Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89511621 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục hãy là chúa sơn lâm

    Ngày gửi bài: 23/02/2010
    Số lượt đọc: 2171

    Năm mới, tập quán văn hóa của người Việt chúng ta, chỉ nên nói những điều vui. Tôi cho rằng vui nhất là trên dưới hiểu nhau và, sự thay đổi chính là Thông điệp rõ ràng nhất mà mùa xuân này, ngành GD muốn nói với xã hội, với người dân, với cả đất nước...

    Ngẫm trong cuộc đời, chưa có một điều gì đem đến cho tôi nhiều niềm vui và đau đớn như cái nghiệp làm thầy. Đôi khi tôi tự hỏi, vui và buồn, cái nào nhiều hơn? Chắc hẳn vui phải nhiều hơn vì nếu không, cái "ý chí sinh nghề tử nghiệp" đã không còn. Như nhiều xuân khác, sự trăn trở của tôi lại cũng bắt đầu từ nghề nghiệp của mình.

    Câu hỏi cũ để tìm lời giải mới cho năm Canh Dần - năm đặc biệt của vận nước, giang sơn với 1.000 năm Thăng Long Rồng cuộn, năm đầu tiên của thập kỷ chuyển mình...

    Năm điều cần mổ xẻ

    Tại sao ai cũng nói rằng sự phát triển của rất nhiều nước trên thế giới đều liên quan đến yếu tố tiên quyết là phát triển GD đúng hướng nhưng sự trì trệ khó hiểu của nền GD nước ta vẫn đủng đỉnh qua cầu? Sóng dư luận chỉ vỗ oải oạp phía dưới chân cầu trong khi những bất cập cứ thong dong đếm bước.

    Đó là một thực tế khi chúng ta không dám nhìn thẳng (hoặc nhìn mà không thấy), rằng triết lý GD đã sai một cách căn bản. Dù muốn hay không, cái gốc của điều này phải được mổ xẻ trước tiên. Tại Hội thảo khoa học "Đảng Cộng sản Việt Nam - 80 năm xây dựng và phát triển" được tổ chức sáng 26.1.2010, hầu như 90 tham luận đều nhất trí phải đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng, coi đây là là yêu cầu bức thiết cho sự ổn định và phát triển.

    Xét theo tinh thần này thì chúng ta phải rà soát lại một cách toàn diện triết lý GD.

    Thứ nhất, triết lý của nền GD hiện nay vừa mơ hồ về chuyên vừa chung chung về hồng. Nếu mục tiêu đào tạo chỉ nhắm đến những con người vững vàng về lập trường, tư tưởng (tiêu chí đầu tiên) mà quên mất rằng có chuyên môn giỏi, năng động, sáng tạo, biết cách giải quyết tình huống thực tiễn mới là sự vững vàng nhất về "lập trường", thì quan niệm trên là sai lầm khó chấp nhận.

    Thứ hai, sự áp đặt về nhận thức là điều phản khoa học, và phản GD, khi sứ mệnh trường đại học là nơi giúp sinh viên kiếm tìm tri thức và ứng dụng chân lý. Trong khi đó, 80% các chương trình giảng dạy hiện nay đang biến SV thành những robot nhai lại và tụng niệm kiến thức, chỉ tạo nên các sản phẩm đui què về thực tiễn. Hầu hết các doanh nghiệp khi nhận người về đều phải đào tạo lại.

    Thứ ba, hãy cho SV cơ hội nghi ngờ sự đúng, sai của những điều mà người thầy đã giảng dạy. Đừng sợ sự phản biện của họ vì người thầy giỏi phải là người biết và hiểu, chịu đựng được sự phản biện đó. Khoa học sẽ bằng không khi phương pháp đào tạo đại học chỉ là đọc chép- công thức phổ biến và học chỉ để thi, để kiếm mảnh bằng.

    Hãy học hỏi chuyện nước người: Tại sao tất cả những buổi tranh luận của ứng viên tổng thống hay phó tổng thống đều diễn ra ở các trường đại học? Bởi vì chính sinh viên là tương lai của đất nước, bởi họ dám nói thẳng, nói thật khi họ chỉ có một quyền duy nhất là quyền được thi lại. Bởi họ là sự hội tụ của những tinh hoa tri thức sáng trong nhất của một đất nước. Họ trẻ trung và dũng cảm với bầu máu nóng cống hiến vẹn nguyên...

    Thứ tư, sách giáo khoa (SGK) sai, thiếu, nhầm lẫn là điều tối kỵ của bất kỳ nền GD nào. Chúng ta không thể tiếp tục duy trì một bộ SGK chung cho tất cả các vùng, miền. Ít nhất, phải có 3 bộ SGK cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và những địa phương còn lại. Những gì sai phải được chỉnh sửa kịp thời.

    Nếu chúng ta truyền tải cho con cháu những kiến thức không đúng, làm sao có quyền đòi hỏi chúng ứng xử đúng trong cuộc đời? Những bài giảng đạo đức phải được đầu tư sâu sắc, cụ thể, đầy truyền cảm về khí phách, nhân cách người...Nhưng rốt cuộc ta lại chỉ tạo ra được những "con người mới" vừa vô cảm vừa kém hiểu biết.

    Cả một nền GD suốt 17 năm (từ mầm non đến tốt nghiệp đại học) mà con người được dạy dỗ, đào tạo không biết ăn, nói có văn hóa, sống tôn trọng luật pháp, không biết xử lý thực tiễn...thì quả thật chúng ta đã thất bại cay đắng. Có bao nhiêu học sinh biết rằng khi không bỏ rác vào đúng nơi quy định là thiếu văn minh? Có bao nhiêu học sinh nam giới nhận thức được thấy phụ nữ gặp khó khăn phải giúp đỡ là bổn phận tự nhiên?...

    Thứ năm, "có thực mới vực được đạo" bao giờ cũng là điều cốt yếu của một nền GD có chất lượng. Sự phân biệt đối xử cho giáo viên dạy môn Lý luận chính trị (45% phụ cấp), giáo viên các trường sư phạm (40%) và các trường khác (25%) là điều thậm vô lý.

    Nên nhớ rằng giáo viên ở các ngành không phải sư phạm và chính trị chiếm đến 80% tổng số giáo viên. Sự phân biệt đó đã tạo nên không khí chán nản và không hào hứng vì thầy cô giáo đều là những người hiểu biết. Tại sao anh bắt tôi phải đầu tư, cố gắng hơn nữa trong khi chính việc tôi dạy môn học này đã khó khăn hơn anh rất nhiều lần nhưng lại hưởng chế độ thấp hơn?

    Giáo dục phải là "chúa sơn lâm"

    Giáo dục phải là chúa sơn lâm theo đúng nghĩa của cụm từ này. Ưu tiên mơ hồ, thiếu tính thực tiễn (giáo viên lương thấp, không đủ sống) là một sự không đáng có với một nền GD đòi hỏi có chất lượng. Trường đại học mà làm gì cũng không có tiền vì kinh phí khó khăn thì làm sao hội thảo, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo?

    Rất kỳ vọng bước sang năm mới, ngành GD sẽ thay đổi thực sự, không phải thay đổi theo kiểu phong trào, đầu voi đuôi chuột.

    Chúng tôi- những nhà giáo, rất nuốn khi bước lên bục giảng, được toàn tâm, toàn ý cho công việc giảng dạy, nghiên cứu, đáp lại sự khao khát từ những ánh mắt đợi chờ, khắc khoải của SV. Bởi đó là hạnh phúc không phải nghề nào cũng có.

    Thế nhưng, nếu người thầy luôn phải đánh vật với miếng cơm manh áo, đánh vật với đủ mọi điều kiện giảng dạy, nghiên cứu thiếu thốn, với những nghiệt ngã thường nhật...thì làm sao có thời gian để đọc sách, để suy tư, cống hiến với sự thanh thản, nhiệt tình?

    Triết lý GD đúng cũng phải đi từ những điều cụ thể.

    Năm mới, tập quán văn hóa của người Việt chúng ta, chỉ nên nói những điều vui. Tôi cho rằng vui nhất là trên dưới hiểu nhau và, sự thay đổi chính là Thông điệp rõ ràng nhất mà mùa xuân này, ngành GD muốn nói với xã hội, với người dân, với cả đất nước...

    Tác giả: Hà Văn Thịnh

    School@net (Theo http://tuanvietnam.net/2010-02-08-giao-duc-hay-la-chua-son-l)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.