Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89512073 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Lai lịch Tháp Rùa

    Ngày gửi bài: 05/10/2010
    Số lượt đọc: 2430

    Ngọn tháp này không có lịch sử vẻ vang, không có giá trị kiến trúc song đã thành một biểu trưng của Hồ Gươm và hơn thế, của cả Hà Nội. Vì từ trên một trăm năm nay nó đã trở thành quá quen thuộc với mọi người. Thực ra mọi người cũng chẳng tính đến lịch sử và nghệ thuật kiến trúc, chỉ biết Tháp Rùa là một bộ phận hữu cơ của Hồ Gươm, có hồ là có tháp.

    Tuy nhiên, đối với những người quan tâm đến lịch sử Hà Nội thì biết thêm về lai lịch và kiến trúc tháp cũng có thể là điều không thừa.

    Tháp Rùa xây trên gò Rùa. Gò chỉ cao hơn mặt nước hồ mùa cạn khoảng 0,6m, song thuật phong thủy cổ, “cao một tấc thì cũng đã là một ngọn núi” nên ngày trước các cụ gọi gò này là núi Rùa (Quy Sơn) để sánh với Ngọc (Ngọc Sơn). Gò hình gần tròn, đường kính chiều Đông – Tây là 18m, chiều Bắc – Nam là 24m, như vậy diện tích khoảng 350 mét vuông. Không có sách cổ nào ghi chép về lai lịch của gò. Chỉ có lai lịch của ngọn tháp thì mới được một số sách đề cập tới. Như Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội của Doãn Kế Thiện (NXB Văn Hóa) có kể:

    “Gò Rùa là nơi chúa Trịnh dựng Tả vọng đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè. Năm 1884, một tên tay sai của thực dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim, tin thuyết Phong Thủy nói gò này là kiểu đất “vạn đại công khanh” để được hài cốt tiền nhân vào đó, con cháu sẽ muôn đời nối nhau làm quan cao chức trọng. Bá Kim them muốn đất ấy, nhưng vì là đất công nên không dám tự tiện. Về sau (bấy giờ chùa Báo Ân ở trên bờ hồ phía đông vẫn còn), y mượn cớ xin với nhà chùa, và lấy thế thực dân và bọn Việt gian Nguyễn Hữu Độ, xin tự bỏ tiền nhà xây một ngọn tháp lên trên Gò Rùa để làm hậu chẩm cho ngôi chùa.

    Đã được phép làm, nhưng theo ý mọi người, y phải để nguyên Tả Vọng đình, đào móng xây thêm cho vững chắc rồi xây các tầng tháp lên trên đỉnh. Y liền lập tức cho khởi công. Để thực hành âm mưu đen tối, y dùng riêng một số tay chân làm thợ nề, dự định ngay đêm hôm khai móng, chờ đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn trong hai cái quách nhỏ, ngầm chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín, định hôm sau sẽ xây thành nền tháp cao. Việc y làm rất kín đáo, tưởng không ai biết, đinh ninh từ đó Gò Rùa là đất lành muôn đời phát phúc của nhà y. Nhưng một việc xảy ra không ngờ: sáng hôm sau y hớn hở cùng người nhà và thợ nề vừa ra tới gò, thì bỗng kêu giời và ngã ra, hai cái quách gỗ đã bị quật lên từ lúc nào, chỉ còn quách không, hai bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa. Thì ra đã bị bới lên quăng cả xuống hồ rồi!

    Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp, không thể bỏ được, y đành phải cắn răng tiếp tục làm cho xong việc.

    Khi tháp đã xây xong, tên quan sáu thực dân Pháp ở Đồn Thủy trước lễ khánh thành ở chùa Báo Ân, đã cấp bằng khen cho y, và những khách thập phương lui tới dự lễ khánh thành đều ca ngợi y đã làm được một việc “phúc đẳng hà sa”, nhưng riêng y đã tê tái nỗi lòng, ngậm bồ hòn làm ngọt. Riêng thực dân Pháp thì thưởng công cho y bằng cách gọi tên tháp ấy là tháp Bá Kim!

    Tuy nhiên, mỗi khi chúng ta tới thăm hồ, đứng xa trông ngắm, ba chữ “Tả vọng đình” vẫn còn ẩn hiện, như để vạch rõ tội trạng của Kim đối với một di tích lịch sử ấy đã dang tay bôi nhọ xóa nhòa”.


    *

    * *

    Thực ra cụ Doãn có lẽ chỉ là kể theo truyền thuyết dân gian, có gia giảm thêm bớt. Vì là truyền thuyết nên không ít chi tiết không chính xác. Như bảo rằng Bá Hộ Kim xây tháp để làm hậu chẩm tức cái gối cho chùa Báo Ân thì sai. Bởi lẽ chùa này nhìn ra hồ, quay lưng về phía đê sông Hồng. Cho nên nếu theo luật phong thủy, chùa cần có gối thì là gối lên đê hay một cái gò nào đó ở phía Đông. Còn gò Rùa thì ở trước mặt chùa, chỉ có thể làm minh đường, làm án mà thôi. Nếu nói theo luật phong thủy thì gò Rùa hình tròn tức hình con kim, như vậy chỉ có thể là kim tinh tác án (sao kim làm án) chứ không thể là “hậu chẩm” được.

    Vả lại tháp xây năm 1877 thì lúc đó chưa có Nguyễn Hữu Độ và “quan sáu” Tây. Lúc đó ông Độ đang là Biện lý bộ lại ở triều đình Huế (theo Đại Nam thực lục, bản dịch XXXIV – NXB Khoa học xã hội, 1976). Và Hà Nội khi đó vẫn còn thuộc về ta; Tây chưa chiếm; chúng mới chỉ có một khu Lãnh sự ở bờ sông Hồng và đứng đầu là Kergaredec, một lãnh sự hàm Tham biện.

    Hoặc như nói rằng “tới thăm bờ hồ, đứng xa trông ngắm, ba chữ Tả vọng đình vẫn còn ẩn hiện” cũng là không đúng. Vì khắp bốn mặt tháp, cả ngoài lẫn trong đều không có ba chữ này. Chỉ ở mặt đông, trên tầng đỉnh có ba chữ Quy Sơn tháp nhấn trên tường vôi song đứng trên bờ, ngay sát hồ cũng không sao nhìn thấy được.


    *

    * *

    Thực ra về Tháp Rùa còn có những tài liệu khác xưa hơn nhiều, song viết bằng chữ Pháp. Như năm 1884, Paul Bourde, phóng viên thường trú tại Hà Nội qua báo Temps (Thời gian) có viết một quyển sách nhan đề De Paris au Tonkin (Từ Paris đến Bắc Kỳ), in ở Paris năm 1884 có nhắc đến Tháp Rùa. Khi đó ở Hà Nội, Bourde và một số đồng nghiệp trú ngụ trong một ngôi chùa cạnh hồ Gươm (có lẽ là chùa Báo Ân). Ông ta đã tả cảnh như sau: “Cửa phòng chúng tôi mở ra hồ. Thật là kỳ thú khi ngắm cảnh bình minh; không gian óng ánh như màu thiên thanh trong các truyện thần tiên mà xà cừ Singapo và ngọc trai phương Đông không sánh được… Một hòn đảo nhỏ giống như một lẵng hoa xanh mướt. Thấp thoáng qua khe lá là những mái nhà, chạm trổ, cây cột trắng, ngôi đình gỗ, một cây cầu tre… Xa xa, một cái đảo nhỏ hơn, có một cái chùa (pagode) ba tầng, cửa hình cánh cung nhọn, xa lạ với cảnh quan xung quanh”.

    Cái mà P. Bourde gọi là “chùa ba tầng” chính là Tháp Rùa vậy. Vì đối với người Pháp thời đó họ không biệt chùa, đền, đình, tháp, hễ thấy có mái cong thì họ gọi là pagode.

    Cũng thời gian này còn một tài liệu khác viết về Tháp Rùa. Đó là tập sách Les Pagodes de Hanoi của G. Dumoutier in năm 1887. Trong mục “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”, sau khi trình bày về đền Ngọc Sơn, tác giả viết tiếp: “Ở giữa hồ có một cái chùa khác. Đó là một công trình bé nhỏ, có nhiều tầng, các vòm cửa hình cánh cung nhọn. Công trình này mới có khoảng chục năm nay (Dumoutier viết bài này năm 1886). Nó được xây dựng trên vị trí một ngôi đền nhỏ trước đó thờ thần hồ. Bên trong, trên tường sơn hai chữ Vinh-bao (tức Vọng Đình) và bên kia chữ Quy-sơn thap” (tức Quy Sơn tháp).

    Một tài liệu khác biên soạn sau hơn nhưng cung cấp thêm một số chi tiết mới. Đó là bộ sách Le Vieux Tonkin (Bắc Kỳ cổ) của C1. Bourrin. Tuy sách này gồm hai tập, lần lượt in trong hai năm 1935 và 1941 nhưng tác giả đã rút tư liệu từ các sách báo, nhất là các báo xuất bản ở Hà Nội trong hai thập kỷ cuối thế kỉ XIX: L’ avenir du Tonkin ( Tương lai Bắc Kỳ ) xuất bản từ năm 1885, L’ Indépendance Tonkinoise ( Độc lập Bắc Kỳ ) xuất bản năm 1889, Le Tonkin ( Bắc Kỳ ) xuất bản năm 1891 … nên bộ sách có nhiều thông tin thuộc về đương thời. Như về Tháp Rùa, trong Le Vieux Tonkin tập II, Bourrrin viết:

    “Tháp Rùa chính tên là Quy sơn tháp, xây khoảng 1887. Theo Dumoutier thì là do một viên quan tên Vinh-Bao đã đứng xây. Theo Bonnal thì người xây là Ba Ho Kiem. Công trình này thay cho một ngôi miếu nhỏ thờ thần hồ. Vinh-Bao và Ba Ho Kiem chỉ là một người vì Ba Ho Kiem ( Đúng ra là Nguyen Huu Kiem ) cũng là một viên quan”.

    Như vậy, theo C1. Bourrin, Tháp Rùa có từ khoảng năm 1877, khớp với thông tin của Dumoutier. Nhưng ba chữ Ba Ho Kiem là cách viết sai các chữ “Bá hộ Kim”. Và cái tên mà C1. Bourrin chú thích rằng: “Đúng ra là Nguyễn Hữu Kiêm” thì cũng không đúng. Việc cho là ông Bá Kim xây dựng để tàng hài cốt song thân thì không có một tài liệu thành văn nào, chỉ là truyền thuyết dân gian. Vậy hãy cứ coi là truyền thuyết chứ chưa thể coi là sự thật lịch sử.


    *

    * *

    Còn ngôi tháp, như đã nêu, đứng trên một gò đất gần tròn, rộng khoảng hơn 350 mét vuông, tháp được xây theo hình chữ nhật, chiều dài quay ra hai phía Đông và Tây, chiều rộng nhìn ra hai phía Bắc và Nam. Tháp có ba tầng và một đỉnh.

    Tầng một xây trên móng cao 0,8m. Tầng này do là hình chữ nhật nên chiều dài là 6,28m và rộng 4,54m, mỗi mặt tháp theo chiều dài mở ra 3 cửa, còn chiều ngang mở 2 cửa, cả thảy là 10 cửa, đỉnh nhọn như cửa các nhà thờ Ky-tô giáo. Bên trong tầng này phân ra ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn, đỉnh cũng nhọn như tất cả các cửa khác. Có 4 cửa ngăn, như vậy tầng một có cả thảy 14 cửa.

    Tầng hai xây lùi vào một chút, chiều dài 4,8m, chiều rộng 3,64m, cũng chia ra ba gian, kiến trúc y như tầng một, cũng 14 bộ cửa, chỉ có nhỏ hơn một ít.

    Tầng ba thu nhỏ hơn nữa, dài 2,97m, rộng 1,9m chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68m. Sát tường phía Tây có một ban thờ, không rõ thờ ai và có từ lúc nào.

    Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía Đông, bên trên cửa tròn của tầng ba. Có ba chữ Quy Sơn tháp, tức Tháp Núi Rùa (tuy nhiên ba chữ này đều đã mòn nhiều. Ngành bảo tồn mà không chú ý bảo vệ thì chỉ một hai lần quét vôi là ba chữ sẽ biến mất như các chữ Vĩnh BảoVọng đình đã mất tăm).

    Tổng cộng tính từ nền đất gò Rùa lên tới đỉnh tháp là 8,8m.

    Như vậy đó, Tháp Rùa tuổi đã dư một thế kỷ, dù lịch sử không có gì đáng kể, dù các bộ cửa có lai chút ít thì cũng là một bộ phận hữu cơ của hồ Gươm, là một phần của tâm hồn Hà Nội.



    Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc






    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.