Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89562382 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    100 Khám Phá Khoa Học Vĩ Đại Nhất Trong Lịch Sử: Khám phá số 42.

    Ngày gửi bài: 25/12/2010
    Số lượt đọc: 4039

    SỰ SỐNG DƯỚI LÒNG ĐẠI DƯƠNG

    - Thời gian phát hiện: năm 1870.

    - Nội dung phát hiện: dưới đáy đại dương sâu thẳm là một vùng tối đen nhưng nơi đó không phải là sa mạc không có sự sống, ở đây tồn tại một thế giới rất phong phú của sinh vật.

    - Người phát hiện: Charle Thomson.

    Tại sao phát hiện ra sự sống dưới lòng đại dương lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

    Charle Thomson đã làm thay đổi một cách triệt để cách nhìn của khoa học về những điều kiện tồn tại của sinh vật trong lòng đại dương và dưới đáy biển sâu thăm. Dưới đáy đại dương tuy không hề có một chút ánh sáng nào rọi tới, thế nhưng ông phát hiện ra ở đó lại có một thế giới phong phú của đủ mọi loài sinh vật. Ông đã chứng minh twjsoongs vẫn tồn tại mặc dù không có ánh sáng. Thậm chí ông còn chứng minh thực vật vẫn sinh trưởng tốt ở trong môi trường tối tăm dưới đáy đại dương, và đương nhiên là phải mất cả thể kỉ các nhà khoa học mới làm rõ được lý luận sự sinh tồn của thực vật khi không có tác dụng của quang hợp.

    Phát hiện của Charle Thomson đã giúp con người biết được rằng không chỉ trên bề mặt của biển cả có sự sống mà ngay cả dưới đáy đại dương bao la sự sống vẫn tồn tại. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành nghiên cứu khoa học về đáy biển. Năm 1877, bằng phát hiện này, Charle Thomson đã được nữ hoàng Victoria phong tước vị.

    Sự sống dưới đáy biển đã được phát hiện ra như thế nào?

    Charle Thomson sinh năm 1830 tại vùng bờ biển Scotland. Sau khi tốt nghiệp đi học, ông tiến hành nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau. Đến năm 1867, ông được bổ nhiệm làm giáo sư thực vật học tại học Viện khoa học hoàng gia ở Dublin, Ireland.

    Kiến thức phổ thông vào thời đó là: ánh sáng chỉ có thể xuyên qua mặt nước biển từ 250 đến 300 feet, do đó mà các loài sinh vật chải có thể sinh sống trên phạm vi tầng nước mỏng này thôi. Ở đây có đủ ánh sáng cần thiết cho các loài sinh vật biển sinh trưởng. Còn đáy biển là một vùng sa mạc tối tăm và không có sự tồn tại của sự sống. Không có ai nghi ngờ gì về tính logic của suy luận này.

    Đầu năm 1866, Michael Sars tiến hành nạo vét vùng bờ biển Nauy, đây là một khâu trong dự án đặt đường dây cáp điện. Sars đã công bố rằng máy nạo vét của ông đã nạo sâu xuống hơn 100 feet và đã bắt được cá ở dưới đó.

    Các nhà khoa học đều lên tiếng chế giễu Sars, họ nói rằng ông không thể bắt đước cá vượt qua giơi hạn của “khu sinh tồn” ở độ sâu như vậy, bởi vì nơi đó không thể tồn tại sự sống.

    Tuy nhiên Charle Thomson lại rất chú ý đến thông tin này, ông bắt đầu suy ngẫm: nếu như đích thực có sinh vật tồn tại dưới đáy biển sâu thẳm thì làm cách nào để giả thích được đây? Nơi đó có đúng là không có sự sống giống như người ta vẫn tưởng tượng không?

    Nếu không trực tiếp xuống đó được thì làm sao có thể khám phá ra chân tướng của sự việc?

    Charle Thomson tin rằng vấn đề này đáng để ông tiến hành nghiên cứu khoa học một cách cẩn thận. Và thế là ông đã thuyết phục được Hải quân hoàng gia cho phép ông sử dụng tàu hải quân hoàng gia là tàu “Tia chớp” và tàu “Nhím” để tiến hành nhiệm vụ nạo vét mùa hè, và tiến hành liên tục trong ba mùa hè từ năm 1868 đến năm 1870. Khi đến vùng biển Anh và Scotland, Charle Thomson dùng lưới cá và máy đào thăm dò biển sâu, ông muốn xem ở khu vực nước sâu hơn 2000 feet có thể tìm thấy loài sinh vật nào không. Phần đông các nhà khoa học đều cho rằng ông chải phí thời gian vô ích, gây lãng phí kinh phí cảu hải quân và cuối cùng sẽ chỉ chuốc lấy sự xấu hổ mà thôi.

    Trong khoảng thời gian ba mùa hè ngắn ngủi này, Charle Thomson đã tiến hành trên 370 lần thăm dò đáy biển. Ông đã tiến hành kéo lưới và thả máy nạo vét ở độ sâu 4000 feet. Ở tất cả các độ sâu đều phát hiện ra có sự sống tồn tại. Ông luôn bắt được trong lưới của mình những loài động vật không xương sống cùng nhiều loại cá.

    Charle Thomson đã phát hiện ra ở nơi đáy biển tối tăm quanh năm không một tia sáng rọi tới đó lại có một mật độ lớn các loài cá không ngừng sinh sôi phát triển.

    Ông còn tiến hành thu thập mẫu nước ở khu vực những tầng nước đen sâu thẳm và kết quả cho thấy luôn có sự tồn tại của nhiều vật thể vụn. Những vật thể cụn này chính là xác của thực vật trong nước sâu chưa bị ăn. Cũng có một vài loài thực vật biển sau khi chết cơ thể chúng chìm trong nước sâu và trở thành thức ăn của những loài sinh vật khác ở nơi đó.

    Charle Thomson phát hiện ra ở nơi sâu thẳm dưới đáy đại dương có thể tìm thấy tất cả những loài động vật biển không xương sống đã biết tên. Đồng thời ông còn phát hiện ra một số loài cá lạ. Ông còn đào lên được một số loài thực vật sinh sống ở dưới đáy biển, chứng minh chúng vẫn sinh trưởng khỏe mạnh ngay cả khi không có ánh sáng mặt trời. Năm 1837, Charle Thomson đã cho xuất bản tác phẩm Dưới đáy đại dương (The depths of the sea), trong đó trình bày nhiều phát hiện gây kinh động thế giới. Trước khi cho ra đời tác phẩm đó thì Charle Thomson đã thực hiện chuyến viễn dương trên con tàu Challenger (Kẻ thách thức). Chuyến đi này kéo dài trong năm năm, mục đích của chuyến đi là hoàn thành nhiệm vụ thu thập những số liệu nghiên cứu đáy biển ở độ sâu 70.000 hải lý của Charle Thomson. Những số liệu đó cuối cùng đã chứng minh trong lòng tất cả các đại dương trên trái đất đều luôn có sự tồn tại của sự sống dưới đáy biển.

    schoolnet@



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.