đầu tiên của quân đội Xô Viết đã tiến đến sông Elbơ bắt liên lạc với quân Đồng minh.

    Người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Xô Viết trên tòa nhà Quốc hội Đức sau khi nơi này bị chiếm

    Từ ngày 26-4, quân đội Xô Viết tổ chức tiến công nhằm tiêu diệt các cụm địch bị hợp vây. Từ 29-4, đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt để chiếm nhà Quốc hội Đức, đến chiều 30-4, Hồng quân cắm cờ trên nóc toà nhà này. Sau khi Hitler tự sát, chiều 2-5, tập đoàn phòng ngự Berlin đã chấm dứt chống cự. Các phương diện quân Belorussia 1và 2 tiếp tục phát triển tiến công đến bờ Đông sông Elbơ, và gặp gỡ với các lực lượng Đồng minh ở đây vào ngày 8-5-1945.

    Ngày 8-5 tại Berlin, phát xít Đức đã ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện.

    Thống chế Đức Wilhelm Keitel Tổng tư lệnh lục quân Đức ký biên bản đầu hàng không điều kiện tại Berlin

    III. Những phát triển của nghệ thuật quân sự

    Chiến dịch Berlin thắng lợi rực rỡ đã chứng tỏ trình độ phát triển rất cao của nghệ thuật quân sự Xô Viết, mà cốt lõi của nó là những kinh nghiệm chiến đấu của Hồng quân Liên Xô đã được tích luỹ và sáng tạo trong suốt quá trình Chiến tranh Giữ nước vĩ đại. Đó là chiến dịch tiến công của cụm phương diện quân nhằm bao vây, chia cắt, tiêu diệt một tập đoàn chiến lược của đối phương mạnh nhất trong lịch sử chiến tranh, đánh thẳng vào sào huyệt của chúng trong một thời gian rất ngắn. Trong chiến dịch đã thực hiện đột phá đồng thời, mãnh liệt ở một loạt các địa đoạn trên toàn tuyến phòng ngự vững chắc, dài trên 300 km, được bố trí binh lực và hoả lực dày đặc trên toàn bộ chiều sâu tới 100 km. Sức đột phá mãnh liệt của Hồng quân đã đẩy đối phương vào thế bị động, mất khả năng điều chỉnh lực lượng và buộc phải đưa dự bị vào sớm. Đó cũng là điển hình về đột phá tuyến phòng ngự chiến thuật của đối phương trong điều kiện những nỗ lực cơ bản của chúng không phải tập trung ở dải 1 mà ở dải 2. Việc đột phá trong chiến dịch Berlin có những đặc điểm: tiến hành hoả lực chuẩn bị mãnh liệt và chuyển vào tiến công chính diện rộng, vào ban đêm, có sử dụng hệ thống đèn pha cực mạnh: thực hiện đột phá đồng thời với vượt sông, trong đó ngoài bộ đội binh chủng hợp thành, còn có 4 tập đoàn quân xe tăng - cơ giới khác; đột phá dưới sự chi viện của 4 tập đoàn quân KQ và Hạm đội trên sông Đnép.

    Chiều sâu của các chiến dịch phương diện quân là 160-220 km, với nhịp độ tiến công trung bình trong đột phá là 8-11 km, và trong quá trình chiến dịch là từ 13-17 đến 25-30 km trong một ngày đêm.

    Nét đặc sắc trong hợp vây là để bảo đảm nhịp độ tiến công cao và phát triển kịp thời đến sông Elbơ, Hồng quân đã tiến hành bao vây các cụm quân của địch lại rồi để đó, tiếp tục phát triển tiến công lên phía trước. Việc tiêu diệt hai cụm quận địch bị bao vây (gồm trên 400.000 tên) được tiến hành đồng thời là hết sức sáng tạo. Cụm quân Phran phuốc - Guben được đập tan chủ yếu không phải được đột phá vào nơi bị địch vây, mà bằng tác chiến phòng ngự, chốt chặt diệt địch ở nơi chúng nỗ lực phá vây để chạy về phía Tây; cụm quân Berlin được tiêu diệt từng bộ phận trên từng khu phố.

    Tác chiến ban đêm được vận dụng rộng rãi trong suốt quá trình chiến dịch. Việc sử dụng bộ đội xe tăng đóng vai trò chủ chốt trong đột phá đã có hiệu quả cao trong phát triển nhanh vào chiều sâu, bảo đảm nhịp độ tiến công cao nhất trong toàn chiến dịch. Trong điều kiện địch phòng ngự dày đặc trên hướng chủ yếu, việc sử dụng tập trung tập đoàn quân xe tăng vào đột phá tuyến phòng ngự chiến thuật của chúng đã có hiệu quả tịch cực. Trong các chiến dịch phương diện quân đã đạt được mật độ pháo binh cao nhất trong những năm chiến tranh, và nguyên tắc thành lập cụm pháo binh theo chỉ tiêu tổ chức biên chế chiến đấu (ở các trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn, và tập đoàn quân) đã được thể hiện đầy đủ nhất. Không quân được sử dụng tập trung trên các hướng tiến công sâu của các phương diện quân. Sự hiệp đồng chặt chẽ của các tập đoàn quân Không quân với nhau, cũng như giữa Không quân mặt trận với KQ tầm xa đã bảo đảm cho hoạt động thường xuyên và liên tục của không quân trong suốt quá trình chiến dịch. Phương diện quân Belorussia1 đã tích luỹ được một số kinh nghiệm tốt về tổ chức hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh với các tàu chiến và tàu pháo của các hạm đội sông Đnép, và trong việc sử dụng các tàu chiến để trực tiếp chở các binh đoàn và bộ binh vượt sông bằng sức mạnh. Việc chỉ huy bộ đội trong chiến dịch Berlin được đặc trưng bởi mức độ tập trung cao; các cơ quan chỉ huy luôn luôn phát triển lên phía trước theo sát bộ đội tiến công để bảo đảm chỉ huy chặt chẽ, linh hoạt và kịp thời trong mọi tình huống.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.