Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89515390 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Kỳ 1: Tiếng Việt là thế này sao?

    Ngày gửi bài: 08/10/2009
    Số lượt đọc: 2517

    LTS: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn – sinh thời nhà văn hoá Phạm Quỳnh, một trong những người đi tiên phong quảng bá chữ quốc ngữ và chủ trương dùng tiếng Việt thay chữ Nho, tiếng Pháp đã nói như vậy. Câu nói đó vừa là sự tôn vinh tiếng Việt, vừa là lời cảnh tỉnh cho người sử dụng. Mới đây, lời cảnh tỉnh này đã được một số giáo sư, nhà giáo nhắc lại trong thư gởi uỷ ban Văn hoá, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội khẩn cầu thực hiện một cuộc “giải cứu” tiếng Việt bằng luật, nhằm xác lập lại những giá trị thiêng liêng cho tiếng nói dân tộc.

    SGTT - Phát triển xã hội và quá trình hội nhập quốc tế đã ảnh hưởng nhiều đến tiếng Việt. Bên cạnh những mặt tích cực, tiếng Việt đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng xấu.

    “Đọc hiểu được, chết liền”

    “Thường xuyên tiếp cận với học sinh, tôi cảm thấy choáng trước sự sáng tạo của các em về ngôn ngữ. Thương và thông cảm lắm nhưng vẫn thấy giận. Giận bởi thái độ thiếu trách nhiệm của người viết đối với ngôn ngữ dân tộc, thiếu tôn trọng với đối tượng giao tiếp”. Cô Dương Thu Trang, giáo viên trường PTTH Mạc Đĩnh Chi (TP.HCM) đã thốt lên như vậy trước tình trạng tiếng Việt trong trường học đang bị học sinh “nỗ lực” sáng tạo những kiểu chữ, câu văn mà nói vui theo nhiều người là “đọc hiểu được, chết liền”. Cô Trang kể, trong một bài nghị luận về vấn đề “Học phương pháp học”, một học sinh lớp 12 đã tỉnh bơ viết: “em sẽ cố gắng thay đổi cách học bài, dù có pùn ngủ mún chit cũng phải giải quyết hết bài tập”; một học sinh khác thì viết: “dùng riết vik sai chính tả lun”…

    Thầy Nguyễn Văn Thạch, giáo viên trường PTTH Trần Khai Nguyên (TP.HCM) cũng có lần ngỡ ngàng khi đọc được trong bài kiểm tra của học sinh những “từ…lạ”: lun mún (luôn muốn), làm shao (làm sao)… “Tôi không thành kiến với cái gọi là ngôn ngữ chat của các em. Nếu dùng giới hạn trong những cuộc tán gẫu trên mạng thì có thể chấp nhận được nhưng nếu đưa những ngôn ngữ dị dạng đó vào trường học là điều không nên. Chưa kể các em sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến quen tay, quen miệng và khó tự kiểm soát được khi nói hay viết. Từ đó dẫn đến lười suy nghĩ tìm từ hay, ý đẹp và không nhận biết được giá trị văn hoá của tiếng mẹ đẻ”, ông Thạch bức xúc.

    Sính ngoại ngữ, bóp méo tiếng mẹ đẻ

    Tiến sĩ Trần Văn Thịnh, giảng viên đại học Sư phạm TP.HCM cho biết tiếng Việt nổi tiếng đa dạng ngữ nghĩa và điều khiến âm điệu hay hơn các ngôn ngữ khác chính là vì có dấu. “Vậy mà hiện nay trong giới trẻ xuất hiện một tình trạng đáng buồn là không còn giữ được cái thuần Việt trong sử dụng tiếng Việt. Họ vô tư bóp méo, làm biến dạng tiếng mẹ đẻ, tự tạo ra những chữ không hề có trong từ điển tiếng Việt như rồi thì viết thành roài, không thành hông hoặc hem, biết thành bít…”, ông Thịnh nói. Ông Thịnh dẫn chứng thêm một số trường hợp khác tự chế ra những tiếng lóng chẳng giống ai và vô tư “bê” vào trong giao tiếp hàng ngày như: nộp tiền ngu (nộp lệ phí thi lại), đứt cước (hỏng việc hay thất bại), vitamin T (tiền); Trần Văn Chuồn (trốn, bỏ đi)…

    PGS.TS Trần Thị Ngọc Lang, viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ cho biết, vấn đề mà bà cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học lo lắng là việc sử dụng thái quá tiếng nước ngoài, nhất là trong giới trẻ. Nếu bất chợt nghe những người trẻ trí thức nói những câu sau hẳn nhiều người sẽ giật mình vì “hàm lượng” tiếng nước ngoài quá cao: “Me không lốp du, du gô đi cho khuất mắt me” (tạm dịch: tôi không yêu bạn, bạn đi đi cho khuất mắt tôi), “hôm qua tụi mình vô thư viện học mấy môn chemistry (môn hoá học) và mathematics (môn toán)”… “Việc lạm dụng quá mức tiếng nước ngoài, không đúng mức, đúng chỗ, đúng đối tượng là một biểu hiện coi thường và tẩy chay tiếng mẹ đẻ”, bà Lang nói.

    Văn bản nhà nước cũng “lai căng”

    Sính ngoại ngữ một cách vô tội vạ, gây phản cảm, đánh mất tính thẩm mỹ của ngôn ngữ, trong khi hoàn toàn có thể dùng từ ngữ của tiếng Việt, không chỉ xảy ra phổ biến trong giao tiếp và trên văn bản của người dân mà ngay cả trong nhiều văn bản hành chính nhà nước cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn những từ nước ngoài như: building, villa (nhà cao tầng, biệt thự), website (trang điện tử), festival (liên hoan)… “sự lạm dụng, “lai căng” như vậy chẳng những làm mờ đục tiếng Việt mà còn làm giảm hiệu quả các mệnh lệnh nhà nước bởi đại đa số người dân không biết tiếng nước ngoài nên dễ thực hiện sai”, ông Thịnh nói.

    Cũng chung nỗi lo tiếng Việt đang ngày càng “lai căng”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, phó chủ nhiệm uỷ ban văn hoá, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho biết ngay trong luật Thương mại được Quốc hội ban hành cũng có cả một chương về dịch vụ logistics, mặc dù nhiều đại biểu đã đề nghị dùng cụm từ “dịch vụ hậu cần thương mại” để chỉ khái niệm này. Bên cạnh đó, chỉ cần dạo quanh một vài góc phố ở bất kỳ đô thị nào cũng có thể thấy hàng loạt biển hiệu, biển quảng cáo hoàn toàn viết bằng tiếng Anh hoặc viết tên tiếng Anh ở bên trên và to hơn tên tiếng Việt rất nhiều. “Điều này rõ ràng vi phạm pháp lệnh Quảng cáo mà chẳng có ai quan tâm điều chỉnh. Thậm chí, đã có lúc hàng loạt tên đường ở một thành phố lớn viết toàn bằng tiếng Anh, đến mức lạc vào đó, người ta cứ ngỡ đang ở nước nào”, ông Thuyết nói. (còn tiếp)

    bài và ảnh Trung Dũng

     

    “Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là văn hoá, là phẩm chất của người Việt. Anh không hiểu, không yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc thì anh không thể nói yêu nước, nói cái này cái nọ được”.

    GS.TS Lê Quang Thêm,
    chủ tịch hội Ngôn ngữ học Việt Nam

    “Khi tiếng mẹ đẻ được thay thế bằng tiếng của nước ngoài thì nguy cơ mai một của một nền văn hoá dân tộc là không tránh khỏi”.

    GS.TS Trần Ngọc Thêm,
    đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

    “Nói trơn miệng, đại ngôn tráng ngữ, nói tục, nói kinh dị, nói theo mốt... đang trở nên quá phổ biến. Chưa bao giờ, tiếng Việt bị suy thoái như ngày nay. Tâm hồn nghèo nàn, trí tuệ cạn kiệt là đồng loã của sự phá hoại tiếng Việt”.

    GS.TS Văn Giá,
    khoa sáng tác văn học,
    đại học Văn hoá Hà Nội

    “Không cẩn thận, tiếng Việt sẽ trở thành mớ hổ lốn, không mang dấu ấn văn hoá, dẫn đến tầm thường hoá ngôn ngữ như một thứ mốt”.

    TS Hoàng Anh,
    giảng viên ngôn ngữ học,
    học viện Báo chí và tuyên truyền

     

    Phản hồi của bạn đọc

    Cám ơn Sài Gòn Tiếp Thị đã đặt ra vấn đề này. Tuy có hơi muộn nhưng theo tôi là rất cần thiết. Phải đánh động để cả xã hội và các nhà quản lý kịp thời cứu lấy tiếng Việt, cứu lấy ngôn ngữ dân tộc. Có việc phải vào một chatroom, mới té ngửa vì mình như lạc vào một thế giới khác mà ở đó, hình như người ta sử dụng thứ ngôn ngữ… ngoài hành tinh. Thật không thể nào biết “Teo mí đi lèm dzìa” là “Tao mới đi làm về”, “Chiện đóa seo rùi mịe? “ tức là “Chuyện đó sao rồi mậy ?”. Theo tôi cần có thêm quy định phạt những người xúc phạm tiếng mẹ đẻ. Chúng ta xúc phạm các di tích văn hóa còn bị phạt, trong khi xúc phạm tiếng nói dân tộc thì lại không bị làm sao. Vì không bị hình phạt nào nên người ta mới vô trách nhiệm với tiếng nói của ông cha như vậy. Nguyễn Thị Vân (nguyenvan321@...)

    Khó trách được giới trẻ ngày nay sính ngoại ngữ vì chính nhà nước ta cũng vẫn sính... Thí dụ, tôi đọc được trên văn bản, thông cáo và một số bài báo dùng từ "cà-vẹt" (thay vì thẻ/giấy đăng ký chủ quyền), căng-tin (thay vì nhà ăn hay câu lạc bộ), v.v... Tình trạng rất tệ khi ta Việt hóa những từ ngữ ngoại quốc, thí dụ "Xê-Un" (Seoul, tôi chưa nghe ở đâu phát âm như ta), "Ai-len Bri-an Cô-oen" v.v... Học sinh, sinh viên, kể cả những người đã tốt nghiệp và đang làm việc đang khá vất vả trong giao tiếp, dịch thuật hay tra cứu tài liệu/thông tin có liên quan đến nước ngoài. Nguyễn Hiệp (vnhippo@...)

    Chúng ta nên chấp nhận và đón nhận điều đó, nên nghĩ đơn giản rằng ngôn ngữ chỉ là một phương tiện giao tiếp. Còn về văn hoá thì chúng ta nên gạt sang một bên đã, hay thoáng hơn để xã hội phát triển. Không phải ai cũng có khả năng tiếp thu cái mới và dịch sang tiếng Việt để nói cả. Không cần thiết, có quá nhiều cái đáng lo hơn trong tiếng Việt là chuyện thêm từ tiếng Anh. Trần Trí Dũng (redbloodtear@...)

    Tiếng Việt của chúng ta có một lịch sử lâu đời, có thể đã bắt đầu hình thành nên một ngôn ngữ Việt tộc ngay từ thời các vua Hùng dựng nước. Các thế hệ ông cha chúng ta đã chủ động vay mượn và sử dụng ngôn ngữ chữ viết của người Trung Hoa qua cách đọc Hán Việt, mang đậm màu sắc ngữ âm của người Việt. Cái thuật ngữ "âm Hán Việt" vì vậy mà rất thích hợp cho hệ thống ngữ âm nàỵ. Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trở đi, tiếng Việt còn tiếp xúc với các ngôn ngữ phương Tây, nhất là tiếng Pháp, rồi tiếng Nga, và gần đây là tiếng Anh. Cho nên, giữ gìn và phát triển tiếng nói và chữ viết của dân tộc được đặt ra một cách thường trực và trước hết là trong quan hệ tiếp xúc văn hoá và ngôn ngữ với các dân tộc khác, bất kể là xa hay gần, phương Ðông hay phương Tây. Lê Phước Nhanh, Trường cao đẳng mẫu giáo trung ương 3, TP.HCM

    Nên có một “Ngày tiếng Việt” nhằm khơi dậy mạnh mẽ tình cảm yêu quí, trân trọng tiếng Việt và xây dựng ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong cộng đồng, chống lại những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng tiếng Việt đang có xu hướng gia tăng. Nguyễn Thị Hồng Phượng (Lê Lai, quận 1, TP.HCM)

    School@net (Theo http://www.sgtt.com.vn/detail55.aspx?newsid=57703&fld=HTMG/2)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.