Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89536901 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Trận Leuctres (năm 371 Tr.C.N)

    Ngày gửi bài: 22/01/2012
    Số lượt đọc: 3801

    Vào thế kỷ thứ IV Tr.C.N, chiến tranh vẫn liên tiếp nổ ra giữa các thành bang của đất nước Hy Lạp không thống nhất. Sau khi Athènes, một trong những thành bang mạnh nhất đứng đầu đồng minh Đêlớt bị Sparte, đứng đầu đồng minh Pêlêpone đánh bại, chiến tranh lại tiếp diễn giữa Sparte và Thèbes. Trận Leuctres xảy ra năm 371 Tr.C.N, là nằm trong bối cảnh của cuộc chiến tranh này, một trong những cuộc chiến tranh thành bang cuối cùng trước khi toàn bộ đất Hy Lạp rơi vào ách thống trị của người Mekêđônia.

    I. Tình hình chung

    - Hình thức: hội chiến vận động

    - Không gian: khu vực cánh đồng Leuctres Đông Hy Lạp.

    - Thời gian: năm 371 Tr.C.N .

    - Lực lượng tham chiến:

    Quân đội Sparte: 10.000 bộ binh, 1000 kỵ binh (11.000).

    Quân đội Thèbes: 6.000 bộ binh, 1.000 kỵ binh (7.000).

    - Kết quả: toàn bộ lực lượng quân Sparte bị tiêu diệt (gồm bị giết và bắt sống).

    II. Diễn biến chính

    Leuctres là một cánh đồng nằm trong khu vực thành bang Tebơ, một xứ ở miền đông Hy Lạp. Ơ’ đây, quân đội hai bên Sparte và Thébes đã dàn thành thế trận mặt đối mặt theo đội hình Phalănggiơ, một đội hình chiến đấu kinh điển thời bấy giờ. Tuy từ xa kéo đến nhưng với lực lượng lớn hơn hẳn (gấp rưỡi) và đang trên đà chiến thắng, quân Sparte có phần chủ quan. Tướng Clêômrôt chỉ huy quân đội Sparte quyết định dàn kỵ binh ở phía trước, còn bộ binh làm thành đội hình Phalănggiơ 12 hàng với những lực lượng thiện chiến nhất để bên cánh phải, tạo thành quả đấm mạnh đánh vào tả quân đối phương để mau chóng đảo lộn thế trận. Nhận rõ cách bố trí đội hình đó của quân Sparte, Êpaminôngđát, chi huy quân Thèbes quyết định tập trung lực lượng mình ở cánh trái, mà không làm theo cách thông thường, là cũng tập trung ưu thế lực lượng bên cánh phải đội hình. Bằng cách đó đã tạo ra sự đối đầu giữa hai khối chủ lực mạnh ngay từ đầu. Hơn nữa, đây làm một sự đối đầu với ưu thế lực lượng nghiêng hẳn về phía quân Thèbes: Tại cánh trái, Êpaminôngđrat đã bố trí một đội hình Phalănggiơ dày đặc với 50 hàng ngang, còn bên cánh phải là 8 hàng ngang so với đội hình dàn đều 12 hàng của quân Sparte. Cách bố trí đó nói lên ý định tác chiến của quân Thèbes: tập trung tiêu diệt chủ lực quân Spac bên cánh trái, đồng thời kiên cường trì hoãn bước tiến của quân Sparte bên cánh phải, để tạo ra thời cơ tiêu diệt nối cánh này - đó là khi khối chủ lực Sparte bị đập tan.

    Trận đánh bắt đầu bằng cuộc giao chiến giữa hai đội kỵ binh, mà kết quả là quân Sparte bị đẩy lui. Tiếp theo, Cleômrôt tung bộ binh nặng nhằm cánh phải mỏng yếu của quân Thèbes mà đột phá. Quân Thèbes kiên cường chống cự, nhưng vì lực lượng kém hẳn đối phương, nên dần dần bị đẩy lui, tạo thành một tuyến nghiêng từ trái qua phải chếch dần về phía sau. Điều đó đã nằm trong dự kiến của Êpaminôngđát: "Từng người gắng hết sức mình. Tổ quốc được cứu nguy". Và quân Thèbes đã chiến đấu với một tinh thần ngoan cường hiếm có, thu hút và làm nao núng một phần quan trọng lực lượng Sparte.

    Trong khi đó, trên cánh trái, quân Êpaminôngdrát đã giáng vào quân Sparte như một quả búa tạ trên đe: khối bộ binh dày đặc, thiện chiến của ông lao vào chủ lực quân Sparte như một cơn lốc. Trước thế mạnh áp đảo, quân sĩ Sparte, mặc dù thiện chiến, đã không chống đỡ nổi, cuối cùng bị tan vỡ. Thừa thắng, Êpaminôngđát cho lực lượng này đánh ập vào bên sườn cánh trái quân Sparte, phối hợp với lực lượng chính diện phản công và một mũi kỵ binh vu hồi phía sau, tạo nên khí thế bao vây và công kích từ nhiều hướng, nên chỉ sau một hồi kịch chiến, quân Thèbes đã hoàn toàn làm chủ chiến trường.

    III. Những bước phát triển của nghệ thuật quân sự

    Nét đặc sắc trong NTQS của Êpaminôngđát là nghệ thuật lập thế trận tài giỏi. Đó là thế ngắn, thế kìm và và thế công phối hợp chặt chẽ với nhau, tạo nên trận tiêu diệt lớn. Điểm nổi bật nữa là vấn đề tập trung lực lượng ưu thế ở nơi quyết định để giáng đòn quyết định. Đó chính là điều sau này các nhà lý luận quân sự gọi là nguyên tắc tập trung lực lượng, mà Êpaminôngđát là người đầu tiên sáng tạo ra. F.Engels đã đánh giá rất cao tài nghệ chỉ huy của Êpaminôngđát. Người viết: "Êpaminôngđát là người đầu tiên phát hiện ra nguyên tắc chiến thuật vĩ đại, mà cho đến nay nó vẫn được vận dụng để giành thắng lợi trong hầu hết các trận quyết chiến, đó là: phân phối bọ đội không đồng đều trên toàn chiến tuyến nhằm mục đích tập trung lực lượng cho đòn tiến công chủ yếu trên đoạn quyết định". Ơ’ đây mặc dù lực lượng ít hơn hẳn địch, nhưng biết cách bố trí hợp lý, quân Thèbes vẫn tạo nên một sức kháng cự mạnh ở mọi điểm. Êpaminông đã bố trí đội hình một cách sáng tạo, khác với cách bố trí bài bản thông thường của quân đội vào thời kỳ đó. Êpaminôngđát đã bố trí đội hình hàng ngang lùi về phía sau thành đội hình nghiêng để lừa địch và điều quân địch phân tán sang hướng đó, bị dàn mỏng, lúng túng và bị bất ngờ, mất quyền chủ động, cuối cùng bị quân Thèbes tập trung tiêu diệt.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.