Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89484332 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tạp chí Science sẽ không đăng bài viết có “đường lưỡi bò”

    Ngày gửi bài: 15/10/2011
    Số lượt đọc: 2175

    TT - Tạp chí Khoa Học (Science Journal) số ra ngày 30-9 thông báo từ nay sẽ không đăng bài viết nào có “đường lưỡi bò” mà người viết đưa vào nữa sau khi nhận được những ý kiến phản đối của các học giả Việt Nam.

    Phần “Ghi chú của ban biên tập” được đăng tải trên tạp chí Science

    liên quan tới bản đồ có đường lưỡi bò sai trái của nhà khoa học Trung Quốc

    - Ảnh do TS Lê Văn Út cung cấp

    Từ Phần Lan, TS Lê Văn Út, hiện đang giảng dạy tại khoa toán Đại học Oulu, email cho Tuổi Trẻ biết sau khi nhận được sự phản đối quyết liệt của các học giả Việt Nam về “đường lưỡi bò” phi pháp mà tác giả Trung Quốc đã sử dụng trong bài viết Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai (China’s demographic history and future challenges) ngày 29-7-2011, có trích dẫn tại [X. Peng, Science 333, 581 (2011)], tạp chí Science đăng tải ý kiến của mình trên mục Ghi chú của ban biên tập. Nội dung như sau:

    Trung Quốc mất cơ hội lợi dụng khoa học

    “Bài viết Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai trong số ra ngày 29-7, hình ảnh 1, phần Dân số đã có bản đồ của Nam Hải (biển Đông). Chúng tôi được biết một số độc giả đã diễn giải việc đăng tải bản đồ này là một tuyên bố của Science về đường biên giới lãnh hải được vẽ trên hình. Điều này là không đúng.

    Quan điểm của Science, được ghi trên đầu trang của mỗi ấn bản, nêu rõ: “Tất cả các bài viết được đăng tải trên Science - kể cả bình luận, tin tức, xã luận, điểm sách - được ký tên và thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, và không phải là quan điểm chính thức của Hiệp hội Khoa học tiên tiến của Mỹ (AAAS) hay của các cơ quan nghiên cứu của các tác giả liên quan. Science không đưa ra quan điểm liên quan đến đòi hỏi về quyền tài phán tại khu vực lãnh hải trong bản đồ. Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình nhận đăng các bài báo liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không tỏ ra ủng hộ hay có quan điểm trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ/tài phán”.

    Đường link phần ghi chú này có thể tìm thấy tại http://utvle.files.wordpress.com/2011/10/science-2011-1824.pdf.

    TS Út nhận định: “Như vậy sắp tới Trung Quốc sẽ không thể lợi dụng các tạp chí khoa học để tuyên truyền với quốc tế về đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam nữa. Bởi lẽ khi một tạp chí hàng đầu như Science tuyên bố một cách khoa học và đúng đắn như thế thì các tạp chí khác cũng khó lòng mà làm khác (tức phản khoa học)”.

    “Một trả lời không thỏa đáng”

    Tuy nhiên, từ Úc, GS.TS Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện Garvan cũng cho Tuổi Trẻ biết ông và nhiều đồng nghiệp khác trong và ngoài Việt Nam đã thông tin cho tạp chí Science về việc làm sai trái của nhà khoa học Trung Quốc. Nhưng sau khi nhận được những ý kiến phản đối này, việc tạp chí Science thông tin lại với độc giả như vậy “là một cách trả lời không thỏa đáng”.

    Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi nêu vấn đề khoa học, sai sót của bài báo, chứ không hỏi quan điểm của tạp chí Science là ủng hộ hay không ủng hộ đối với quan điểm của các bên về vấn đề trên biển Đông. Chúng tôi đã chỉ ra đây là một bản đồ vi phạm khoa học, không được tổ chức nào công nhận. Do đó, nếu một tạp chí khoa học đăng tải vấn đề như vậy là vi phạm đạo đức khoa học”.

    Ông Tuấn cho rằng việc quan trọng tiếp theo là các nhà khoa học cần ngăn chặn những hiện tượng xuất bản sai trái tương tự trên các ấn phẩm quốc tế.

    Trước đó, tháng 6-2011, tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management) đã tỏ ra sòng phẳng với độc giả hơn khi thông báo đính chính về việc đã đăng tải bài viết có kèm hình bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.

    Đích thân tổng biên tập, GS.TS Raffaello Cossu, khoa công nghệ môi trường Đại học Padova (Ý), đã thừa nhận sai sót của tạp chí sau khi các nhà khoa học Việt Nam cùng lên tiếng phản đối tấm bản đồ có đường lưỡi bò minh họa cho bài viết Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: một phân tích so sánh của các tác giả Trung Quốc trong số ra ngày 19-4-2011.

    GS.TS Nguyễn Đăng Hưng:

    Nên lập Hội Khoa học địa lý môi trường

    Các nhà khoa học Việt Nam, nhất là các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực địa lý, tài nguyên môi trường, cần tăng cường báo cáo khoa học liên quan đến biển Đông và trình bày một cách trung thực và chính xác bản đồ Việt Nam, bản đồ hải đảo, thềm lục địa của Việt Nam, nhất là những vùng mà luật pháp quốc tế cho phép là vùng trời, vùng biển của đất nước chúng ta. Đây là việc làm hữu hiệu nhất, không cần can thiệp chính trị, chỉ cần tính khách quan, trung thực của nhà khoa học.

    Ngoài ra, các nhà khoa học Việt Nam nên nhanh chóng thành lập Hội Khoa học địa lý môi trường để có dịp lên tiếng với quốc tế khi có yêu cầu. Chính phủ nên hỗ trợ kinh phí cho các nhà khoa học tăng cường nghiên cứu về biển Đông.

    KHỔNG LOAN

    School@net (Theo http://www.baomoi.com/Home/KhoaHoc-TuNhien/tuoitre.vn/Tap-chi-Science-se-khong-dang-bai-viet-co-duong-luoi-bo/7093827.epi)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.