Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89532754 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục Việt Nam nhìn từ ngã tư... Bảy Hiền (kỳ 5)

    Ngày gửi bài: 19/08/2010
    Số lượt đọc: 2021

    Trước khi đi vào phần chính, phần đề xuất những gợi mở về những nhóm giải pháp phục hưng nền giáo dục nước nhà, xin bắt đầu bằng phương pháp điểm những sự trì trệ của hiện trạng rồi từ đó, tìm cơ sở xoay chuyển phần nào tình hình hiện nay.

    Đầu tiên là tính đến khối sức ỳ vĩ đại.


    Chỉ lấy khung thời gian sau năm 1985 thôi đã là một phần tư thế kỷ trôi qua là bởi hai lý do: 10 năm sau giải phóng miền Nam, đến năm 1985 không cứ gì ngành giáo dục mà nhiều ngành kinh tế, văn hóa khác cũng ảnh hưởng thời hậu chiến, cũng trì trệ, bấn bách. Sau 1985, những ngành tiên phong đã bắt đầu vỡ vạc, chuyển mình sang những vận động mới để lột xác, thậm chí “xé rào” vượt cản vươn lên.


    Cái máy vi tính và mạng internet toàn cầu đã có mặt đến tận một công ty TNHH ở một huyện nghèo tỉnh Cà Mau xa xôi từ vài năm nay. Ngành hải quan, ngành quản lý hành chính như đăng ký kinh doanh, cấp hộ chiếu cho công dân đã thực hiện việc kê khai, đăng ký bằng hệ thống điện tử nhưng ngành giáo dục thì đây:


    Năm 2007, nhà nước có chủ trương miễn học phí cấp đại học cho những sinh viên xuất phát từ những vùng sâu vùng xa, miền núi trên cơ sở Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007 của Ủy ban Dân tộc Quốc hội về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo theo trình độ phát triển. Trong đó quy định cụ thể những em có hộ khẩu ở các xã vùng sâu trong "danh mục các xã vùng sâu” kèm theo

    Phòng pháp chế hoặc phòng giáo vụ của các trường đại học là nơi tiếp thu những chính sách này đầu tiên và trong tay họ hẳn có những văn bản, danh mục những xã vùng sâu vùng xa đó để phổ biến cho sinh viên.


    Cần nói thêm, mỗi sinh viên khi vào ngồi yên chỗ trong trường đại học là đã lội qua một cố gắng không nhỏ để làm một việc cần và một việc dư là hai lần nộp bộ hồ sơ sinh viên với tất cả những gì thuộc lý lịch em này. Lần thứ nhất là bộ “hồ sơ dự thi” và lần thứ hai là “hồ sơ nhập học”. Thực ra, hai bộ hồ sơ này được làm trong hai tháng trời trước và sau khi dự thi, thực chất là đã dư một bản. Nhà trường sau khi báo điểm, phát hành giấy báo trúng tuyển là có thể loại hết những bộ hồ sơ không trúng ra ngoài, còn bao nhiêu “hồ sơ dự thi” phân về các khoa, các lớp quản lý làm bộ hồ sơ chính cho các em.


    Nhưng ngay tại đây, sinh viên, nhất là khối sinh viên các tỉnh xa lại phải lên tỉnh xuống xã chứng thực, sao y, kiện toàn một bộ hồ sơ pháp lý y như bộ trước. Thời gian, sự trần ai, tiền bạc, sức khỏe dành cho việc này không nhỏ.


    Thế nhưng, khi có chủ trương miễn giảm học phí như nói trên, nhà trường lại yêu cầu các em (100% ở các tỉnh xa, các địa phương khó khăn) lại một lần nữa bỏ học hành lên tàu xuống xe trở về quê xứ lấy chứng nhận của UBND xã chứng minh sinh viên này ở đó, nội dung y như trong các hồ sơ đã nằm tại trường.


    Cần phải nói rõ: Loại giao dịch cho và nhận miễn học phí được thực hiện bởi hai đối tượng buộc phải gắn bó với nhau nhiều năm tháng, có dư điều kiện để kiểm soát, rà soát, chế tài nếu có vi phạm. Từ lúc các em nhận xuất miễn này đến khi các em cầm tấm bằng là nhiều năm trời. Chỉ cần, thông báo cho các em biết chủ trương trên, trương lên một địa chỉ mạng hoặc một văn bản chính thức có liệt kê các xã, huyện, tỉnh nằm trong vùng ưu đãi để các em nắm rõ. Sau đó các em làm một tờ xin bảo lãnh có cam kết “nếu sai sót phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” là xong. Cán bộ chức năng của trường sau khi rà soát với văn bản gốc, ký xác nhận và chuyển phòng tài vụ thi hành. Hết phim.


    Nêu ví dụ trên, để bật lên hai vấn đề: Một là, ngành giáo dục hiện chưa phải ngành đi tiên phong trong việc áp dụng các tiến bộ công nghệ trong quản lý.


    Thứ hai: một việc dễ như thế mà không làm được thì mong gì những “cải cách” những “phục hưng” đao to búa lớn nhằm phá vỡ tảng băng trì trên bấy lâu nay.


    Chứng tham nhồi vô lối


    Có thể thấy, sự trì trệ kế tiếp nằm ngay trong nội dung giáo khoa và giảng dạy.


    Nếu chỉ lấy một hai nét vô lý trong cuốn sách này, cấp học kia thì rất dễ sa đà vào việc phải “cãi nhau tay đôi” với những lề thói bảo thủ, duy lý và cố cựu. Nhưng, nhìn vào cả một hệ thống sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 9 thôi, thì thấy bộc lộ lên những điểm yếu chết người:


    Thứ nhất: lập chương trình không sát. Như đã dẫn ở phần 2 loại bài này, ngay ở lớp 2, các cháu thực chất còn “bấy” vô cùng, ăn cơm còn phải hướng dẫn, tâm hồn cần được nuôi dưỡng, chăm bón cho cứng cáp hơn.

    Tiếng Việt có câu “dạy dỗ” là chỉ hành vi vừa “dạy” và vẫn phải “dỗ” các cháu nhưng đè ngay vào một môn học mà nghe cái tên đã thấy bật lên cái thậm vô lý, đó là môn học “Tự nhiên và Xã hội”, cần nói rõ rằng, kể cả các cháu lớn thêm ba tuổi nữa cũng không phải chịu trách nhiệm gì về cả tự nhiên và xã hội cả. Trong khía cạnh “học để biết” thì cần nói thẳng “không học rồi cũng biết” những kiến thức ở đây. Nếu muốn đi tới tận cùng của vấn đề, sẽ còn một số nét bộc lộ:


    Học lớp này về món này rồi, nay mai còn phải học lại nữa, đến khi ấy loại kiến thức sơ giản này thực chất thừa.


    Học tốt rồi cũng sẽ quên mất vì một núi kiến thức phức tạp hơn đang chờ đợi.


    Học cũng vô nghĩa vì tâm sinh lý tuổi này không sẵn sàng đón nhận đề tài này.


    Từ những kết luận này, có thể thấy có cả một vài môn học ít ý nghĩa hay nói cách khác là không cần thiết.


    Có cũng được (nhưng mệt) cho cả thầy lẫn trò, không có cũng tốt, rất tốt cho lứa trò cần được chơi bời, sinh hoạt hơn là học những kiến thức kiểu này.


    Ở lớp 4 cũng vậy, có thể cho các em biết một hình tượng Quang Trung như một truyền thuyết anh hùng, thế thôi. Với lứa tuổi nhiều khi không tự dọn được một mâm cơm, chưa một lần đi khỏi địa phương mình thế là đủ. Những kiến thức khác như vấn đề kinh tế, chính trị thời Quang Trung, còn rất nhiều “cơ hội” thích hợp hơn ở cấp II, cấp III để học.


    Cho nên, nếu bây giờ lập một cái biểu có ba cột dọc, trên phần tiêu đề ghi rõ ba đặc điểm như nêu trên:


    1 - Học môn này, bài này có thừa không.

    2 - Học môn này rồi liệu có bị quên lãng (thậm chí quên hết) vì chiều dày thời gian và áp lực khủng khiếp không?

    3 -Môn học này có thích hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý các em không?

    Trong trường hợp áp dụng cái “vòng kim cô” này, đảm bảo sẽ văng ra bao nhiêu chữ nghĩa, bao nhiêu quy phạm, bao nhiêu giấy mực, bao nhiêu thời gian vô ích của thày và trò, cái còn lại là một quỹ thời gian đủ để kiến tạo một học trình vừa dễ thở, vừa dễ làm giàu kiến thức, tâm hồn của các em.


    Thế nhưng, được “thả lỏng” trong những năm qua, lại được ngọn gió “cải cách giáo khoa” nên ngành sản xuất sách vở đã tăng hết công xuất, hết ga hết số để nên nỗi, có những em học sinh lớp 3 thời nay, không nặng hơn toàn bộ số sách vở, học cụ bao nhiêu. Còn nhớ, vì không gian tiệm sách có hạn nên tôi lùi hoài vẫn không gom hết vào máy chụp hình nguyên một gian sách của lớp ba, nguyên sách “tập làm văn” đã có mặt tới bốn năm cuốn phụ trợ theo chủ đề “làm thế nào để học giỏi văn?” tràn ngập kệ sách

    Giây phút ấy, tôi chỉ muốn lập tức được gặp các quý tác giả, các thạc sỹ , tiến sỹ của mớ sách hầm bà lằng kia mà hỏi ba câu:


    Một là các em học sinh lớp ba có nhất thiết phải học giỏi văn không? Hay chỉ cần nắm vững những ngôn ngữ giao tiếp, ăn nói trơn tru, đủ từ ngữ để học hỏi ở trường và ở nhà.


    Hai là, nếu muốn giỏi có giỏi được không khi trước 8 tuổi, chưa ai dạy cho các em kiến thức về ngữ văn, văn phong, các kỹ năng liên tưởng, các kiến thức xã hội cần vận dụng để có một bài văn gọi là “đọc được” thôi?


    Ba là, với cách nêu những bài văn mẫu như thế này, trong lúc vốn liếng thật của các em chưa có gì, kể cả khi các em “học” tốt loại sách vở này, liệu có phải chính là tập cho các em ý thức, kiến thức đầu tiên của nghề ăn cắp văn người khác?

    Chẳng có ai trả lời tôi, họ không ở đây nhưng thực tế cuộc sống trả lời tôi rất rõ ràng: Trong các cuộc thi thách, từ thi hết cấp đến thi đại học, số học sinh đạt điểm trung bình trở lên môn Văn ít như sao buổi sáng. Nếu so với môn khác, kể cả môn Toán gai góc là thế, môn Văn thường “đạt” kết quả thê thảm hơn. Hình ảnh Thúy Kiều đi làm cách mạng, bị lộ phải nhảy xuống sông Tiền Giang rồi được Nguyễn Thị Minh Khai cứu vớt trong kỳ thi tốt nghiệp cấp ba năm nào của một học sinh, không phải chuyện hài hước, mà là mã vạch rõ nhất của nghề dạy văn phổ thông hiện nay.

    Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường

    Schoolnet (Theo http://tamnhin.net/gocchuyengia/3225/Giao-duc-Viet-Nam-nhin-tu-nga-tu-Bay-Hien-ky-6.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.