Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89506161 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Khi số điểm được chấm bằng… phong bì!

    Ngày gửi bài: 03/11/2010
    Số lượt đọc: 2145

    Nếu các giảng viên dành một chút thời gian nghĩ về những người nông dân chạy ăn từng bữa, tần tảo nuôi con ăn học hay nhìn những sinh viên của họ xếp hàng dài chờ xin giấy chứng nhận vay vốn thì họ không cười tươi như thế mỗi khi nhận phong bì.

    Có người bảo đó là truyền thống “tôn sư trọng đạo”, người bảo đó là “văn hóa phong bì”, người khác lại gọi là hành động “đi thầy” hay “căn bệnh của xã hội”, một số nữa thì cho rằng đây là sự việc hiển nhiên của cuộc sống! Dù nhiều tên gọi như vậy, và có cho đó là gì đi nữa thì hệ quả mà bậc thầy cô gây ra khi gật đầu với “phong bì” là… vô cùng nhiều!

    H.V.N sinh viên năm 3, khoa Cơ Điện, trường ĐH Mỏ- Địa chất cho biết: “Lớp em cũng có hiện tượng này. Trước kỳ thi, mỗi thành viên trong lớp thường nộp 100 nghìn đồng để cán bộ lớp tổ chức đi “thăm hỏi”các thầy cô. Còn muốn chạy điểm thì tùy từng môn, tùy số học trình nhưng thường là từ 200 nghìn trở nên. Đắt nhưng có thể được điểm cao hoặc không phải thi lại. Nói chung là “tiền nào của ấy”. Mặc dù kiến thức thu được là giả nhưng quan trọng là sau 5 năm có được tấm bằng ra trường”

    Còn N.T.H.T sinh viên năm 3, khoa Lâm Nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên chia sẻ: “Hiện tượng này diễn ra thường xuyên ở trường, lớp em. Vì trường em thường áp dụng hình thức thi vấn đáp nên việc nâng điểm thi là cực kì dễ (chỉ có thầy- trò làm việc với nhau). Lúc sắp thi hết học kì lớp em lại họp lớp để thống nhất về số tiền, hình thức thăm hỏi thầy cô. Thường thì mỗi người nộp 50 nghìn đồng. Nếu đi riêng hoặc nhóm sẽ mất vài trăm. Không phải lúc nào cũng có tiền nên có khi phải đi vay rồi đến tháng bố mẹ gửi tiền lên mới trả.”

    Có thể thấy hiện trạng này đang diễn ra phổ biến ở nhiều trường đại học. Tặng “ phong bì” thầy cô mỗi khi kỳ thi đến đã trở thành một thói quen, một phản xạ tự nhiên của sinh viên ngày nay.

    Nguyên nhân do đâu?

    Đó là do một bộ phận sinh viên lười học, học kém nghĩ rằng tiền có thể thay thế trí thông minh và đức cần cù của họ.

    Nhưng về phía thầy, cô giáo thì sao? Chính thầy, cô là nhân tố quan trọng để “căn bệnh phong bì” lây lan như hiện nay. Bởi có cầu thì ắt có cung! Khi có một thầy cô thích thú với khoản thu nhập thêm này thì sẽ có hàng chục, hàng trăm sinh viên góp sức tạo nên nó.

    Không dừng lại ở đó, như một hiệu ứng domino sinh viên lớp này sẽ truyền tai lớp khác, khóa trước sẽ dạy bảo “kinh nghiệm” cho khóa sau… làm cho số người mắc bệnh tăng lên nhanh chóng. Và trong trò chơi phản ứng dây chuyền này người thầy, người cô chính là điểm gốc, là lực phát động để mọi sự bắt đầu.

    Cũng chính từ sự dễ dãi với “phong bì”, những người thầy, người cô đã góp sức “chăm sóc”, phát triển căn bệnh vốn tiềm ẩn ở một bộ phận người trẻ tuổi. Đó là bệnh lười học, bệnh ham vui.

    Một khi kết quả học tập có thể mua được thì công việc học tập cũng không còn là nghĩa vụ nữa. Và khi tiền là động lực của thầy cô giáo thì lúc đó học tập không còn là động lực của sinh viên:

    “… một bộ phận sinh viên sẽ trở nên lười học, ỷ lại vào việc có thể mua điểm mà luôn nghĩ rằng: không cần phải học, đến ngày thi bỏ ra một ít tiền là được. Hậu quả là bảng điểm thì cao, ra trường bằng khá, giỏi nhưng thực chất kiến thức và năng lực của sinh viên chẳng có gì!” N.T.P sinh viên năm cuối , khoa Báo chí, Trường Cao đẳng Truyền hình tâm sự.

    Và chúng ta khó có thể tưởng tượng được hậu quả sẽ đến đâu khi người có nhiệm vụ chăm sóc cây xanh và nhổ cỏ dại lại bỏ mặc cây để gieo trồng, chăm sóc cỏ dại!

    Hơn thế nữa, khi người thầy, người cô bán có thể bán số điểm - thước đo học lực của sinh viên thì sự công bằng trong giáo dục sẽ không còn. Niềm tin có thể thành công bằng con đường học tập của những người trẻ tuổi cũng mất đi.

    N.H.T, một sinh viên năm thứ hai bày tỏ: “…sẽ rất bất công vì những người học kém dùng tiền đút lót cho thầy cô sẽ có kết quả cao sau mỗi kỳ thi. Điều này làm cho việc đánh giá thực lực sinh viên không chính xác!”

    Trong trường hợp này những sinh viên có tiền hoặc có thể vay tiền “tặng” thầy, cô sẽ có lợi thế hơn rất nhiều những sinh viên muốn có một kết quả thực chất. Và giữa cái ranh giới thật - giả đó, hỏi mấy ai có thể cầm mình được khi việc mua kết quả học tập dễ dàng và nhàn nhã hơn rất nhiều là cặm cụi đi tìm khả năng thật của bản thân? Số người cố tình mắc “bệnh phong bì” cũng theo đó mà tăng lên nhanh chóng!

    Bên cạnh đó, nếu tham gia “phong trào” này, không ít sinh viên sẽ gặp những khó khăn về kinh tế. Như sinh viên N.T.H.T đã nói ở trên: “Không phải lúc nào cũng có tiền nên có khi phải đi vay rồi đến tháng bố mẹ gửi tiền lên mới trả.”

    Đối với những sinh viên “có điều kiện” việc bỏ ra một, hai trăm nghìn đồng thì không có vấn đề gì nhưng đối với những sinh viên con nhà nghèo thì khoản tiền đó không hề nhỏ. Nếu tham gia thì không có tiền còn nếu không tham gia cũng không được. Vì cả lớp đã thống nhất vậy rồi, sao dám khác người chứ! Mà trong hoạt động này làm gì có chính sách miễn giảm cho sinh viên hoàn cảnh khó khăn hay con thương binh, liệt sĩ.

    Nếu các giảng viên dành một chút thời gian nghĩ về những người nông dân chạy ăn từng bữa, tần tảo nuôi con ăn học hay nhìn những sinh viên của họ xếp hàng dài chờ xin giấy chứng nhận vay vốn thì họ không cười tươi như thế mỗi khi nhận phong bì.

    Xót xa hơn, khi những người thầy, người cô gật đầu với phong bì thì hình ảnh cũng xuống cấp nghiêm trọng. Nghề giáo không còn giữ được vị trí cao quý trong xã hội.

    Trong mắt sinh viên người thầy không còn gắn liền với viên phấn, bục giảng mà ấn tượng hơn: “em đã bắt gặp hình ảnh một số thầy cô cầm phe phẩy mấy chiếc phong bì đi một cách lộ liễu ở hành lang của khoa” N.T.U sinh viên năm thứ hai trường ĐHTN bức xúc.

    Như vậy có thể thấy người thầy, người cô ở đây không những đã bán số điểm mà còn bán đi nhân cách, lòng tự trọng của mình. Rồi ngày mai, khi họ đứng trước các sinh viên của mình rao giảng về đạo làm người, đức nghề nghiệp liệu có còn trọng lượng ? có còn ai nghe, ai tin ?...

    Khi viết bài này, tác giả đã có một so sánh nhỏ về cái gọi là “văn hóa phong bì” trong hai ngành y tế và giáo dục.

    Mặc dù ở ngành nào thì “cái văn hóa” này cũng “đáng ghét” như nhau nhưng bên cạnh đó còn có một điểm khác. Đó là, nếu “phong bì” trong ngành y tế có thể làm cho y đức của người thầy thuốc “to” hơn một chút, người bệnh được chăm sóc chu đáo và mau khỏe hơn thì trong ngành giáo dục “phong bì” sẽ góp phần hủy hoại những giá trị tốt đẹp của xã hội, giết chết cả một thế hệ, làm ngu dốt cả một dân tộc. Bởi giáo dục là tương lai.

    Khi còn ngồi trên giảng đường sinh viên đã được trang bị những kỹ năng, tiểu xảo mua bán thành tích, biến giả thành thật… như vậy thì khi ra trường, bắt tay làm việc họ sẽ ra sao?

    Thói nói chuyện bằng tiền, muốn làm ít hưởng nhiều sẽ biến họ thành những ông, bà quan tham? Những cái đầu rỗng tếch sẽ khiến họ là kẻ vô dụng trong công việc? Căn bệnh “ phong bì” có trở thành đại dịch không? Rồi những giá trị thực, những truyền thống tốt đẹp sẽ như thế nào?

    Một phần tương lai của đất nước, của dân tộc là do các nhà giáo tạo nên, vì vậy các thầy, các cô đừng vì chút vụ lợi, ích kỷ bản thân mà quên đi thiên chức của mình. Hơn thế nữa,“giáo dục không là hàng hóa, trường không là chợ” (Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Vì vậy, thật đáng buồn khi mối quan hệ thầy, trò trở thành kẻ mua - người bán, kiến thức trở thành món hàng rẻ tiền để trao đổi. Cứ tình trạng này thì chất lượng giáo dục đại học ở nước ta sẽ đi đến đâu ? Nạn tham nhũng còn hoành hành đến khi nào?

    Cuối bài viết, xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng tới những thầy, cô đoạn tuyệt với phong bì, coi đó là “rác rưởi” của xã hội, luôn đứng trên bục giảng bằng tâm huyết, trách nhiệm nghề nghiệp.

    Xin hoan nghênh những sinh viên thà thi lại, học lại còn hơn là để làm mất lòng tự trọng, hạ thấp nhân cách bản thân. Các thầy, cô và những sinh viên như vậy thật đáng quý, đáng trân trọng. Mong sao cho họ có thể đứng vững trước sự cám dỗ của phong bì và số điếm giả tạo!

    hoahaiduongbc@gmail.com

    School@net (Theo http://dantri.com.vn/c202/s202-432685/khi-so-diem-duoc-cham-bang-phong-bi.htm)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.