Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89585551 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục Việt Nam nhìn từ ngã tư... Bảy Hiền (kỳ 7)

    Ngày gửi bài: 20/08/2010
    Số lượt đọc: 1976

    Trước khi đi vào phần gợi mở những giải pháp, xin xen vào một chương, để nói về nhóm đối tượng bên pháp lý gọi là "có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan" với vấn đề giáo dục, đó là nhóm phụ huynh học sinh (PHHS).

    Thật là thiếu công bằng nếu tách nhóm đối tượng này ra khỏi trách nhiệm về những bấn bách của giáo dục hiện nay. Cũng không thể đổ lên đầu các thầy, cô và Bộ Giáo dục tất thảy những hệ quả nặng nề hiện nay. Chúng ta phải một lần giải phẫu vấn đề này, nhìn về phía PHHS để có thêm những cơ sở tư duy cho một định hướng mới hơn, khá hơn.




    Có một câu chuyện hài hước về PHHS như thế này:




    Trong giờ giảng Văn, cô giáo rất bực mình thấy hai trò Thắng - Lợi đang lúi húi chơi chung trò gì đó, không chú ý đến bài cô đang giảng là tác phẩm "Kiều" của Nguyễn Du.




    Cô lập nghiêm hai em xong hỏi Thắng : Em cho cô biết ai là người viết truyện Kiều?




    Thắng tái mặt thưa: "Thưa cô… không phải em ạ!".




    Cô giáo rất buồn, viết một thư mời PHHS đến văn phòng để trao đổi về tình hình này. Buổi chiều, mẹ Thắng đến, vừa gặp cô, bà te tái phân bua: "Thưa cô, cô xem lại dùm, chắc đứa nào nó xấu nó ác, nó viết truyện Kiều rồi đổ cho thằng con tôi chứ thằng bé nhà tôi nó dốt lắm, cho nó đi học, để khỏi mang tiếng với bà con chứ ở nhà, tôi nhờ nó viết cái bảng giá hàng nó còn không viết được, làm sao nó viết được truyện Kiều!".




    Cô giáo buồn thêm, viết một bức thư khác mời cha của Thắng lên trao đổi.




    Hôm sau, cha của Thắng là một doanh gia bước vào văn phòng, ông trịnh trọng bắt tay, giới thiệu xong, lấy ra một cái phong bì rồi thưa: "Dạ thưa cô, tôi là ba cháu Thắng, tôi đến đây để xin lỗi cô vì bấy lâu nay, tôi mải kinh doanh bận rộn nên không quan tâm đến chuyện học hành của các cháu. Hôm nay, tôi có triệu bạc, nhân dịp này xin đóng góp vào sổ vàng của nhà trường, mong cô nhận và thông cảm cho tôi. Còn chuyện cháu thắng nó dại, nó trót viết truyện Kiều thì cô từ từ cho, gia đình sẽ bảo ban cháu thêm để lần sau cháu bớt dại chứ bây giờ, nếu làm gắt quá, cháu xấu hổ, bỏ học thì gay!".




    Cô giáo chỉ còn biết trợn mắt, kêu trời, không thể viết thư mời ông nội Thắng lên văn phòng được nữa.




    Câu chuyện bi hài trên chắc không có thật, nhưng, trải qua hai cuộc kháng chiến, số phụ huynh không được ăn học tử tế, đang phải cam go với cơm áo chật vật thì có thật, rất nhiều người như vậy.




    Chính từ mặt bằng này, nên ở lớp người này xuất hiện tâm lý "mình khổ rồi, khổ nữa cũng được, nhưng con cái phải được học hành tử tế, phải sướng hơn mình".

    Quan niệm này hoàn toàn chính đáng và hầu như tất thảy PHHS, lớp người càng nghèo khó, càng vất vả càng quyết tâm cho con em theo con đường học vấn.




    Nhưng, họ có biết đâu rằng: Từ ước vọng vô cùng chính đáng đó, đến thành quả học tập của con em là một khoảng cách mênh mông. Hơn 80% các PHHS kiểu gì rồi cũng phải gạt nước mắt nhìn con ở điểm dừng có tấm "bằng tốt nghiệp" phổ thông mỏng tang, lủi thủi rời cổng trường đại học rồi kiếm việc làm.




    Ngay tại đây, nổi lên một vấn đề, nếu mọi gia đình có hẳn một định hướng đĩnh đạc, bản thân học sinh cũng có một tầm nhìn đúng giới hạn trình độ, sở học, hoàn cảnh kinh tế của mình để chuẩn bị một tâm lý, một cách học rồi vào đời bằng ngả học nghề thì lại khác.




    Còn buộc phải "về" con đường này như một sự thất bại, như chuyện bất đắc dĩ thì ngay ở tư thế người lao động, công dân kia cũng không tiếp cận với cuộc sống thực tử tế và cầu tiến được.




    Xin mời các quý PHHS ghé qua nước Đức xa xôi một chút để thấy rằng: Ở bên đó, sau khi học xong tiểu học, ngay ở đầu cấp 2, ngành giáo dục nước này đã phân làm hai hướng: Một loại trường dành cho những em muốn theo đến cùng con đường học vấn, một hướng sẽ tiếp cận với một cung cách giáo dục sinh động hơn: Học để đi làm. Tại loại trường này (thường sỹ số đông hơn loại đầu), các em vừa được học văn hóa, vừa được học nghề và các kỹ năng sống dành cho người đi làm. Sau này, một số em có năng khiếu, có tích cóp tốt kiến thức, vẫn có thể thi vào đại học sau khi đi làm và những kỹ sư ra từ loại "lò" ấy, rất được trọng dụng.




    Ở những xã hội văn minh, tiến bộ như Mỹ, Đức, Pháp, Úc... mỗi thanh niên, trung niên có một sự hãnh diện nhất định khi mình nằm ở diện "có việc làm". Một việc làm ổn định, có hưởng lương, có bảo hiểm. Chỉ với tấm "bằng" ấy, anh ta được gia đình, vợ con, bạn hữu tôn trọng và các hãng bán hàng trả góp, kể cả bán ô tô du lịch sẵn sàng tiếp đón. Nếu thất nghiệp, kể cả kỹ sư thất nghiệp là chuyện thường, thì coi như một bi kịch. Người thanh niên trong ảnh này rất vui vẻ làm chức phận bưng bê của mình và hoàn toàn tự hào về địa vi của anh ta.

    Chính vì để cho ước vọng đó chế ngự tâm lý mình nên phụ huynh gần như ở thể đeo đuổi, luôn cố gắng, luôn "chấp hành" mọi giá khi việc học đòi hỏi từ thời gian, tiền bạc đóng góp…




    Điều này, tạo nên một tâm lý "khoán trắng" cho nhà trường và đến lượt nhà trường đắc thế, lộng hành là điều dễ hiểu.




    Trong khía cạnh này, còn thêm một nét nhỏ: Nhiều người, vì môi trường làm ăn, di chuyển, thời gian rất khó khăn, muốn biến nhà trường phổ thông thành cái "nhà giữ trẻ" để quy quản con mình dùm mình suốt ngày, thế là được, mọi chuyện tính sau.




    Nên, khi con mình bị cận bất thường, bị trầm cảm hay ngất xỉu hàng loạt, cũng mặc kệ, con người ta thế nào, con mình thế ấy. Con mình thiểu năng, nhẹ ký, tự kỷ, ích kỷ, mềm yếu, thậm chí ngấm ngầm phạm tội cũng không hay biết!




    Từ khung cảnh này, những biến tướng giáo dục, những mưu mô ăn chia với kinh tế thị trường cũng nảy nở.


    Có trường, lấy ý nghĩa cho các em tăng cường hiểu biết ngoại khóa, cân bằng tâm lý cấu kết với các đám xiếc rong, các tua du lịch, tối ngày đưa các em đi nhưng thực chất là đáp xuống những vùng đắt đỏ, nhàm chán, đi là để "kích cầu" cho các nhóm lợi ích khác, đi bước nào nã vào túi cha mẹ bước ấy, các em thì mệt xỉu, ăn uống không chu đáo, các "thắng cảnh" thì quanh quanh mấy chỗ bê tông hóa, nhựa hóa ở đô thị chứ chẳng họ hàng gì với thiên nhiên cả để ép các em, cha mẹ biết đấy nhưng thấy có trường bao, mình rảnh tay nên cứ okie hết.




    Ngay chuyện học của các em, thường các bậc làm cha mẹ tự phong cho mình cái quyền ghê gớm: Quyền chờ thành tích của con, cao là các danh hiệu dởm có, thật có, thấp là xếp hạng sau kỳ học. Con xếp cao thì hỉ hả, xếp thấp thì giận dữ, so đọ với em A, em B rồi thúc cho nó học nữa, học mãi.

    Hội PHHS, ông làm gì?




    Có lẽ, không có một cái hội đoàn, tổ chức nào khoáng đạt, dễ dãi như hội PHHS, mỗi năm đôi ba lần, không hơn ngồi với nhau.




    Lần thứ nhất vào đầu năm học, có trường xôm còn tổ chức một đám tiệc (tiền từ quỹ của chính hội) để gặp mặt, bầu bán, vui như tết.




    Dịp cuối học kỳ một, cũng là sát ngày 20/11, ngồi với nhau công bố một kế hoạch chi tiêu toàn số là số, do đâu soạn thảo ra cũng không biết, nghe xong nhớ được một phần ba chỉ có là thánh, nhưng nghe rồi vỗ tay rộp rộp một hồi là xong.




    Cuối năm, lồng vào buổi họp phụ huynh sau cùng, cũng làm một liệt kê tràng giang đại hải thuộc dạng "nhớ được chết liền" xong là xong.




    Tác giả bài này, cách nay 5 ngày có dự một cuộc họp "trù bị" cho "đại hội" kỳ đầu.




    Tại đây, một vài đại biểu rón rén đề xuất một vài bất cập.




    Còn một tháng rưỡi nữa mới khai giảng nhưng ngay từ 15/8 trường đã tập chung các em lại dạy chương trình chính khóa.




    Có vị rất bối rối nêu thắc mắc: Con trai mình mới hơn 10 tuổi, sắp vào lớp 5 mà đang được học về kinh nguyệt phụ nữ, tinh trùng và trứng người, thai sản. Khi hỏi cô cô nói "cứ học thuộc lòng là được", về hỏi mẹ, mẹ không biết nói sao.




    Đến đây, một "ông kẹ" trong ban chấp hành "hội" dùng tác phong Staline dập tắt ngay: Ông này cho rằng, tất cả tốt, tất cả hợp lý, rằng là giám đốc một công ty lớn 20 năm nay ông thấy chi tiêu như vậy là tốt, ông lớn tiếng đề nghị mọi người… dừng phát biểu cho khỏi… rối(!)? Đến khi đại biểu kia trưng ra bản quyết toán của "hội" từ tháng 5/2010 nhưng có cả những khoản chi cho tháng 03 năm… 2011, rồi vị khác nêu thắc mắc rằng, thu tiền nước uống, tiền chăm sóc các cháu hết tháng 5 nhưng đến nửa tháng năm các cháu đã nghỉ hè, những ngày lẻ đó, nhà trường đã ngừng cấp nước uống cho các cháu.

    May mà có ông hiệu trưởng mới, rất cầu thị, ông trình bày rõ quan điểm của mình, chỉ muốn điều tốt đẹp, trung thực cho nhà trường và phụ huynh, ông ân cần hỏi và chỉ ra cái sai của hội là mọi thu chi đều phó mặc cho nhà trường rồi quyết toán cũng vậy, "hội" không hề có kế toán ghi chép nguồn với cả năm bảy chục triệu bạc là sai.




    Đến đoạn này thì ông "hội", ngài "staline" kia thôi hống hách, chuồn thẳng.




    Tóm lại, lẽ ra, là một đối trọng, đối tác lớn của giáo dục, phụ huynh, hội PHHS phải phản ánh được những bất cập, những căng cứng trong học tập, sinh hoạt của con em mình, góp phần cùng nhà trường tháo gỡ những khó khăn, triệt giảm các tiêu cực, cùng tuyến nhà trường phản ánh dần lên tuyến trên những tiêu cực trong chương trình giảng dạy, giáo khoa mà con em mình phải chịu đựng. Nếu được vậy, thì hẳn tình hình đã không như ngày nay.




    Nhưng, hội bấy lâu nay, đã tồn tại như định nghĩa có để mà có, để hợp thức hóa các thao tác dạy tăng cường, thêm nếm của thầy, của cô bằng các nhất trí kiểu "tự nguyện" sau khi bị kích hoạt, đã thành một thuộc tính "Thày hô - hội ứng" răm rắp bấy nay.

    Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường



    Schoolnet (Theo http://tamnhin.net/gocchuyengia/3351/Giao-duc-Viet-Nam-nhin-tu-nga-tu-Bay-Hien-ky-8.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.