Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89591859 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chuyện khoa bảng ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam

    Ngày gửi bài: 24/07/2010
    Số lượt đọc: 2144

    Nguyễn Văn Thuận

    Bài 1: Hàn Quốc, Nhật Bản: Có bằng tiến sĩ chưa chắc được xem là tiến sĩ!

    Không phải cứ có bằng tiến sĩ (TS) thì sẽ được coi là TS suốt đời... Thông thường, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, một ứng viên của học vị TS phải trải qua chương trình một chương trình kéo dài 3 năm. Trước đó, ứng viên này phải có 2 năm để hoàn thành luận văn thạc sĩ trong cùng một chuyên ngành.

    Có công bố quốc tế mới là tiến sĩ!

    Nếu các nghiên cứu sinh TS (NCS TS) trong thời gian học có 5 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế thì họ có quyền xin tham gia bảo vệ luận án TS chỉ trong 2 năm. Trường hợp này rất ít, chỉ có những NCS TS được làm luận án TS trong những viện nghiên cứu danh tiếng và trong những nhóm nghiên cứu khoa học danh tiếng mới được “đặc ân” này. Nếu có được 2-3 công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế thì họ có thể bảo vệ thành công luận án TS trong 3 năm.

    Gần đây, việc công bố các bài báo trên tạp chí quốc tế trở nên khó khăn hơn nên có khuynh hướng giảm số bài báo công bố quốc tế xuống đến mức tối thiểu, tức là chỉ cần có một bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế và một công trình nghiên cứu đang chờ công bố. Một đề tài đăng ký TS chỉ có giá trị trong 6 năm, nếu không tốt nghiệp được thì phải xóa bỏ và làm mới. Cũng có những nghiên cứu sinh sau 5-6 năm mà không có công trình mới được công bố quốc tế thì vẫn được giáo sư hướng dẩn cho tốt nghiệp một cách bất đắc dĩ với 0 (không) công trình nghiên cứu. Đừng thấy vậy mà... mừng bởi vì TS tốt nghiệp loại “ngọai hạng” này về sau sẽ rất khó xin việc liên quan đến nghiên cứu.

    Còn các trường đại học cũng không bao giờ nhận loại TS này để làm nghiên cứu sau TS (Postdoctoral). Hầu hết, họ phải chấp nhận số phận làm những việc bình thường trong các công ty không liên quan đến nghiên cứu khoa học, và cũng chẳng có ai gọi họ là TS cho dù họ có mảnh bằng TS. Như vậy, bằng TS hoàn toàn không có giá trị khi nghiên cứu sinh tốt nghiệp TS với 0 bài báo quốc tế với tên tác giả đứng đầu tiên (First author). Điều này cũng đồng nghĩa với việc xã hội xem một người là TS khi người đó có các công trình công bố quốc tế với tên tác giả đầu tiên, chứ không phải là những người được cấp bằng TS.

    Sau khi tốt nghiệp TS, nếu ứng viên nào có từ 2-4 bài báo quốc tế đều có mong muốn tiếp tục làm nghiên cứu sau tiến sĩ (Postdoctoral) và sẽ được GS của họ hoặc các cơ sở nghiên cứu khác mời nghiên cứu sau TS. Một thí dụ rất rõ mà các NCS TS của Việt Nam khi du học tại Nhật Bản (và các nước khác trên thế giới) sau khi tốt nghiệp TS và có công trình công bố trên các tạp chí quốc tế, họ đều được GS hướng dẫn xin học bổng để làm NCS sau TS (ở Nhật thì hầu hết nhận được học bổng JSPS, của bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nhật Bản). Còn các NCS TS tốt nghiệp TS nhưng không có bài báo quốc tế thì cho dù GS hướng dẫn ưu ái mấy cũng sẽ không bao giờ nhận được học bỗng NCS sau TS.

    GS: phải có ít nhất 50 bài báo quốc tế

    Trên đây nói về học vị tiến sĩ... Còn về chuyện khoa bảng, trên thế giới nói chung có 2 hệ thống khoa bảng cho học hàm của hệ thống giáo dục.

    Với các nước theo hệ thống khoa bảng của Pháp (Nhật Bản theo hệ thống này) thì trong một phòng thí nghiệm có cả giảng viên (lecture), GS dự khuyết (Assitant Professor), Phó GS (Associate Professor) và GS (full-professor). Chỉ khi nào vị GS này về hưu thì PGS mới được phong GS. Có câu chuyện vui rằng, tin vui lớn nhất của một PGS là khi buổi sáng đọc báo thấy có đăng tin cáo phó cho biết vị GS trong chỗ làm đã... qua đời

    Hệ thống khoa bảng này có nhược điểm là không kích thích sự vươn lên và cạnh tranh của các PGS trong khoa học. Nó khiến nảy sinh quan điểm “sống lâu lên lão làng”, đồng thời tạo ra sự lười biếng học hỏi và ỷ lại của vị GS đứng đầu đối với những ngưòi phụ tá. Thật vậy, nếu các PGS và GS chỉ hơn nhau dưới 10 tuổi thì khi vị GS về hưu (63-65), các PGS mới được tấn phong lên GS để thay thế. Lúc đó, các vị tân GS này cũng đã gần đến tuổi hưu rồi! Hiện Nhật Bản cũng đang đổi mới để phá phá bỏ cơ chế như thế.

    Với các nước theo hệ thống của Mỹ (trong đó có Hàn Quốc) thì GS dự khuyết, PGS và GS không phụ thuộc vào nhau và nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên khi mới nhận vào sẽ có thử thách thông qua các bước sau. Học hàm được phong đầu tiên là Assistant Professor (tạm dịch là GS dự khuyết) và được thử thách trong 4 năm. Trong 4 năm đó, nếu hội đủ các điều kiện: Giảng dạy tốt (được sinh viên đánh giá từ khá trở lên); nghiên cứu tốt với vài công trình công bố quốc tế được đứng tên tác giả đầu tiên (first author) hoặc tác giả chịu trách nhiệm về khoa học của công trình công bố (Corresponding author); kêu gọi được các dự án khoa học và hoạt động xây dựng trường, khoa tốt thì vị đó sẽ được xét lên Associate Professor (tạm dịch PGS). Giai đoạn thử thách của PGS khoảng 4-6 năm tùy theo mỗi trường đại học.

    Trong thời gian đó, nếu vị PGS cũng đạt những thành tích giảng dạy từ khá trở lên và có nhiều công trình công bố quốc tế thì sẽ được xét lên Professor. Tuy nhiên, 2 năm đầu của học hàm Professor cũng phải chịu thử thách với những thành tích khá giỏi trong giảng dạy và nghiên cứu thì mới được tấn phong thành full Professor. Như vậy để trở thành một GS thực thụ thì các nhà khoa học phải phấn đấu liên tục trong khoa học khoảng 15-16 năm sau khi đã tốt nghiệp TS (5 năm nghiên cứu sau TS, 4 năm Assistant Professor, 5 năm Associate Professor và 2 năm thử thách Professor.

    Cùng với đó là số công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành phải đạt trên 50 với khoảng trên 20 bài đứng tên tác giả đầu tiên, trên 30 bài đứng tên với dạng cộng tác viên (Co-author) hoặc chịu trách nhiệm khoa học chính trong bài báo (Correspondence author). Qua đó, chúng ta thấy khi dấn thân vào nghiệp khoa học và giáo dục, và để được phong GS từ một GS dự khuyết, nhà khoa học đó phải phấn đấu suốt đời và liên tục cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học để không bị loại thải.

    Schoolnet (Theo http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/phanbien/Chuyen-khoa-bang-o-Nhat-Ban-Han-Quoc-va-Viet-Nam/20107/104233.datviet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.