Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89587813 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    100 Khám Phá Khoa Học Vĩ Đại Nhất Trong Lịch Sử: Khám phá số 23.

    Ngày gửi bài: 24/11/2010
    Số lượt đọc: 3912

    BẢN CHẤT CỦA NHIỆT

    - Thời gian phát hiện: năm 1790.

    - Nội dung phát hiện: nhiệt sinh ra do ma sát chứ không phải do “chất nóng”.

    - Người phát minh: Count Rumford.

    Tại sao phát hiện ra bản chất của nhiệt lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

    Trước đây, các nhà khoa học tin rằng nhiệt là một loại chất lỏng có tên gọi là “chất nóng” (caloric), loại chất nóng này không có trọng lượng và không thể nhìn thấy được, những vật thể phát ra nhiệt thì mang đầy chất nóng, chất nóng đi từ vật thể nóng sang vật thể lạnh. Họ còn tin rằng lửa (cháy) bắt nguồn từ một loại vật chất không nhìn thấy được, loại vật chất ấy được gọi là chất đốt (phlogiston), nó là thành phần quan trọng của các vật chất có thể cháy được. Khi một loại vật chất bị đốt cháy, các chất đốt trong nó sẽ chạy vào không khí và thế là khi chất đốt dùng hết thì lửa cũng sẽ tắt theo.

    Do còn tồn tại những quan điểm sai lầm như vậy nên các nhà khoa học thời bấy giờ không có cách nào lý giải được tính chất của nhiệt và oxy (bao gồm cả sự cháy), khoa học vật lý cũng theo đó mà bị trì trệ. Count Rumford là người đã gạt bỏ những quan niệm thần bí này đồng thời phát hiện ra nguyên lý ma sát. Count Rumfonrd chỉ là tên ông tự đặt cho mình, tên thật của ông là Benjamin Thompson, phát hiện của ông thực sự đã mở đường cho việc lý giải bản chất của nhiệt.

    Bản chất của nhiệt đã được phát hiện ra như thế nào?

    Năm 1790, ở vào độ tuổi 37, Rumford làm cố vấn quân sự cho nhà vua ở Bavaria, ông còn đảm nhận việc chế tạo đại bác cho nhà vua.

    Rumford sinh ra ở Massachusetts, tên thật là Benjamin Thompson. Trong thời gian chiến tranh cách mạng ở Mỹ, ông làm gián điệp cho quân đội Anh. Sau đó ông lại giúp Prussians theo dõi người Anh. Đến năm 1790, ông trốn về Bararia và đổi tên thành Count Rumford.

    Xưởng sản xuất đại bác là một nhà kho. Ở đâu bên này của kho, công nhân tiến hành đặt vành bánh xe kim loại lên trên một bánh xe bằng gỗ, đặt khung đỡ pháo lên trên xe, sau đó họ dùng rèn để tạo hình các bộ phận của đại bác.

    Ở phía bên kia của kho, công nhân đang rèn phần thân pháo, kim loại nóng chảy được đổ vào khuôn, những chiếc khuôn phần lớn đều dài hơn 12 feel và có chiều ngang hơn 4 feel. Một mũi khoan xoay tít đang khoan sâu vào giữa các khuôn, đào khoét phần bên trong của ống kim loại ra.

    Đầu mũi khoan nóng đỏ lên rất nguy hiểm, họ đổ nhiều nước vào trong ống để tránh cho kim loại bị nóng chảy, những tiếng kêu rít của hơi nước phun ra từ nòng súng bắn lên phía trần nhà và ngưng đọng thành nước.

    Trong một lần đến quan sát công việc của xưởng Rumford phát hiện ra một lượng nhiệt rất lớn bị thất thoát vào không khí và trong nước của nòng pháo tràn ra. Vào thời bấy giờ, các nhà khoa học cho rằng nếu vật chất càng nóng thì sẽ càng có nhiều chất nóng nén lại trong nó. Cuối cùng các chất nóng này bị trào ra và phun đi theo các hướng, bất kỳ vật nào bị chất nóng này bắn vào thì nhiệt độ của chúng đều tăng lên.

    Rumford cảm thấy rất khó hiểu: làm sao trong một nòng pháo lại có thể chảy ra nhiều chất nóng như vậy (nhiệt)? Còn chưa kể đến khi vừa mới khoan, nòng pháo đó hoàn toàn nguội lạnh.

    Và thế là Rumford quyết định tìm hiểu cho ra rốt cục có bao nhiêu chất nóng được chứa trong ống pháo và những chất nóng đó được tích ở đâu. Ông chế tạo ra một chiếc máng dài để thu toàn bộ lượng nước chảy ra từ trong ống pháo khi nó đang được khoan, như thế ông có thể đo được nhiệt độ tăng lên của nó. Ông còn yêu cầu công nhân dùng nhiều ống bằng cao su phun nước vào trong lõi ống bị khoan để ngăn chặn sự hình thành của hơi nước; ông không muốn một chút chất nóng nào có thể thoát ra theo hơi nước gây ảnh hưởng đến việc hứng nước và đo nhiệt độ của ông.

    Khi bắt đầu tiến hành khoan, những tiếng rít chói tai vang lên, các ống cao su phun nước xối xả vào đầu mũi khoan. Kim loại đã bắt đầu chuyển sang màu đỏ, một dòng nhiệt nóng sâu 8 inch đột ngột tràn xuống chiếc máng hẹp chiều rộng có 1 inch và tràn qua bên cạnh Rumford cùng chiếc nhiệt kế của ông.

    Rumford cảm thấy bị kích động thực sự bởi lượng chất nóng chảy ra quá nhiều, vượt cả tưởng tượng của ông, hơn nữa còn có cả dòng nước nóng chảy qua cạnh ông, nhiệt độ của nó đều trên 50 độ.

    Cuối cùng, Rumford không giấu được vẻ kinh ngạc, nhiệt lượng (chất nỏng) chả ra từ trong nòng ống kim loại là quá nhiều, nó đủ sức nung ống kim loại đó thành một vật chất lỏng với độ nóng vài nghìn độ, như vậy bản thân ông kim loại đó quyết không thể chứa được nhiều chất nóng đến như vậy.

    Rumford chú ý đến các công nhân khoan ống trở lại làm việc, ông phát hiện ra có sự vận động. Khi đầu mũi khoan tiếp xúc với kim loại làm nòng pháo thì đầu mũi khoan đã tác động lên kim loại và chính sự tác động đó đã sinh ra nhiệt, vận động đã được chuyển hóa thành nhiệt như vậy!

    Ngày nay chúng ta gọi sự vận động đó là ma sát, ma sát là một trong những nguồn gốc chủ yếu sinh ra nhiệt. Thế nhưng vào năm 1790 lại không có một ai tin vào lý luận ma sát sinh ra nhiệt của Rumford, người ta vần một mực kiên trì lý luận chất nóng, và sự kiên trì này đã tồn tại tới 50 năm.

    schoolnet



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.