Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89536502 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Mới khá giả đã giở trò phi nhân văn, vô đạo lý

    Ngày gửi bài: 23/04/2012
    Số lượt đọc: 2048

    "Ở xã hội ta, một khi khá giả lên người ta lại giở những trò phi nhân văn và vô đạo lý là bởi vì phông văn hóa quá thấp" - Nhà văn, nhà viết kịch, nhà biên kịch Việt Nam Nguyễn Quang Lập nhận định.

    LTS: Ngay sau những lùm xùm quanh đám cưới siêu rước dâu bằng siêu xe, siêu sao ca nhạc của những đại gia đốt tiền chơi trội, trên các phương tiện thông tin đại chúng lại xuất hiện liên tiếp những hành vi khiến chúng ta đau lòng như muốn trả nợ vợ nhẫn tâm giết người chồng đầu gối tay kề hòng chiếm đoạt tài sản; con gái, con rể vì mảnh đất mà bất chấp đạo làm con đã đẩy mẹ già ra ngoài đường ăn bờ ngủ bụi; rồi vì danh dự mà có kẻ không dám nhận người thân, máu mủ mang phận nghèo...



    Theo nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập, tất cả những hiện tượng đó là một sự suy đồi về đạo đức, thể hiện một phông văn hóa thấp đối với mọi người. Và khi văn hóa thấp, người ta dễ ứng xử với nhau không có tình, dễ sa vào sự tha hóa đạo đức. Phunutoday xin đăng tải ý kiến của ông xung quanh vấn đề này:

    "Vấn đề gốc căn bản là phông văn hóa, và căn bản nữa là sự giáo dục, lỗi nặng nhất là vấn đề giáo dục nước nhà.

    Thứ hai nữa là cái gốc là đã tạo ra một cơ chế hỏng, tạo ra một lô những người giàu lên một cách bất thường, một loạt những nhà trọc phú, và họ làm giàu bất chấp đạo lý, bất chấp cuộc sống, đẩy con người ta vào những bức bách thì con người ta ứng xử với nhau cũng như thú vật vậy thôi. Giống như con đuổi mẹ ra đường chiếm đất, vợ giết chồng để lấy tiền trả nợ...

    Vậy cho nên sự tha hóa hiện nay là trầm trọng, nếu không có những biến đổi nhất định, không nghiêm khắc với nó thì đó là một đại họa chứ không phải là chuyện nhỏ, mà gốc của nó là cơ chế và nền giáo dục nước nhà.

    Cái phông văn hóa của chúng ta quá thấp, kể cả những người có bằng cấp cao chứ đừng nói là các đại gia.

    Chúng ta chê trách các đại gia và các trò trọc phú đó, thực ra đại gia phản ánh rất rõ phông văn hóa của toàn xã hội. Một khi phông văn hóa quá thấp thì bản thân người ta không ý thức được bản thân họ ứng xử với xã hội, ứng xử với đời, ứng xử với nhau.

    Phông văn hóa đó quyết định cái ứng xử với cuộc sống, ứng xử với xã hội, ứng xử giữa con người với nhau, anh em, bạn bè, bố mẹ... Việc ứng xử của đại gia là khoe khoang, còn việc ứng xử của những người cùng khổ là đối với nhau như thú vật.

    Khi cuộc sống càng khá giả, kinh tế càng phát triển thì đáng lý ra con người có đủ điều kiện để sống một cách nhân văn hơn, có văn hóa hơn vì khi đói đôi khi người ta cũng có thể làm liều.

    Thế nhưng, ở xã hội ta một khi khá giả lên người ta lại giở những trò phi nhân văn và vô đạo lý là bởi vì phông văn hóa quá thấp, chứ ở những nước nền kinh tế phát triển cao gấp trăm, gấp 10 lần chúng ta thì họ lại ứng xử với nhau rất tốt đẹp.

    Tôi đã xem một chương trình tivi của Mỹ truyền hình hơn 1 tiếng đồng hồ liền trong đó hướng dẫn dọn cứt mèo và chỉ cần một người nghe. Vì thế, tại sao người ta có tiền rồi người ta sẵn sàng làm những việc rất là nhỏ mà chúng ta tưởng rằng vớ vẩn nhưng nó đầy tính nhân văn.

    Hoặc người ta hướng dẫn đuổi bồ câu như thế nào khi đi đường mà gặp bồ câu đứng giữa đường... Khi người ta có đủ tiềm lực kinh tế, giàu có thì người ta nghĩ đến những hành vi không những bảo tồn con người, bảo vệ con người mà còn bảo vệ con vật.

    Ở Mỹ người ta còn có luật nếu anh nuôi cá cho chim ăn mà để cá chết là anh đi tù, cho nên đừng nói rằng giàu có thì người ta quên mất chuyện nhân văn.

    Giàu có cộng với sự phi văn hóa, phông văn hóa quá thấp dẫn đến những trò lố lăng và phi nhân đạo chứ không phải vì do giàu có. Tiền bạc vào tay những người ứng xử có văn hóa thì họ sẽ ứng xử khác, còn tiền bạc với những kẻ thiếu văn hóa thì họ sẽ ứng xử khác.

    Như vậy, vấn đề không phải do tiềm lực kinh tế, do kinh tế mà vấn đề là do phông văn hóa hiện nay quá thấp mặc dù có hàng vạn Tiến sĩ, hành nghìn Giáo sư nhưng phông văn hóa vẫn quá thấp, kể cả hàng ngũ Giáo sư, Tiến sĩ cũng có văn hóa thấp.

    Câu "tiền là tiên là phật" trong dân hiện nay cũng là câu đã được đẻ ra từ một quan niệm ở một phông văn hóa thấp đó, hay khi con người ta ở vào cái thế tù túng thì mới đẻ ra câu đó. Còn những người bình thường, có phông văn hóa cao cho dù giàu hay nghèo; người ta vẫn không bao giờ trở thành nô lệ của đồng tiền cả. Cho nên những câu đó là câu của những kẻ làm nô lệ cho đồng tiền mà thôi".

    • Nguyễn Quang Lập

    School@net (Theo http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201203/Moi-kha-gia-da-do-tro-phi-nhan-van-vo-dao-ly-2140574/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.