Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89517182 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chợ Đồng Xuân có vai trò như thế nào trong đời sống Hà Nội?

    Ngày gửi bài: 08/12/2010
    Số lượt đọc: 2603

    Đồng Xuân, chợ lớn nhất Hà Nội, nằm ở trung tâm khu phố cổ, thuộc về một thôn cổ cùng tên. Năm 1889, chính quyền thực dân Pháp cho xây chợ Đồng Xuân để thay thế chợ Cầu Đông nằm ở phía đông. Mái chợ được lợp tôn, gồm năm gian rộng. Thuyền bè mang hàng hóa vào thành phố bằng tuyến sông Hồng gần đó. Tàu điện đỗ ngay trước cửa chợ.

    Hàng hóa từ khắp mọi miền đất nước đổ về chợ Đồng Xuân. Những ngày đầu, những người bán buôn sử dụng chợ làm trung tâm phân phối tới những người bán lẻ. Hàng hóa chất đầy chợ, người mua kẻ bán chen chúc, tạo nên một quang cảnh đẹp mắt lôi cuốn những nhà thực dân trong công cuộc tìm kiếm cái lạ.



    Nhưng các nhà thực dân không phải là những người duy nhất nhận ra vẻ quyến rũ của chợ. Hồi đầu thế kỷ, Hà Nội cùng với những bóng đèn điện mới toanh và chợ Đồng Xuân nổi tiếng khiến cho một người nông dân chỉ quen với cuộc sống túng quẫn và bình lặng chốn quê mùa phải choáng ngợp. Điều này được thể hiện trong một bài ca dao vẫn được hát thời ấy:

    Hà Nội là động tiên sa

    Sáu giờ máy hết đèn xa đèn gần

    Vui nhất là chợ Đồng Xuân

    Thức gì cũng có xa gần bán mua…


    Vào những năm 1930 gian giữa chợ thuộc về những người buôn bán có máu mặt, phần đông là phụ nữ. Những người buôn vải ngồi trên phản; người bán hoa quả ngồi sau những cái sọt to tướng chất đầy táo, cam và những loại hoa quả khác nhập từ Hồng Kông và San Francisco; người bán rau bán các loại rau cao cấp như súp-lơ, cần tây trồng ở những vùng cao như Sa Pa và Đà Lạt.

    Những chỗ khác dành cho hàng ăn đặc sản như nem, phở, thịt lợn quay và bún cua. Cũng có cả quầy hàng kim chỉ (đa số là của người Hoa); đồ gốm sứ, cây cảnh, thuốc nam, trầu cau và đồ mây tre đan; cả chục thầy bói đàn ông có, đàn bà có, người mù có, những người tự nhận là mù cũng có, mời gọi khách vãng lai.

    Đồng Xuân gợi lên bao hoài niệm cho thi sĩ, văn nhân. Thạch Lam (1909-1942), nhà văn chuyên viết truyện ngắn và tạp văn miêu tả một quán trà do một phụ nữ trẻ tên là Dần ở ngay trước cửa chợ: “Cửa hàng của cô cũng không có gì: một vài miếng trầu, một vài phong thuốc lào, một bao thuốc lá bán lẻ, vài cái bát uống nước, như các bát uống nước ở tất cả các hàng nước Việt Nam, đặt úp xuống mặt chõng… ăn cơm, uống rượu xong mà được một cốc nước chè đường rất nóng thì ai chả thích… Một hàng nước đắt khách vì các thức quà bán đã đành, nhưng đôi khi cũng đắt khách vì cả cô hàng. Cô hàng nước Việt Nam là nhân vật biểu hiện nhất của sự sinh hoạt Việt Nam… Đã có nhiều tiểu thuyết bắt đầu ở một hàng nước và kết cục cũng ở đấy”.



    Sau khi đánh bại người Pháp năm 1954, Chính phủ kiểm soát hệ thống kinh tế. Chợ Đồng Xuân kém sôi động hơn cho tới cuối những năm 1980, khi có chính sách đổi mới kinh tế.

    Nhà báo Pháp Francoise Corrèze viết: “Chợ đầy ắp mùi hương, phả vào mặt, vào lòng, đủ để làm cho bạn choáng váng: mùi quế, nghệ, đây đó phảng phất mùi hạt tiêu hay mùi gừng, và tất nhiên có rất nhiều loại hoa quả như chuối, đu đủ, quýt và những trái cam sành vỏ xanh nâu sần sùi”.

    Dân số Hà Nội tăng mười lần trong một thế kỷ. Năm 1990, thành phố xây lại chợ Đồng Xuân, nhưng vẫn giữ nguyên mặt tiền. Không may, tháng 7 năm 1994, chợ bị cháy, thiệt hại ước tính 17 triệu đô-la Mỹ. Chợ được xây lại lần thứ hai, khai trương tháng 12 năm 1996. Chợ giờ sạch sẽ, trật tự hơn, tuy không còn giữ được vẻ lộn xộn duyên dáng như ngày xưa nữa.

    Schoolnet (Theo Phố cổ Hà Nội - NXB Thế Giới)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.