Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89516542 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Núi Nùng – Danh sơn chính khí đất Thăng Long

    Ngày gửi bài: 28/12/2010
    Số lượt đọc: 2385

    Núi Nùng - sông Tô, những địa danh nổi tiếng của kinh thành Thăng Long, nơi được tôn là "Nùng sơn chính khí", "Tô Lịch giang thần”. Tuy nhiên “núi Nùng” nằm ở vùng đất nào trên kinh thành là vấn đề có những cách lý giải khác nhau.

    Hẳn rất nhiều người đã nghe đến địa danh “núi Nùng”, vốn được nhắc nhiều trong các áng thơ văn cổ nhưng không phải ai cũng biết rõ về ngọn núi này. Nhiều người cho rằng “núi Nùng” chính là gò đất cao trong Công viên Bách Thảo; người lại cho rằng núi Nùng là núi Voi trên đường Hoàng Hoa Thám… Và xung quanh câu chuyện này, kiến giải núi Nùng là nền điện Kính Thiên được nhiều người đồng tình qua những cứ liệu lịch sử.


    1- Núi Nùng không phải núi Sưa

    Trước đây, các nhà nghiên cứu Trần Huy Bá và Hoàng Đạo Thuý đều cho rằng núi Nùng chính là gò đất cao (thực ra đây là núi Sưa) nay vẫn còn hiện hữu trong công viên Bách Thảo. Không ít người cũng có phỏng đoán như các cụ Trần Huy Bá và Hoàng Đạo Thuý.

    Giải thích cho phỏng đoán của mình, những người này dựa vào cao độ của gò đất và chi tiết người Pháp đã từng tìm thấy những phần cột đá chạm hình rồng cuốn bị vứt lăn lóc trong khu vực Bách Thảo thời thuộc Pháp.

    Tuy nhiên, đã có nhiều nhà khoa học phản biện về “giả thuyết núi Nùng nằm trong công viên Bách Thảo”.

    Các ý kiến phản biện cho rằng, những phần cột đá được tìm thấy trong vườn Bách Thảo không phải là những dấu tích cố định để có thể dùng làm toạ độ xác minh vị trí núi Nùng.

    Trên đỉnh ngọn núi này còn có một ngôi đền nhỏ thờ Hắc đế. Tấm biển trên ngôi đền ghi dòng chữ: “Sưa sơn lăng miếu”, tức là “ngôi miếu trên núi Sưa”. Sưa là một loài cây gỗ quý, trước đây mọc thành rừng trên ngọn núi này, vì thế mới có tên gọi là núi Sưa.


    2- Núi Nùng cũng không phải là núi Voi

    Lại có ý kiến khác cho rằng, núi Nùng chính là núi Voi trên đường Hoàng Hoa Thám, bởi đây là nơi cao nhất Hà Nội.

    Những người ủng hộ giả thuyết này còn dẫn câu thơ của Vua Thành Thái viết về núi Nùng: “Nùng lĩnh phù vân kim cổ sắc” (tạm dịch là “Mây trên núi Nùng mang màu kim cổ”). Họ cho rằng, núi có mây phải là núi cao.

    Sau khi xuất hiện giả thuyết này, nhiều nhà sử học cũng lên tiếng cho rằng: Núi Nùng không thể là núi Voi.

    Những ý kiến phản biện dẫn còn ra nhiều câu nói cổ, như: “Cao nhất xích vi sơn” nghĩa là cao một thước cũng là núi, hay “Sơn bất tại cao, hữu thần tắc linh” nghĩa là núi thiêng không bởi cao mà có thần trên đó là thiêng.

    Tuy nhiên, dẫn một câu thơ cũ để làm cứ liệu lịch sử e không hợp. Thơ văn, đặc biệt là thơ văn cổ, thường có tính ước lệ, ngoa dụ.

    Nhưng điều hiển nhiên mà ai cũng thấy là vào năm 1902, thời điểm Vua Thành Thái làm câu thơ trên, núi Voi có cao thì cũng không thể đến mức có “mây vờn trên núi”. Bởi mới trải hơn 100 năm, Hà Nội không thể được bồi đắp nhanh đến mức gần như san bằng ngọn núi chạm tới mây này!


    3- Núi Nùng là nền điện Kính Thiên

    Trong các kiến giải về vị trí của núi Nùng đa số các nhà sử học đều thống nhất, núi Nùng chính là nền điện Kính Thiên còn dấu tích cho đến ngày nay.

    Giả thuyết này được nhiều người đồng tình bởi có nhiều dẫn chứng thuyết phục.

    Nhà sử học Phan Huy Chú viết trong Hoàng Việt Dư địa chí (quyển 1) như sau: “Núi Nùng ở giữa thành. Triều Lý định đô lấy núi làm đài chính điện, đến thời Lê là điện Kính Thiên, nay (triều Nguyễn - PV) là điện phía trước hoàng cung. Xưa truyền rằng giữa núi có một lỗ hổng là nơi thông hơi của hồ ao và núi, nên gọi là Long Đỗ (rốn rồng)”.

    Sách Đại Nam Nhất thống chí (tập II) của nhà Nguyễn cũng chép rằng: “Núi Nùng ở trong thành, có tên nữa là núi Long Đỗ. Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính điện ở trên núi, đời Lê gọi là điện Kính Thiên, bản triều (Nguyễn) đặt làm hành cung, vẫn gọi theo tên cũ, năm Thiệu Trị thứ ba, đổi gọi là điện Long Thiên, điện Đình ở núi Nùng, có xây bệ cao chín bậc, tả hữu có hai con rồng, dài hơn một trượng, chế từ đời Lý”.

    Nhà Sử học Trần Quốc Vượng còn đưa ra dẫn chứng thuyết phục khác: Trên mảnh vỡ tấm bia được dựng từ thời Minh Mạng tại chùa Am (nay thuộc Cửa Bắc, Hà Nội) còn ghi rõ: Chùa này được xây dựng ngay sau núi Nùng, phía Bắc trông ra hồ cổ Mã Cảnh (hồ này được thể hiện rõ trong bản đồ Hà Nội niên hiệu Tự Đức, 1873).

    Từ dẫn chứng này kết hợp với tấm bản đồ Hà Nội năm 1873, Giáo sư Trần Quốc Vượng khẳng định, núi Nùng chính là nền điện Kính Thiên hiện còn trong khu thành cổ Hà Nội.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội, cũng đồng tình với ý kiến núi Nùng chính là nơi đặt điện Kính Thiên, còn được gọi là điện Thiên An, điện Càn Nguyên thời Lý, Trần.

    Ông Sơn cho rằng, các giả thuyết núi Nùng nằm trong công viên Bách Thảo hay là núi Voi trên đường Hoàng Hoa Thám đều bị nhầm lẫn. “Bảo núi Nùng là nền điện Kính Thiên quá thấp thì không đúng. Trải qua hàng ngàn năm, vùng Hà Nội đã được bồi đắp thêm nhiều nên độ cao của núi Nùng không như xưa. Hơn nữa, để xây dựng cung điện trên đó, người ta cũng đã phải bạt bớt ngọn núi cho bằng phẳng”, ông Sơn nói.

    Như vậy, căn cứ vào sử liệu và các dẫn chứng của các nhà khoa học, có thể khẳng định, núi Nùng chính là nền điện Kính Thiên – nơi còn lưu giữ đôi rồng đá tuyệt tác – trong khu thành cổ Hà Nội.

    Đây cũng chính là nơi thiết triều của các thời Lý, Trần, Lê, tức là nơi trung tâm của Hoàng thành Thăng Long.

    Schoolnet (Theo Chinhphu.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.