Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89508756 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Thử bàn chuyện lớn: Nghiên cứu (không phải học) ở Đại học.

    Ngày gửi bài: 05/01/2011
    Số lượt đọc: 2217

    Bình sinh, như đã nói, tôi là một người lao động. (Chưa khi nào tôi làm quan chức). Bây giờ lại bàn đến “chuyện lớn” thì chắc là buồn cười lắm! - Bee đăng kỳ cuối cùng trong "sàng khôn" xứ người của độc giả Tôn Gia Quý.

    Số là trước khi sang Đức tôi chỉ học tiếng Đức có đúng 19 ngày (mà chủ yếu là do vợ dạy). Sang đây chỉ một thời gian thì vợ con tôi sang đoàn tụ. Thế là tự nhiên có cây Đa (vợ tôi), và cây Đề ( con tôi) về tiếng Đức ở trong nhà. Thành ra việc học tiếng của mình có phần sao nhãng (vì việc gì về tiếng Đức cũng có vợ con lo cho rồi!).

    Vì tiếng của mình “ngắn” nên khi nói tiếng Đức tôi hay nói theo kiểu tiếng Việt. Nghĩa là tiếng Việt thế nào thì mình cứ lắp y như thế khi nói tiếng Đức. Cho nên mới có chuyện một lần một đồng nghiệp phấn khởi khoe, con anh vừa mới tốt nghiệp trung học và điểm rất tốt. Tôi bèn hỏi, vậy thì sắp tới con anh sẽ học (đại học) ở đâu? Anh bạn lập tức nói từ “không” rất nhanh rồi lại chậm rãi nói: “Con tôi sẽ nghiên cứu về Hóa tại Đại học Tổng hợp Leipzig”.

    Sau này mới biết, nếu chúng ta nói “học phổ thông, học đại học” thì người Đức nói “học phổ thông” và “nghiên cứu (gì đấy) ở đại học.

    Khi con gái tôi nhận bằng Diplom, vợ chồng tôi sang thăm cháu (cháu học ở tiểu bang khác). Đó cũng là lần đầu tiên tôi được biết đến khuôn viên mênh mông của trường Đại học Tổng hợp.

    Cháu chỉ vào thư viện và nói “đây là nhà thứ hai của con”. Giọng và khuôn mặt cháu rất buồn như là sắp phải xa một ngôi nhà thực sự. Cháu bảo, cháu ở thư viện nhiều hơn ở nhà.

    Vì hàng ngày hai cha con hay “nấu cháo” với nhau về đủ mọi chuyện ở trên đời, nên tôi hiểu quá trình đào tạo một sinh viên thực chất là một quá trình nghiên cứu có hướng dẫn và định hướng.

    Vừa rồi biết ở ta có cuộc vận động bỏ chuyện đọc ghi ở bậc đại học. Thiết nghĩ đầu tiên ta nên thay đổi cách nói. Bỏ cách nói “học đại học” bằng một cách nói khác.

    Thay đổi cách nói sẽ thay đổi được cách nghĩ và từ đó thay đổi được cách làm.

    Đoạn viết này chỉ là để cho vui. Chứ một cuộc vận động lớn như thế mà lại dùng một biện pháp đơn giản như thế thì làm sao mà xin được tiền ngân sách?

    Tôn Gia Quý



    Cách dạy mòn và sự học mòn

    Ở Việt Nam, cứ đến mùa thi, các cửa hàng photocopy xung quanh trường đại học lại tấp nập như ngày hội. SV chỉ cần vào tìm trong mạng là ra được các câu hỏi sẵn và bài thi sẵn.

    Sinh viên của ta thời nay có nhiều phương tiện để học (nhất là internet) nên nếu có ai đó cả 4 năm sinh viên không đến thư viện cũng không vì thế mà bị mang tiếng là “xa rời tri thức”.

    Nhưng sinh viên lại khổ vì quá nhiều thứ để quan tâm, để tiêu thời gian. Mà phí thời gian nhất là phải ngồi trong phòng học tập thể để chép tập thể những bài giảng có sẵn.

    Ai cũng biết, giảng đường đại học hoàn toàn khác với cấp 3: giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giải thích, và thâu tóm kiến thức trọng tâm, còn sinh viên phải tự học và nghiên cứu rất nhiều nếu muốn đạt kết quả tốt. Tự học có nghĩa là học bạn, trao đổi với nhau những gì mình tiếp nhận được, có sai có đúng, tranh cãi và bổ sung cho nhau, và cuối cùng xin ý kiến và giải thích của giảng viên.

    Để phục vụ cho việc tự học của sinh viên, các trường đại học cũng đầu tư rất nhiều. Như Đại học Bách Khoa Hà Nội, thư viện của trường nổi tiếng là hiện đại nhất so với tất cả các trường đại học: 1 tòa nhà 11 tầng, rất nhiều sách, tài liệu, nhiều phòng với chức năng khác nhau, nhiều phòng thí nghiệm riêng của các giáo sư, là thiên đường cho sinh viên trau dồi kiến thức.

    Thế nhưng, điều đáng nói là, thư viện 11 tầng hiện đại của ĐHBK lại rất ít người lui tới.

    Câu hỏi đặt ra là: Tại sao sinh viên ít ra thư viện, trong khi thư viện xịn như thế? Thư viện có nhiều sách không, có đáp ứng được nhu cầu của sinh viên không?

    Cũng có thể ở trường ít bọn “đầu trâu” (thích nghiên cứu, tìm tòi).

    Cũng có thể là SV Việt Nam đang học một cách đối phó và cầm chừng vì cách dạy của giảng viên không khuyên khích tư duy sáng tạo, không gợi mở nhiều, không đòi hòi người ta phải đào sâu nghiên cứu thì mới làm được bài thi của thầy.

    Nhiều lớp học trong kỳ rất ít người lui tới. Nếu thầy nào “lười” điểm danh thì có hôm lớp có danh sách có 80,90 người, chỉ 20,30 người có mặt...

    Thay vào đó, cứ đến mùa thi, các cửa hàng photocopy xung quanh trường đại học lại tấp nập như ngày hội. SV chỉ cần vào tìm trong mạng là ra được các câu hỏi sẵn và bài thi sẵn...

    Tóm lại là ở trường ĐH, cách dạy quá mòn và cách học cũng quá mòn!

    DA (ghi lại lời kể của một SV Đại học Bách khoa Hà Nội)

    Schoolnet (Theo bee.net.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.