Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89520333 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục nhân cách bằng học thuộc lòng sách đạo đức!

    Ngày gửi bài: 12/10/2008
    Số lượt đọc: 2619

    Chúng ta in sách về đạo đức và lối sống. Rất tốt. Nhưng học thuộc lòng sách đạo đức liệu có trở thành người có đạo đức? Học vẹt thì nhớ kiểu vẹt, ăn theo nói leo.

    Chúng ta thường nói, anh ấy, chị ấy là người có nhân cách để bảo đó là người rất tốt. Hiểu một cách nôm na, nhân cách con người có được do giáo dục và tự giáo dục. Và mỗi cá thể có nhân cách riêng của mình.

    Muốn giáo dục nhân cách ư? Hãy xem hươu cao cổ dạy con. Con vừa đẻ ra từ trên cao 2-3m rơi uỵch xuống đất. Hươu mẹ đá vào con đang đỏ hỏn, bắt đứng dậy. Hươu con đứng được rồi thì mẹ lại hẩy cho ngã xuống và lại bắt đứng lên. Nếu hươu mới đẻ ra mà không biết tự đứng dậy thì sẽ làm mồi cho dã thú, không thể tồn tại. Hươu mẹ đã dạy con muốn thành hươu cao cổ, hãy biết tự đứng dậy.

    Ví dụ về nhân cách được tự giáo dục. Có đứa bé thấy cha say rượu đi lảo đảo trên đường làng. Nó vừa cười vừa đi theo, bắt chước chân nam đá chân chiêu. Người cha quay lại hỏi “Mày làm trò gì đó”. Đứa bé trả lời “Con đang theo dấu chân cha”. Ông ta dạy con uống rượu chăng? Không đâu, nhân cách của đứa bé sẽ hình thành từ dáng đi siêu vẹo của đệ tử Lưu Linh.

    Chúng ta in sách về đạo đức và lối sống. Rất tốt. Nhưng học thuộc lòng sách đạo đức liệu có trở thành người có đạo đức? Học vẹt thì nhớ kiểu vẹt, ăn theo nói leo.

    Trên cổng trường có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, và giờ học đạo đức hẳn hoi. Trường bắt mặc đồng phục và quản lý bằng mệnh lệnh. Trong lớp, một đám con trai 7-8 tuổi hiếu động mà bắt khoanh tay để lên bàn suốt 45 phút.

    Vào lớp, thày giáo dập thước kẻ và hô “học sinh”, ở dưới đồng thanh “ngoan”, nhưng ra đường lại văng bậy chửi thề. Hoặc cô giáo tiếp “Học sinh im”, chúng hô vang “lặng”, sau đó lớp học tiếp tục như cái chợ vỡ.

    Trước khi vào lớp cũng xếp hàng ngay ngắn, nhưng ra cuộc đời, không đứa nào xếp hàng mua kem. Người lớn chen lấn, không nhanh chỉ còn nhặt que dưới lòng đường.

    Đó là kết quả thường thấy của tư duy “tiên học lễ” theo khuôn phép có sẵn mà đứa trẻ phải đi vào nề nếp “thước lim” hay “phạt tường” trong khi môi trường bên ngoài trái ngược với những điều đã học về lễ nghĩa.

    Nước ta phải thay đổi tận gốc triết lý giáo dục như nhà văn Nguyên Ngọc đề nghị hay phải cắt mấy “khối u giáo dục” như giáo sư Hoàng Tụy đưa ra. Giáo dục nhằm tạo ra con người độc lập suy nghĩ chứ không phải cỗ máy học thuộc lòng từ sách giáo khoa. Khả năng tự học chính là nguồn gốc thành công của phát triển nhân cách.

    Nền tảng cho trẻ em phát triển nhân cách.

    Xin ghi lại những cóp nhặt lưu truyền trên internet về đứa trẻ học được gì ở cuộc sống.

    Môi trường sống:

    Gia đình, nhà trường và xã hội

    Đứa trẻ học được gì

    Giữa những người phê phán

    Cách lên án người khác

    Bầu không khí thù địch

    Thích choảng nhau

    Không khí hãi hùng

    Thói sợ sệt

    Cảnh đau xót

    Sự đồng cảm

    Không khí đố kỵ

    Sự tham vọng

    Những người khoan dung

    Sự nhẫn nại

    Giữa nguồn động viên

    Lòng tin

    Niềm tự hào

    Biết phấn đấu

    Sự san sẻ

    Lòng hào hiệp

    Trung thực và công minh

    Chân lý và lẽ công bằng

    Trong hạnh phúc

    Thế giới là nơi tốt đẹp để sống

    Khen tặng đúng lúc

    Biết đánh giá cao xung quanh

    Nhìn vào bảng lựa chọn trên, bạn có thể quyết định dậy nhân cách cho con cháu mình như thế nào.

    Tại gia đình, bạn doạ trẻ “không ăn cơm, ba bị đến bắt”, lớn lên sẽ luôn sợ sệt, mất hết tự tin, phát biểu những điều đơn giản cũng phải dùng “phao”.

    Nếu không vừa lòng, bạn phát vào mông đứa trẻ. Ra đường, chúng sẽ thích đánh nhau. Bố mẹ tàn nhẫn sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ độc ác. Bạo lực sẽ sinh ra bạo lực.

    Trẻ em vốn tham, không chịu chia sẻ đồ chơi nhất là đám 2-3 tuổi. Nếu được uốn nắn về cách thức chơi chung từ bé, lớn lên các em sẽ thành những thanh niên hào hiệp.

    Nếu không bao giờ mua điểm của cô giáo vì cái phiếu bé ngoan cuối tuần, con bạn lớn lên sẽ hết lòng vì chân lý và sự công bằng xã hội.

    Nếu nhân phẩm con người bị chà đạp, họ sẽ nguy hiểm hơn cầm thú vì loài người có trí tuệ. Xã hội lấy chữ "Nhân" làm trung tâm cho phát triển thì con người sẽ có nhân cách.

    Nhân cách và luật pháp.

    Ai đó nghĩ nhân cách của người Mỹ hay người Pháp hơn người Việt thì hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, sống trong môi trường pháp luật khác nhau nên nhân cách hình thành cũng khác nhau và chất “người” cũng khác.

    Trong metro ở Washington DCngười ta ghi: bánh mỳ kẹp thịt giá 3$, nhưng nếu bạn ăn trên toa hay trên sân ga, gía của nó là 50$. Ăn ở đâu đắt hơn, tùy bạn.

    Có luật pháp nghiêm minh, người ta không thể ăn uống, xả rác trên phương tiện công cộng hay phố phường. Quả thật, sàn tầu điện ngầm Washington DC trải thảm, sạch như khách sạn.

    Trên xe khách Hà nội - Thanh Hoá, loại chất lượng cao hẳn hoi, có câu khẩu hiệu «Xin quí khách giữ gìn vệ sinh xe» hay «Đề nghị không xả rác ra sàn». Nhưng sau mỗi chuyến xe, rác rưởi, túi ni lông, giấy báo vứt đầy dưới sàn. Chỉ “xin” hay “đề nghị” thì không đủ.

    Qui định đội mũ bảo hiểm xe máy là một ví dụ khác về việc nước ta đã thực thi pháp luật tốt như thế nào. Khi tuyên truyền đội mũ cả năm trời, dân kêu khổ, nóng khó chịu dù tai nạn rất nguy hiểm. Khi có chế tài phạt rất nặng, cả nước lố nhố “nồi cơm điện”.

    Chống tham nhũng được thực hiện cương quyết và “không thỏa hiệp” sẽ mang lại chính quyền trong sạch và nhân cách lớn của người lãnh đạo được hàng chục triệu dân noi theo.

    Giáo dục tính tự giác kèm theo pháp luật răn đe chắc chắn sẽ hiệu quả hơn.

    Thói quen tôn trọng pháp luật bắt người lớn phải sống đàng hoàng. Lũ trẻ được hưởng môi trường trong lành của người lớn, khi lớn lên sẽ thành người tốt.

    Khi nói chuyện với Đại học Luật Hà Nội gần đây, ông Bộ trưởng Tư pháp Anh, Jack Straw, đã trích lời Aristotle, một triết gia vĩ đại của phương Tây cách đây gần 2500 năm để nói về tầm quan trọng của luật pháp “Con người, khi hoàn thiện, là loài động vật tiến bộ nhất. Nhưng khi tách rời khỏi luật pháp và công lý lại trở thành loài động vật xấu xa nhất”.

    Để cho người lớn sống có nhân cách, ngoài giáo dục từ bé, tự học trong cuộc sống, hệ thống chính trị phải đảm bảo “pháp luật thượng tôn”. Nếu không, sẽ khó bàn về giáo dục và phát triển nhân cách.

    Hoa Lư

    Họ và tên: trần anh việt
    Địa chỉ:hà nội
    Email:trananhvietonline@yahoo.com

    tất cả những gì người viết ở trên đã nói thật xác đáng!tôi rất thích câu nói của aristotle,tôi thấy pháp luật nước ta chưa nghiêm,giáo dục không tốt(chứ không phải là chưa tốt) nên dẫn tới nhũng con ngươi kém phẩm chất từ người lớn đến đứa trẻ con.tôi sinh ra trong gia đình mà bố mẹ hiền lành,giáo dục tốt nên giờ là sinh viên nhưng tôi cóthể khẳng định tôi đang sồng tốt,và thực sự đang cố găng trở thành 1 con người thật sự chứ không phải nửa người nửa thú!! Hiện nay vì sao có nhiều trẻ con vi phạm những tội khó có thể tưởng tuợng được?phái chăng đúng là ta đang giáo dục lý thuyết suông?thật đáng buồn!

    Họ và tên: Lê Thống
    Địa chỉ:Hải quan Hà Tính
    Email:lethongthanhtra.@yahoo.com.vn

    Tôi rất tán thành về nội dung bài viết này. Mỗi ngưòi chúng ta trong xã hội, nếu muốn có điều lương thiện, nếu muốn gia đình tốt, nếu muốn xã hội hài hoà và phát triến tốt: Trước hết, và mẫi mãi phải Thượng tôn pháp luật, nêu cao ý thức pháp luật, vì trong đó đã có đạo đức.

    Họ và tên:
    Địa chỉ:
    Email:phapphu@yahoo.com

    Những suy nghĩ cực đoan thì không thể là căn cứ cho sự phát triển. Đúng là phải có triết lí giáo dục. Nưng có lẽ ở đây tác giả đang sa vào lối suy nghĩ tuyệt đối hoá.

    Họ và tên: Tện văn Ho
    Địa chỉ:Strange Cave
    Email:strangecave@gmail.com

    Bài viết cũng hơi đao to búa lớn, nhưng tôi thích ở điểm nói nhân cách và đạo đức được hình thành từ môi trường sống, chứ không cần phải theo một tôn giáo nào thì mới có được "ĐỨC DỤC" như bài viết này http://www.tuanvietnam.net//vn/thongtindachieu/4920/index.aspx Pháp luật là điều không thể thiếu, và cần được công dân tôn trọng một cách tự giác, chứ không thể suy luận kiểu "đất nước chỉ có pháp trị mà không có ĐỨC TRỊ thì sẽ bị xói mòn về đạo đức, lối sống" như bài viết của tác giả Linh Thủy. Tôi dân tộc Kinh, tôn giáo Không, và chắc có hơn nửa dân số VN như vậy, tác giả Linh Thủy chẳng lẽ coi chúng tôi là những công dân có nguy cơ c bị xói mòn, suy thoái đạo đức hơn những người theo một tôn giáo nào đó hay sao? Tại sao ở nước Mỹ, nơi đạo thiên chúa phổ biến, tỉ lệ tội phạm và bạo lực vẫn cao như vậy?

    Họ và tên:
    Địa chỉ:
    Email:ex101189@gmail.com

    Tôi đồng ý về ý khiến là chúng ta không nên chỉ dạy cho con trẻ biết học vẹt mà nên dạy cho chúng cách để học. Nhưng tôi không đồng ý về sự nghiêm khắc mà tác giả nhắc đến. Đồng ý là nó sẽ làm cho nhiều người tuân thủ luật pháp hơn nhưng kéo theo đó là những con người cứng nhắc. Chỉ biết luật và luật mà thôi. Nhưng mọi người có biết rằng luật cũng chỉ được đúc rút từ thực tế mà thôi, vậy nên nó luôn đi sau thời đại. Có những dự luật cũng mang tính chất tiên đoán nhưng nó có chính xác không điều đó chưa thể biết. Còn một điều nữa khi các dự luật càng nghiêm khắc thì TỰ DO của chúng ta lại ít đi.

    Họ và tên: Minh Nho
    Địa chỉ:
    Email:tpngoc@yahoo.com.vn

    Đúng là góc nhìn 'đa chiều'. Bài viết này không biết dựa trên triết lý giáo dục nào, chỉ nêu sự kiện và nhận xét cho vui, mà không có một giải pháp đề xuất nào? Theo tôi, cách liên tưởng "Muốn giáo dục nhân cách ư? Hãy xem hươu cao cổ dạy con..." để nói giáo dục nhân cách là không thoả đáng. Con vật - triết lý là 'quá trình chọn lọc tự nhiên', theo bản năng là chính như phần 'con' của con vật. Đối với con người, phần 'người' trong giáo dục nhân cách là vô cùng quan trọng. 'In sách đạo đức và lối sống' là một trong những cách làm tốt nhất để giáo dục nhân cách. Đây chính là triết lý "giáo dục bằng cách nêu gương'. Tác giả hãy đọc những cuốn như "Tâm hồn cao thượng"... để thấy sự cần thiết phải nêu gương đạo đức, lối sống. Tất nhiên, giáo dục nhân cách phải kết hợp nhiều phương pháp, dựa trên nhiều triết lý giáo dục, kể cả sự tự giáo dục theo 'kiểu chọn lọc tự nhiên' của chính bản thân mỗi một người. Không nên đổ lỗi hết cho ngành giáo dục. Cũng không nên chỉ trích, đòi thay đổi tận gốc triết lý giáo dục, phủ nhận mọi thành quả giáo dục... Cuối cùng bài viết nói đến "thượng tôn pháp luật". Không sai, nhưng nên nhớ muốn có "thượng tôn pháp luật" thì cần lắm phải có sách về đạo đức, lối sống tốt, hướng dẫn thực hiện luật... Đây là bài hát "Đường em đi là đường bên phải, đường ngược lại là đường bên trái..." mà trẻ con mẫu giáo đều biết hát. Đó cũng là "sách về đạo đức" theo nghĩa rộng... để có thượng tôn pháp luật.

    Họ và tên: Lành Vanư Hữu
    Địa chỉ:Lớp văn k51 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
    Email:huuvanlanh@yahoo.com.vn

    Người Việt Nam muốn có đạo đức thực sự thì cần có ba điều kiện chính: Thứ nhất, Người lớn phải là những người có đạo đức. Đạo đức không phỉa là lí thuyết viển vông, không như những học thuyết chính trị để có thể tự đọc, tự hiểu, mà đạo đức là sự theo gương, học theo gương. Người lớn chửi thề, trẻ con học theo chửi thề là điều dễ hiểu... Thứ hai, Pháp luật Việt Namnên nghiêm khắc hơn, thì mới quản lí xã hội được. Luật pháp nghiêm thì những người thi hành luật pháp mà ko làm theo luật sẽ bị trừng phạt thích đáng, khi đó họ mới dám làm thật. Luật pháp nghiêm, nhưng người thi hành luật pháp không nghiêm thì cũng coi như vứt đi! Thứ ba, văn hóa Việt Nam xuất phát điểm là nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, sống trọng tình trọng nghĩa. Nhưng trong thời kì hội nhập, đặc điểm ấy biến thái, làm cho người Việt Nam giỏi nịnh hót, sáo rỗng, hình thức. Từ đó, sinh ra lối sống giả tạo, hình thức, lừa dối nhau cũng là điều dễ hiểu. Để xóa bỏ u nhọt này không phải là dễ, nó đã trở thành căn rễ. Muốn xóa bỏ chỉ còn cách một cách, cho dù là đau đớn, trong nhà trường, nên dạy cho giới trẻ kiểu sống lạng lùng, chân thật, nói ít và làm nhiều! Xin cảm ơn!

    Họ và tên: Phan Văn Minh
    Địa chỉ:Gia lai
    Email:phanvanminhcs@yahoo.com.vn

    Tôi nghĩ là bài viết không hoàn toàn đúng nhưng đã nói được nhiều điều về giáo dục con trẻ và ý thức pháp luật. Đòi hỏi quá cao ở bài viết tôi nghĩ cũng không nên. Thế nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng con trẻ hư có nhiều phần là do "người lớn" hư. Ở nhà, ra đường... nếu mà chỗ nào chúng cũng gặp những điều không hay thì bảo sao chúng hay cho được? ngược lại nếu sống trong môi trường nhiều người tốt thì chúng sẽ có nhiều cơ hội trở thành nguời tốt hơn. Người lớn mà còn bị nhiễm bẩn thì trách gì trẻ con? Người lớn mà không dám nhận trách nhiệm thì làm sao trẻ con lớn lên biết tự nhận trách nhiệm? thế nên nếu có ai đó nay đã là người lớn mà không dám nhận trách nhiệm thì có khi cũng tại thế hệ trước không dám nhận trách nhiệm truyền lại? Đọc xong bài viết tôi nghĩ chúng ta cũng có nhiều cái phải sửa trong đào tạo con trẻ và cà đầo tạo cán bộ nữa. Chắc chắn rằng nếu người lớn có nhiều nguời tốt thì không lo gì trẻ em sau này xấu, nếu cán bộ công chức ai cũng xứng tài xứng tâm thì lo gì đất nước không hưng.

    Họ và tên: Phan Dũng
    Địa chỉ:Hà Nội
    Email:dunggdct2008@yahoo.com

    Tôi khá đồng ý với tác giả bài viết là cần phải khắc phục tình trạng dạy đạo đức cho trẻ em hiện nay bằng cách học vẹt mà phải thông qua những hành động trong thực tế để dạy các em. Tối thấy học sinh ở các nước tiên tiến học vẹt rất ít về đạo đức mà các em được giao viên chỉ cho các em cách thích ứng với xã hội trên cơ sở nói ra cái đúng, cái sai. Các em đã vận dụng rất tốt trong cuộc sống và hình thành được bản lĩnh tự chủ rất cao. Giáo dục của nước ta cũng nên học tập phương pháp đó. Không chỉ như vậy, nước ta cũng cần giáo dục cho các em sau đó dùng chính các em giáo dục lại bố mẹ và người lớn.

    Họ và tên:
    Địa chỉ:
    Email:

    Tac gia noi qua dung,nhung lai dam bi bong thoi,chang ai nghe dau.

    Họ và tên: Trung Ngọc
    Địa chỉ:
    Email:starnicely@gmail.com

    Bài viết hay, rất tâm huyết về giáo dục đạo đức nhưng chưa đưa ra được phương hướng cụ thể mà chỉ nêu rất tổng quan. Trong câu kết ..."Để cho người lớn sống có nhân cách, ngoài giáo dục từ bé, tự học trong cuộc sống, hệ thống chính trị phải đảm bảo “pháp luật thượng tôn”...mà tác giả nêu tôi tự hỏi: tại sao là để cho người lớn có nhân cách ...mà không nêu phải giáo dục con trẻ từ bé có được nhân cách từ cái nôi đạo đức của gia đình và tiếp cận môi trường xã hội thông qua pháp luật. Được học tập đạo đức từ thực tế sẽ giúp cho con trẻ hiểu tường tận và ghi nhận sâu sắc hơn là học vẹt.

    Họ và tên: Tất Thắng
    Địa chỉ:tphcm
    Email:Tatthang@yahoo.com

    Môi trường xã hội, cách ứng xử của người lớn..ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục nhân cách con người. Nhưng ở Việt nam ta, có quá nhiều "người lớn" đã phá hỏng hết mọi nổ lực giáo dục nhân cách cho từ khi đứa trẻ vừa sinh ra cho đến khi đủ khả năng nhận thức hành vi của mình với xã hội.

    Hình ảnh các quan chức lãnh đạo Việt Nam cứ cười, luôn tìm mọi cách chạy tội trước hoặc đỗ lỗi cho người khác khi cơ quan mình, đơn vị mình không hoàn thành nhiệm vụ do xã hội, nhân dân và Nhà nước giao phó dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho xã hội. Sự kiện Vedan là một điển hình rỏ nhất. Ngành tài nguyên môi trường từ cấp địa phương đã không hoàn thành nhiệm vụ nên đã để cho Vedan huỷ hoại môi trường và hủy hoại luôn cuộc sống hàng ngàn người sống trong lưu vực sông Thị Vải.

    Ở các nước tiên tiến cụ thể là Nhật bản. Ông Bộ trưởng Nông nghiệp đã xấu hổ, gục đầu nhận lỗi với người dân Nhật Bản chỉ vì sơ xuất nhỏ trong quản lý để nhập khẩu thực phẩm bị mốc. Hành động từ chức của ông bộ trưởng nông nghiệp Nhật Bản để tạo điều kiện cho những người khác có năng lực hơn thay thế là biểu hiện của người có nhân cách lớn. Có như vậy giới trẻ Nhật bản mới ngưỡng mộ và noi theo tạo nên một lối sống có trách nhiệm!

    Họ và tên: Hoang
    Địa chỉ:
    Email:thachmaihoang1979@yahoo.com

    Xã hội khác với sách đó là điều bất cập. Nhưng giáo viên học vẹt theo sách để trốn tránh trách nhiệm giáo dục là hiện tượng phổ biết. Bạn không tin thì thử làm giáo viên phổ thông xem, dễ ợt, học thuộc lòng một quyển sách. Cách kiểm tra và đánh giá con người cũng dựa vào quyển sách, đó là cần câu cơm của giáo viên. Sách cũng là điểm tựa an toàn cho giáo viên, không cần mất thời gian làm gì, cứ y sách mà dậy

    Họ và tên: Buonthui
    Địa chỉ:Hanoi
    Email:Nucuoidepxinh@yahoo.com

    Bài viết thật là sâu sắc. Chỉ mong sao bài viết đến tay được tất cả các nhà lãnh đạo Việt nam , và những nhà lãnh đạo có nhân cách chỉ cần bỏ ra 3 phút để đọc bài này, bỏ ra 2 phút để ngẫm nghĩ lại mình và xã hội. Có như vậy thì mới có thể thay đổi được bản chất của giáo dục của Việt nam.

    Họ và tên: hxig
    Địa chỉ:Ha Noi
    Email:onlyyou711vn@yahoo.com

    Tuy tác giả nói có nhiều ý đúng, tuy nhiên tôi không đồng ý quan điểm:môi trường pháp luật hình thành nên nhân cách. Đồng ý là môi trường hình thành nhân cách nhưng không chỉ có môi trường pháp luật. Như ông cha ta đã nói: "dạy con từ thuở còn thơ...". Trẻ em hiện nay đang bị xã hội hoá, vì vậy chúng ta cần giáo dục chúng ngay từ khi mới lọt lòng mới mong ó một tương lai tươi sáng hơn.

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net//vn/thongtindachieu/4960/index.as)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.