Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 2
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 2
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89487815 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Trận Tsoushima (Đối mã) Năm 1905

    Ngày gửi bài: 11/04/2012
    Số lượt đọc: 3720

    Năm 1895 Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, cuộc chiến kết thúc bằng hoà ước Simonosaki (ký ngày 17-4-1895), phía Trung Quốc là nước bại trận phải công nhận chủ quyền của Nhật ở Triều Tiên (lúc này Triều Tiên vẫn triều cống Trung Quốc) và nhường cho Nhật các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, cảng Lữ Thuận, Đại Liên, Uy Hải Vệ...

    Nước Nga vốn có nhiều quyền lợi ở vùng này nên không tán thành hoà ước đó. Nga hoàng viện lẽ rằng sự việc này làm Trung Quốc mất quyền tự chủ và gửi kháng nghị Nhật Bản. Hơn thế nữa, họ gửi chiến hạm của họ sang Viễn Đông phối hợp với hạm đội Nga uy hiếp Nhật. Do chưa đủ sức đối phó nên Nhật nhân nhượng, trả Lữ Thuận và Liêu Đông cho Trung Quốc. Vì có công trong việc này nên Nga được Trung Quốc dành cho quyền làm đường xe lửa ở Mãn Châu, đóng quân ở Lữ Thuận và Đại Liên. Nhật nuốt hận lo chuẩn bị một cuộc chiến tranh trên biển, tổ chức một hạm đội mạnh, đóng thêm nhiều chiến hạm và tập luyện tích cực, chờ cơ hội.

    Cuối năm 1903, Nga bổ sung thêm nhiều tàu chiến cho hạm đội Viễn Đông ở Hải Sâm Uy (Vlađivostok) và xây dựng mở rộng cảng Lữ Thuận. Đã đến lúc Nhật không chịu được nữa, liền quyết đánh.

    Đầu Tháng 2-1904, Nhật tuyệt giao với Nga, không chờ tuyên chiến, phái một đoàn tàu khu trục đến trước cửa Lữ Thuận đánh đắm nhiều tàu Nga. Đô đốc Nga là Alekseev lúng túng không biết đối phó ra sao? Tháng 3-1904, Nga hoàng cử Đô đốc tài danh Makharov, sang thay Alekseev. Ông này chấn chỉnh lại đội ngũ rồi ngày 13-4-1904, xuất thần kéo hạm đội ra ngoài khơi tìm đánh tàu Nhật. Nhưng không may cho ông, chiếc kỳ hạm Petropavlov của ông đi lạc vào khu thuỷ lôi của Nhật bị nổ tung, đem theo xác ông xuống đáy biển! Đô đốc Whitev lên thay. Ngày 10-8-1904, Whitev chỉ huy 5 tàu thiết giáp và một đoàn tuần dương hạm đối với hạm đội Nhật gồm 2 thiết giáp và một số tuần dương hạm do Đô đốc Togo chỉ huy. Trận này (sau gọi là trận mùng 10 Tháng 8), bắt đầu từ 1 giờ trưa và kéo dài đến 7 giờ tối . Quân Nhật bắn rất chính xác nên tàu Nga bị đắm nhiều và kỳ hạm Tsarevits buồn thay cũng bị đạn bốc cháy. Đô đốc Whitev bị tử thương, Hạm đội Nga tan tác, chiếc Điana chạy về phía Nam, xin cư trú tại Sài Gòn; chiếc Askold chạy về trú ở Thượng Hải. Kỳ hạm Tsarevits thất trận chạy về đến Giao Châu (bán đảo Sơn Đông khi đó do Đức cai quản), (chính quyền Pháp, Hoa Kỳ, Đức tịch thu chiếc tàu đó, tước khí giới toàn bộ của các binh sĩ Nga).

    Đô đốc Makarov và hạm đội của ông bị hạm Nhật đánh chìm ngày 13-4-1905

    Lúc ấy, phần hạm đội Nga đóng ở Hải Sâm Uy xuất trận để cứu đồng đội đang nguy khốn trên biển Nhật Bản, khi đến Tsoushima, eo biển nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản, thì họ gặp đoàn tuần dương hạm của Nhật do Đô đốc Kamimura chỉ huy, và trận chiến bắt đầu. Đó là trận ngày 14 Tháng 8 năm 1905. Trận này, quân Nga bị đánh đắm một số tàu, số còn lại chạy trở về Hải Sâm Uy.

    Tin xấu cứ dồn dập bay về Pétrograd (Pêtrograd), Nga hoàng choàng váng và quyết định phái hạm đội Baltique sang cứu viện. Hạm đội này gồm 7 tàu thiết giáp, 2 tàu tuần dương chiến đấu và một số tuần dương hạm hạng nhẹ và khu trục hạm do Đô đốc Rodzhestvenski chỉ huy. Ngày 11-10-1904, hạm đội Nga rời Tallin tiến về phía Tây, qua bờ biển Đan Mạch, vào biển Manche, xuống Đại Tây Dương và tạm trú tại Tănggiê, hải cảng của Tây Ban Nha nằm trên đất Maroc, cửa ngõ đi vào Địa Trung Hải. Nhưng do nước Anh lúc này là đồng minh của Nhật, không cho đoàn tàu Nga qua kênh Suez (Xuyê) vào Hồng Hải nên Rodzhestvenski phải đưa hạm đội của mình đi vòng châu Phi sang Thái Bình Dương, đường dài thêm hàng tháng trời, do vậy nên ngày 20-5-1905 mới tới Thượng Hải tạm trú. Lúc này, quân Nga sau 2 trận thua nói trên, đã bỏ Lữ Thuận, nên Rodzhestvenski phải đưa hạm đội lên Hải Sâm Uy. Và như vậy là phải qua eo Đối Mã! Đêm 25-5-1905, trời nổi cơn giông, tối như mực, sóng dâng cao. Đô đốc Rodzhestvenski quyết vượt qua phong ba đưa hạm đội qua eo Đối Mã để mong thoát khỏi sự theo dõi của Nhật. Đi đầu là 3 chiếc Svetlana, Almaz, Ural có nhiệm vụ dò đường. Tiếp đến hai hàng tàu thiết giáp, theo sau là các tàu chở lương thực, y tế, cơ khí.

    Giữa đêm tối, trên sóng biển gào thét, hạm đội Nga mày mò đi, không một ánh đèn, không một tín hiệu vô tuyến. Họ cứ tưởng là thoát. Ai ngờ mấy hôm trước đó gián điệp Nhật tại Thượng Hải vẫn hoạt động và hạm đội Nhật vẫn phái tàu đi trinh sát dò la tình hình quân Nga, bão tố vẫn cứ xông pha và gửi tin về bộ chỉ huy đều đặn. Khi được tin tàu Nga nhổ neo ở Thượng Hải, hạm đội Nhật chia ra làm ba đoàn để chặn ba ngả. Theo chiến lược do Togo vạch ra, mấy chiếc tuần dương hạm hạng nhẹ đi trinh sát. Còn đại quân đóng trong vịnh Masampo, khi tàu Nga đến thì đoàn thiết giáp hạm đổ ra đánh đón đầu; đoàn tuần dương hạm chiến đấu quay về phía sau đánh vào các tàu chở lương thực, còn đoàn khu trục hạm thì đánh tỉa.

    Mờ sáng ngày 25-5-1905, Togo được tin là tàu Nga đi vào Đối Mã. Ông ra lệnh cho đoàn thiết giáp tiến tới giáp chiến. Đúng trưa thì họ nổ súng. Lần này, Nhật bắn vẫn chính xác nên ngay từ loạt đầu, tàu Nga bị nổ tung bốc cháy và bị đắm khá nhiều. Chiếc kỳ hạm của Đô đốc Rodzhestvenski cũng bị trúng đạn, bản thân Đô đốc bị thương tới 2 lần. Lúc kỳ hạm gần đắm hết thì chiếc phóng lôi Buiny (Buni) kịp đến chở Đô đốc Nga đi, song 2 ngày sau, tàu này bị Nhật bắt và Đô đốc hải quân Nga bị giải về Tokyo làm tù binh.

    Đô đốc Togo trên chiến hạm Mikasa, ngày 27-5-1905

    Một người phó của Rodzhestvenski là Đô đốc Nebogatov cũng bị bắt. Tính ra, trong số 14 tàu thiết giáp của Nga thì 13 chiếc bị đắm, bị cháy, một còn lại là Đmitri Đruskoi có đánh trả quân Nhật khá quyết liệt và chỉ sa vào tay đối phương khi hết đạn dược. Chỉ có 2 khu trục và một tuần dương hạm hạng nhẹ là thoát về Hải Sâm Uy một cách nguyên vẹn.

    Về phía Nhật, chỉ mất một tàu thiết giáp hạm và vài tàu khu trục hạm. Có thể nói là trong trận Đối Mã quân Nhật thiệt hại rất ít, và Đô đốc Togo được cả nước Nhật tôn vinh như một anh hùng dân tộc.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.