Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89512446 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Cải cách giáo dục: Đâu là giải pháp đột phá?(II)

    Ngày gửi bài: 08/10/2008
    Số lượt đọc: 2591

    Toàn bộ các giải pháp GD phản ánh một hệ thống GD mở, linh hoạt, mềm dẻo, một nền GD vì người học, hướng tới người học, cho người học, không phải vì người quản lý. Nhưng những giải pháp này phải nằm trong một cơ chế quản lý xã hội vừa dân chủ, pháp luật nghiêm minh, minh bạch, vừa có sự đồng thuận của các cấp quản lý chính quyền và nhân dân.

    Thực ra, không phải đến bây giờ, vấn đề một cuộc CCGD tương lai mới được đặt ra. Cách đây ba năm, khi ngành GD vừa lo lắng vừa hoang mang triển khai mô hình phân ban (lớp 10), mà ban Cơ bản kết hợp tài liệu tự chọn là "cái phao" cứu chủ trương phân ban thoát khỏi sự thất bại lần thứ hai, người viết bài này đã có một nhận xét với một quan chức cấp cao của Bộ GD và ĐT: "Nhìn vào cuộc đổi mới GDPT cho thấy, trước sau, ngành GD sẽ phải chuẩn bị cho một cuộc CCGD khác". Vị quan chức nọ im lặng, trầm ngâm... Sự im lặng đôi khi cũng là một câu trả lời!

    Trong quá khứ, đất nước ta đã triển khai nhiều cuộc CCGD. Những cuộc CCGD ấy đi theo hướng nào?

    CCGD quá khứ: Đột phá là chương trình và phương pháp. 

    Để có thể hiểu được bản chất các cuộc CCGD đã từng diễn ra, tiến trình và hiệu quả của nó, từ đó, có sự nhìn nhận, thẩm định và xác định được khâu đột phá, tạo nên sự bứt phá, “giải phóng năng lực sáng tạo” của GD trong tương lai, góp phần tạo nguồn lực lao động cho xã hội tương xứng yêu cầu phát triển  thời hiện đại, người ta cần xem xét những cuộc CCGD dưới cái nhìn hệ thống.

    Đến thời điểm này, đất nước ta đã trải qua ba cuộc CCGD lớn và một cuộc đổi mới GDPT.

    Cuộc CCGD năm 1950: Nhằm xây dựng một nền GD của chế độ mới, với nội dung yêu nước, cách mạng. Hệ thống GD từ 12 năm (chế độ thuộc địa) chuyển sang hệ 9 năm.

     Cuộc CCGD năm 1956: Sau  sáu năm thực hiện, nhận thấy những non nớt và yếu kém của cuộc CCGD này, đất nước ta lại phải tiến hành cuộc CCGD mới. Hệ thống GD chuyển từ hệ 9 năm sang 10 năm. Ở cuộc CCGD này, chương trình, SGK chủ yếu là sao chép lại của các nước xã hội chủ nghĩa,  sớm bộc lộ sự quá tải.

    Đến mức, năm 1960, chúng ta đã manh nha chủ trương phải chuẩn bị cho một cuộc CCGD khác. Chuẩn bị cho sứ mệnh này, năm 1961,Viện Khoa học GD ra đời, phác thảo và xây dựng đề án CCGD. Năm 1972, đề án hoàn thành. Nhưng đây cũng là năm đất nước đầy biến động và thăng trầm bởi chiến tranh.

    Năm 1975, một bước ngoặt lớn, đất nước thống nhất. Giai đoạn lịch sử mới buộc nhà nước ta xem xét, thấy cần phải bổ sung, hoàn thiện  đề án phù hợp với thời cuộc mới.Tinh thần chỉ đạo cuộc CCGD sẽ triển khai  là không được thua kém các nước về tri thức. Quan điểm đó chi phối, xuyên suốt trong toàn bộ việc xây dựng CT, SGK. Tư duy nhồi nhét kiến thức cho học sinh càng nhiều càng tốt để không “thua chị kém em” một lần nữa lặp lại ở ngay cuộc CCGD mới, tiến hành 1980.

     Cuộc CCGD năm 1980:  Hệ thống GD lại chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình, SGK và cải tiến chữ viết. Do dư luận xã hội phản ứng mạnh, ngành GD và ĐT dần dà quay lại chữ viết cũ như hiện nay. Do tinh thần chỉ đạo “không thua chị kém em”,  thực tiễn CT, SGK của cuộc CCGD năm 1980 này lại bị chính các nhà trường kêu quá tải.

    Với ý nghĩa nội dung bao giờ cũng quyết định phương pháp, nếu SGK bị quá tải thì  không  có một phương pháp nào ngoài phương pháp truyền thụ một chiều cho kịp với nội dung CT, SGK. Chính vì thế, mặc dù chỉ còn một năm nữa là triển khai công cuộc đổi mới GDPT, và bộn bề công việc,  ngành GD và ĐT vẫn buộc phải thực hiện giảm tải CT, SGK.

    Công cuộc đổi mới GDPT năm 2000: Thay vì cần có một cuộc CCGD triệt để, tích cực, ngành GD và ĐT lại triển khai những giải pháp mang tính chắp vá, đơn lẻ với hai nội dung cơ bản.

     1) Đổi mới CT, SGK. Ở năm mở đầu này, đổi mới tư duy trong xây dựng CT, SGK chưa được xã hội cảm nhận rõ thì chính trong ngành lại có sự tranh luận quyết liệt về thứ tự chữ e hay chữ a, chữ viết thường hay chữ viết hoa?..vv.., gây phản cảm và hoài nghi của xã hội, từ bộ sách tiểu học.

     2) Đổi mới phương pháp. Do nhiều nguyên nhân, cả cơ chế quản lý, cung ứng thiết bị GD, sự hiểu biết hời hợt, ấu trĩ về đổi mới phương pháp, và sức ì thâm căn cố đế của người thầy; quan trọng hơn, ngành vẫn thiếu hàng loạt các giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ, đó là đổi mới về đánh giá, thi cứ, kiểm tra… Rốt cục đến thời điểm này, “hàng nghìn tỷ đồng của nhân dân ném ra gió”, nhưng thầy trò các nhà trường vẫn tiếp tục dạy chay- học chay, tiếp tục truyền thụ kiến thức một chiều là chủ yếu. Đổi mới phương pháp, mục tiêu lớn nhất của công cuộc này đã không thành hiện thực.

    CCGD tương lai: Đột phá ở cơ chế quản lý. 

    Vậy cuộc CCGD mới này phải như thế nào, và đâu là khâu đột phá?

    Đây là một vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tác động vào toàn bộ quá trình phát triển của hệ thống GD, từng bước đưa nền GD thoát khỏi trạng thái lạc hậu, trì trệ và quẩn quanh hiện nay.

    Khi xem xét toàn bộ những mục tiêu cơ bản của các cuộc CCGD và đổi mới GDPT, với những thành bại của nó, người ta nhận ra rằng, chưa bao giờ ngành GD và ĐT “động chạm” được vào một khâu căn cốt nhất, nhưng nó lại là cái gốc cỗi rễ của vấn đề. Đó là đổi mới tư duy và cơ chế quản lý GD.

    Cuộc CCGD mới muốn thay đổi tận gốc sự trì trệ, lỗi thời và tụt hậu của GD phải đổi mới chính khâu này, cả tư duy lẫn cơ chế quản lý, trong đó đổi mới cơ chế quản lý GD phải coi là khâu đột phá. Đây cũng chính là tiếng nói chung và sự đồng thuận của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia am hiểu và tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

    Đổi mới tư duy vừa phải là sự nhận thức đầu tiên, vừa là vấn đề xuyên suốt cuộc CCGD mới, phản chiếu ở toàn bộ hệ thống: Từ mục tiêu, chương trình, phương pháp, tổ chức dạy học, kiểm tra, thi cử, đánh giá đến cơ chế quản lý GD… Nhưng một khi đổi mới cơ chế quản lý GD, chắc chắn đòi hỏi những biện pháp và điều kiện đi kèm, đầy khó khăn và thách thức, nhưng không thể không thay đổi.

    Một lẽ lớn hơn, cơ chế quản lý xã hội của cả đất nước, vĩ mô và khó khăn hơn nhiều mà cũng còn phải đổi mới, có thế, đất nước ta mới thoát được sự trì trệ, mới có cơ hội phát triển. Trong xu thế ấy, GD cũng đã có sự “hưởng lợi” khi “xã hội hoá”, “đa dạng hoá” các loại hình GD. Tuy nhiên, về cơ bản, cơ chế quản lý GD vẫn là cơ chế quản lý cũ kỹ: Ôm đồm cái cần phân cấp, lơ là, lỏng lẻo cái cần quản lý chặt, phân tán, cát cứ cái cần tập trung, và thiếu những chính sách tạo động lực cho người làm GD…

    Đổi mới tư duy của cuộc CCGD trong tương lai, thể hiện trước tiên ở mục tiêu cuộc CCGD.

     Mục tiêu của CCGD mới:  Cần xem xét kỹ lưỡng về quan điểm “GD toàn diện” trong các cuộc CCGD trước đây, đã phản ánh khá nặng sự duy ý chí, đòi hỏi sản phẩm GD (đầu ra) phải đầy đủ tri thức, toàn diện tất cả các mặt, nhưng điều kiện GD lại quá bất cập. Đây cũng chính là căn nguyên, cùng với nhiều yếu tố khác, khiến CT, SGK trải qua các cuộc CCGD, đều luôn quá tải, quá sức học sinh, kéo theo hệ luỵ của rất nhiều vấn đề mà GD phải giải quyết, nhưng  luôn trong trạng thái luẩn quẩn. Dẫn đến kết cục "dạy chữ" thì hời hợt, "dạy người" không đến nơi, đến chốn. 

    Với quan điểm như vậy, mục tiêu của CCGD mới phải xây dựng nhẹ nhàng hơn, bảo đảmtiêu chí khái niệm phổ thông nhưng tính chất dạy người phải thấm đậm, sâu sắc hơn, theo hướng chú trọng phát triển nhân cách, năng lực sáng tạo mỗi cá nhân, phát triển nguồn lực con người cho xã hội.

    Đổi mới cơ chế quản lý GD, trước hết thể hiện ở toàn bộ hệ thống, đến chương trình, tổ chức dạy và học, đánh giá, kiểm tra…nhưng đồng thời cũng chính là sự đột phá ở cung cách quản lý, vận hành, những chính sách, chủ trương cho con người…

     Về hệ thống: Hệ thống GD phải là hệ thống mở, bảo đảm nguyên tắc phân hóa mềm dẻo, phân luồng (sau tốt nghiệp THCS, THPT) và liên thông (dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH) nhưng lại bảo đảm tính thống nhất, nhất quán. Thực chất nhà nước cần cơ cấu lại hệ thống GD quốc dân hiện nay, sao cho phù hợp, hạn chế tình trạng cát cứ, chia rẽ ngay trong kết cấu GD và ĐT, tăng thêm sức mạnh quản lý.

     Chương trình: Phải hướng tới mục tiêu phát triển nhân cách, năng lực vận dụng và sáng tạo của cá nhân người học, không phải là truyền thụ kiến thức một chiều. Đây là điểm khác biệt căn bản chi phối và xuyên suốt  quá trình xây dựng CT, SGK. Chương trình do vậy phải vừa tinh giản những kiến thức ôm đồm không cần thiết (căn cứ vào mục tiêu GD mới), vừa cập nhật những kiến thức hiện đại, mở rộng thế giới quan cho học sinh. Một CTcó nhiều bộ SGK, bảo đảm yêu cầu phù hợp đặc điểm từng vùng, miền, bám sát từng loại đối tượng học sinh đô thị, nông thôn, thành phố.

     Phương thức và phương pháp dạy học: Chuyển việc dạy và học theo hướng từ truyền thụ một chiều sang tổ chức cho trò làm việc, thầy hướng dẫn theo ý nghĩa, GD là quá trình hình thành năng lực vận dụng và sáng tạo cá nhân. Việc học gắn với phương thức mở, học không chỉ trên lớp mà còn có thể gắn với các địa bàn tham quan, thực nghiệm…Học sinh tiểu học, THCS phải được ưu tiên và tạo điều kiện học hai buổi/ ngày. Ứng dụng rộng rãi giáo án điện tử(e-learning), nhất là trong tương lai, 100% số trường học sẽ đươc nối mạng CNTT.

      Kiểm tra, thi cứ: Với CT, SGK, cách tổ chức dạy học mới thì việc kiểm tra, thi cử, đánh giá cũng phải đổi mới đồng bộ, không chỉ là kiểm tra kiến thức ghi nhớ, mà là kiểm tra và đánh giá năng lực hiểu và vận dụng của học sinh (các đề thi tốt nghiệp gần đây đã có xu hướng đi theo cung cách này). Bên cạnh đó, cần sớm có hệ thống kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng GD tồn tại độc lập, khách quan với ngành GD, có xếp hạng, công bố công khai trong xã hội. Để từ kết quả đánh giá, các trường có sự điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện phương thức tổ chức và phương pháp dạy học.

    Đổi mới cơ chế quản lý GD: Xác định khâu đột phá của CCGD mới, chính là ở cơ chế và vận hành cơ chế quản lý GD. Ngành GD cần có những biện pháp phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường, của quản lý GD cơ sở gắn với yêu cầu công khai, minh bạch, bảo đảm sự giám sát của xã hội, cộng đồng. Đặc biệt ngành cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý GD cấp cơ sở, để họ có thể hiểu và triển khai đồng bộ các giải pháp mang tính hệ thống, đúng với tinh thần CCGD. Đây là một điểm rất mấu chốt và cực kỳ quan trọng. Thành hay bại của CCGD phụ thuộc lớn vào sự điều hành của đội ngũ này. Có chính sách ưu đãi đội ngũ giáo viên giỏi, nhân tố tích cực, hạt nhân của các trường học.

    Mục tiêu các nhà trường không phải là dùng biện pháp hành chính, mệnh lệnh thực hiện các chỉ tiêu chất lượng một cách chủ quan, mà là sự bảo đảm chất lượng trên cơ sở các điều kiện, chống duy ý chí. Huy động các nguồn lực và tạo cơ hội bình đẳng trong GD cho những người nghèo, yếu thế.

    Đặc biêt, đổi mới cơ chế quản lý biên chế giáo viên cứng nhắc hiện nay bằng cơ chế hợp đồng mềm dẻo, vừa có khả năng sàng lọc, vừa tạo động lực kích thích giáo viên làm việc và hưởng thụ, thu nhập tương xứng với năng lực, phẩm cách. Sinh viên trong các trường sư phạm phải được đào tạo theo hướng nhanh chóng cập nhật với thực tiễn GDPT

     Đầu tư GD: Nguồn lực tài chính là điều kiện cực kỳ quan trọng cho sự triển khai và thực hiện. Cuộc CCGD năm 1980 tiến hành một cách duy ý chí. Đổi mới GDPT 2000 tiến hành bằng các dự án vốn vay của quốc tế. Vậy cuộc CCGD mới này, nguồn tài chính phải được tính toán rõ: Trung ương, địa phương, đóng góp của xã hội… Tất cả việc dự toán, phân bổ và kết quả thực hiện ở các cấp phải rõ ràng, gắn với công tác thanh tra, kiểm tra minh bạch.

    Nguồn nhân lực cho CCGD: CCGD mới chắc chắn phải có một “nhạc trưởng” chỉ huy, không nên chịu trách nhiệm tập thể chung chung. Ngành GD cần tính toán một cách khôn ngoan, tận dụng một lực lượng trí thức trẻ, tinh hoa, tư duy trẻ và khoa học được đaò tạo từ nước ngoài, kết hợp với lực lượng trí thức đầy trải nghiệm ở trong nước.

     Toàn bộ các giải pháp GD mới phản ánh sự đổi mới về một hệ thống GD mở, linh hoạt mềm dẻo, một nền GD vì người học, hướng tới người học, cho người học, không phải vì người quản lý. Nhưng những giải pháp này phải nằm trong một cơ chế quản lý xã hội vừa dân chủ, pháp luật nghiêm minh, minh bạch, vừa có sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của các cấp quản lý chính quyền và nhân dân. Những giải pháp này cũng phải gắn liền với điều kiện “đầu ra”: việc làm, việc làm và việc làm, cùng những chính sách hợp lý tạo vị thế cho nguồn lực lao động trong xã hội.

     Chỉ khi đó, CCGD mới có thể từ ý tưởng thành hiện thực sinh động, làm tròn sứ mệnh- GD là động lực phát triển. Chỉ khi đó, GD mới thực sự tạo nguồn lực con người tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Chỉ khi đó, đất nước mới thực sự thăng hoa.            

    Kim Dung

    School@net (Theo http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2008/09/806174/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.