Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89591185 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp)

    Ngày gửi bài: 21/08/2010
    Số lượt đọc: 3910

    51. Hải ly thường hay gặm nhấm các cây cối có thân to. Tại sao gặm nhiều mà răng chúng không bị cùn đi?

    - Răng hải ly gồm một số lớp có độ rắn khác nhau. Khi hải ly gặm cây cối, lớp men vững chắc bao phủ phần trên của răng chịu một tải lớn, phần mềm còn lại chịu một tải nhỏ hơn. Kết quả là cả chiếc răng được gọt đều đặn và góc nhọn không đổi. Hoạt động của những dụng cụ mài tự động đã dựa trên nguyên tắc này.

    52. Tại sao loài nai Anxet có thể chạy dễ dàng trên những cánh đồng lầy lội mà những động vật lớn khác thì sa lầy?

    - Loài nai Anxet ở Đông Âu có một đôi móng ở mỗi chân, giữa hai móng có một cái màng. Lúc nai chạy thì đôi móng này tự tách, tấm màng ở chân căng ra, áp lực của thân con vật được phân bố trên bề mặt tựa lớn và nai không bị thụt lầy.


    53. Tại sao nằm võng thấy tương đối êm, mặc dù võng làm bằng những dây khá xù xì?

    - Dưới sức nặng cơ thể, cái võng bị trũng xuống, nhờ trọng lượng được trải đều trên một bề mặt lớn mà mỗi đơn vị diện tích của võng chỉ chịu có một trọng lượng nhỏ, nên nằm võng thấy khá êm.


    54. Cá voi sống dưới nước, nhưng thở bằng phổi. Tuy có phổi, cá voi vẫn không thể sống nổi một giờ, nếu tình cờ nó bị dạt lên bờ. Tại sao?

    - Cá voi nặng đến 90 - 100 tấn. Ở trong nước khối lượng này một phần được cân bằng nhờ lực đẩy. Ở trên cạn, với một khối lượng lớn như thế, các mạch máu bị ép lại, hô hấp ngừng và cá voi chết.


    55. Tại sao cá có thể hô hấp bằng oxi hoà tan ở trong nước?

    - Bất kể một loại khí nào cũng đều có xu hướng chuyển từ chỗ có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp hơn. Trong máu cá, áp suất oxi nhỏ hơn áp suất oxi trong nước, do đó oxi chuyển từ nước vào máu, qua các mao mạch của mang cá.


    56. Hầu hết những cây rong biển có thân mảnh, dễ uốn. Tại sao chúng lại không cần thiết phải có thân cứng rắn?

    - Cây sống dưới nước không cần có thân cứng vì lực đẩy của nước đỡ chúng. Ngoài ra, nếu những cây này có thân cứng thì nước khi chuyển động có thể làm gẫy thân.


    57. Tại sao cá trong bể nuôi thỉnh thoảng lại bơi lên mặt nước?

    - Cá thở bằng ôxy hoà tan trong nước. Khi lượng ôxy hoà tan trong nước còn ít, cá bơi lên mặt nước, ở đấy tiếp giáp với không khí nên nhiều ôxy hơn.


    58. Nếu đặt quả táo bị nhăn dưới nắp bơm và hút hết không khí, thì vỏ quả táo lại căng ra. Tại sao?

    - Trong quả táo có nhiều không khí. Khi làm giảm áp suất bên ngoài đi, các khí này sẽ nở ra và do đó đã làm cho vỏ quả táo duỗi thẳng ra.


    59. Lúc cất cánh và trước khi hạ cánh, người phục vụ trên máy bay phân phát cho hành khách kẹo để nhằm mục đích gì?

    - Áp suất khí quyển phụ thuộc vào độ cao so với mặt biển. Lúc độ cao có sự thay đổi đột ngột: trong quá trình bay lên của máy bay, áp suất khí quyển nhanh chóng giảm xuống và màng nhĩ bị ép ra ngoài; khi máy bay hạ cánh, áp suất khí quyển tăng lên và màng nhĩ bị đẩy vào trong. Sự thay đổi nhanh chóng về áp suất gây đau đầu. Như đã biết, lúc nuốt, tai giữa thông với khoang miệng qua ống Ơxtasơ. Ngậm kẹo làm tăng sự tiết nước bọt và miệng phải nuốt luôn, nhờ đó mà áp suất trong tai giữa nhanh chóng cân bằng với áp suất khí quyển. Do đó sự đau tức trong tai giảm bớt.

    60. Các pháo thủ lúc bắn phải há mồm để làm gì?

    - Để cho áp suất phía trong màng nhĩ cân bằng với bên ngoài.

    Schoolnet (Theo vietsciences)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.