Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89483442 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chưa giải bài toán gốc thì vẫn còn dạy thêm, học thêm

    Ngày gửi bài: 16/05/2011
    Số lượt đọc: 2302

    Do chưa bắt tay vào giải quyết bài toán gốc, bên cạnh đó lại thiếu cơ chế để người học phản ánh những hiện tượng bắt ép nên "vấn nạn" dạy thêm học thêm cưỡng bức luôn là nỗi bức xúc của xã hội.

    Thời gian trở lại đây, hầu hết các địa phương đều ban hành các quy định về quản lý dạy thêm học thêm (DTHT). Ngoài việc bám sát với quy định của Bộ GD-ĐT đã ban hành trước đó thì mỗi nơi đều có những cách quản lý riêng để chấn chỉnh. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều nhà quản lý thì các quy định này chỉ mang tính hình thức nhằm trấn an dư luận bởi nhẽ người tham gia dạy thêm không khó để “lách” những yêu cầu được đưa ra trong khi đó việc thanh tra kiểm tra (nhất là việc dạy thêm ngoài nhà trường) gần như thiếu tính khả thi.


    Học thêm cưỡng bức: Ai lên tiếng?

    Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT thì bản chất của việc DTHT là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, bổ sung kiến thức của người học và động cơ không vụ lợi của người dạy. Tuy nhiên, do công tác quản lý của một số Phòng và Sở Giáo dục còn lỏng lẻo; một số giáo viên có tư tưởng vụ lợi nên xuất hiện tình trạng DTHT tràn lan gây bức xúc.

    Nếu chúng ta để ý thì tất cả các văn bản ban hành về quản lý DTHT thì yếu tố luôn được nhấn mạnh đó là: Việc học thêm hay không học thêm là quyền của người học; mọi tổ chức, cá nhân không ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Học sinh học thêm có đơn xin học thêm và phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu”. Quy định là thế nhưng trên thực tế phụ huynh ít có sự lựa chọn đến việc từ chối cho con đi học thêm.

    Chị L.T.H, có con đang học lớp 5 tại một trường tiểu học ở quận Long Biên (Hà Nội) chia sẻ: “Mặc dù đã có quy định cấm dạy thêm cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên các hoạt động trên trường thì có thể giám sát được, chứ còn dạy thêm ở nhà thì ai quản lý. Nếu cô mở lớp mà không đồng ý cho con đi học thêm thì thế nào cũng có chuyện”.

    Anh N.T.P ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) từng nếm trải với việc không đồng ý cho con đi học thêm thấm thía cho biết: “Tưởng rằng việc có cho con đi học thêm hay không là quyền của phụ huynh nhưng thực tế không phải như vậy. Mình từng cương quyết không cho con đi học thêm và hậu qua là thằng nhỏ nhà mình liên tục phải ngồi bàn cuối. Người thì nhỏ mà các bàn trên thì các bạn cao to hơn nên hiệu quả học tập giảm sút. Hiện tượng này chỉ kết thúc khi mình đồng ý cho con đến lớp học thêm”.

    Theo đánh giá của nhiều phụ huynh thì có nhiều "chiêu thức" không hay ho gì mà người thầy buộc HS phải "tự nguyện” học thêm, từ dụ dỗ cho đến cưỡng ép. Hầu như ở khắp nơi ở các cấp học đều có tình trạng ở lớp thầy dạy sơ sài hoặc viện cớ chương trình nặng quá tải không đủ thời gian, rồi tăng tiết bất hợp pháp hay hợp pháp hóa công khai trong giờ chính khóa. Có thầy trên lớp vẫn dạy “nhiệt tình” nhưng không tung hết các "bí quyết" ra, mà chỉ có đi học thêm thì mới làm hết bài tập và bài thi đạt điểm cao.

    Tại sao học sinh, phụ huynh không phản ánh những hiện tượng thầy cô bắt ép học sinh học thêm? Trước câu hỏi này anh N.T.P thẳng thắn thừa nhận: “Tâm lý của phụ huynh hầu hết là lo sợ. Nếu phản ánh mà thầy cô biết thì liệu con em họ có thể tiếp tục theo học tại trường. Chính vì thế biết nhưng phải làm ngơ”.


    Cần giải quyết bài toán gốc!

    Khi chúng tôi đề cập đến quy định mới về quản lý DTHT của UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành, TS Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) thẳng thắn nhìn nhận: “DTHT là một nhu cầu thực tế bởi cách thi cử của chúng ta hiện nay. Chính vì thế việc ban hành các văn bản quy định chỉ là mang tính hình thức. Nếu chúng ta không giải quyết bài toán gốc thì chắc chắn việc DTHT sẽ vẫn tồn tại”.

    Cũng theo TS Lâm thì bài toán gốc dẫn đến việc DTHT hiện nay là do chương trình học hiện nay rất nặng. Bên cạnh đó cách dạy và thi chưa hiệu quả, phần lớn học sinh vẫn có thói quen chỉ học thuộc lòng chứ chưa có ý thức tư duy là tự học. Chính vì thế trước hết cần thay đổi nhân thức, quan niệm học tập đó là học để chiếm lĩnh, sáng tạo tri thức, học để làm người chứ không chỉ đơn giản học để thi. Thi chỉ là phương tiện đánh giá kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện. Có nhận thức được như vậy, người học mới nỗ lực, phát huy tối đa tiềm năng tự học của bản thân. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần nhanh chóng cải tiến một cách hiệu quả các kỳ thi, từ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, THCS, THPT đến kỳ thi đại học, tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức về phương pháp tự học.

    “Theo tôi điều nguy hại hơn hiện nay đó là có một số giáo viên dùng “thủ thuật” để ép học sinh phải học thêm, vấn đề ở đây là trong các nhà trường phải có trách nhiệm giải quyết hiện tượng này chứ nếu chúng ta cứ đi tìm “ổ nọ, ổ kia” để “diệt” thì rất khó, thậm chí là không làm được. Chính vì thế chúng ta cần có cơ chế để học sinh, phụ huynh được phát biểu, thông qua đó nhà trường sẽ có biện pháp ngăn chặn kịp thời” - TS Lâm nhấn mạnh.




    Quy định chỉ để kiểm tra về mặt hành chính?

    Theo đánh giá của nhiều bậc phụ huynh thì quy định về dạy thêm học thêm mà UBND Thành phố Hà Nội vừa mới ban hành so với văn bản trước đó không có sự thay đổi. Giải thích về vấn đề này lãnh đạo phòng Giáo dục Trung học Sở GD-ĐT Hà Nội, đơn vị tham mưu cho biết: “Trước kia thì Hà Nội và Hà Tây đều có văn bản quy định riêng về quản lý việc dạy thêm học thêm. Sau khi sát nhập thì cần có một văn bản chung để thực hiện”.

    Trong khi đó trao đổi với báo Tiền Phong, ông Phạm Hữu Hoan, Phó phòng GD Trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ: “Tham vọng ban đầu của chúng tôi chỉ là kiểm tra về mặt hành chính, đảm bảo tất cả tổ chức, cá nhân dạy thêm học thêm trên toàn thành phố phải được cấp phép. Còn tính chất hoạt động như tự nguyện hay ép buộc sẽ tính sau”.

    Ông Hoan cũng cho rằng quản lý hành chính hoạt động này ở cấp tiểu học khó khăn bởi các quy định chưa thật sự rõ ràng. “Nên hướng dẫn cụ thể hơn về việc thực hiện quy định của thành phố do các phòng chuyên môn của Sở, quận, huyện soạn thảo”, ông Hoan đề xuất.

    Nguyễn Hùng

    Schoolnet (Theo dantri.com.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.