Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89520808 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Khoa cử

    Ngày gửi bài: 28/05/2008
    Số lượt đọc: 2508

    Nước ta đời nhà Lý, mới có khoa cử; Năm Thái bình thứ tư đời vua Thánh Tôn (1075), mới bắt đầu mở khoa thi ba kỳ, kén lấy người minh tinh bác học. Sau lại mở khoa văn học

    Nước ta đời nhà Lý, mới có khoa cử; Năm Thái bình thứ tư đời vua Thánh Tôn (1075), mới bắt đầu mở khoa thi ba kỳ, kén lấy người minh tinh bác học. Sau lại mở khoa văn học. Đến thời vua Anh Tôn mở khoa thi thái học sinh, hỏi việc chính trị, ai đỗ thì dùng làm quan; vua nhân tôn mở khoa lại điển, thi hành luật thư toán, ai đỗ thì bổ làm ty thuộc.

    Qua sang nhà Trần, Năm thiên ứng chính bình thứ tư đời vua Thái Tôn (1232), thi thái học sinh mới chia ra làm ba hạng, gọi là nhất giáp, nhị giáp, tam giáp, năm thứ 16 (1244) lại định lệ nhất giáp, chia làm ba bậc: Bậc thứ nhất là trạng Nguyên, Bậc thứ nhì là bảng nhỡn, bậc thứ ba là Thám hoa. Người xứ Bắc Kỳ đỗ đầu thì gọi là Kinh trạng nguyên, người Thanh, Nghệ đỗ đầu thì gọi là Trại trạng nguyên.

    Đến năm Hưng Long thứ 12 đời vua Anh Tôn (1311) đổi phép thi lại mà chia làm bốn kỳ: kỳ thứ nhất ám tả, kỳ thứ nhì kinh nghĩa thơ phú, kỳ thứ ba thi chiếu biểu, kỳ thứ tư thi văn sách.

    Năm Long Khánh thứ hai đời vua Duệ Tôn (1370), đổi tên thái học sinh gọi là Tiến sĩ. Trạng nguyên, Bảng nhỡn, Thám hoa, Hàng giáp thì gọi là tiến sĩ cập đệ, còn dưới nữa thì gọi là tiến sĩ đồng cập đệ. Lại mở ra khoa thi hương, ai đỗ thì gọi là cử nhân. Đỗ cử nhân thì mới được dự thi hội.

    Qua sang nhà Lê, Năm Thiệu Bình thứ sáu đời vua Thái Tôn (1438) đổi lại phép thi, cứ ba năm mở một khoá. Thi hương rồi mới thi hội, thi đình, ai đỗ đình thì mới định hơn kém mà chia làm tam giáp. Năm Đại Bảo thứ ba, mới khắc bia tiến sĩ mà dựng trong nhà Thái học (tức ở đền Giám bây giờ). Năm Quang thuận thứ 7 đời vua Thánh tôn (1467), mới định lệ đỗ tiến sĩ được truyền loa và được vinh quy; năm Hồng đức thứ ha mươi bốn (1486) thì định lệ ban yến cho tiễn sĩ ban thưởng áo mũ. Bấy giờ đỗ tiến sĩ thật là vinh dự vô cùng. Còn thi hương chia làm ba hạng, ai đỗ hạng cao thì gọi là hương cống, đỗ hạng thấp thì gọi là sinh đồ.

    Cách thức thi hương bản triều

    Quốc triều ta, từ năm Minh Mệnh thứ sáu, định lê cứ năm Tí, Ngọ, Mẹo, Dậu thì mở khoa thi hương. Thừa Thiên, Gia Định, Nghệ An thi về tháng 7, Thanh Hoá, Nam Định, Bắc Thành (Hà Nội) thi về tháng 9.

    Năm Đồng Khánh nguyên niên thì tràng Hà Nội, Tràng Nam Định họp lại làm một mà gọi là tràng Hà Nam.

    Đại để phép thi của ta, cứ năm nào đến khoa thi thì quan Đốc học các tỉnh phải sát hạch học trò, ai đỗ hạch thì mới được đi thi. Gần đến tháng thi thì học trò đỗ hạch và những tú, ấm phải nộp quyển trước cho quan Đốc học bản hạt mỗi người nộp ba quyển, mỗi quyển độ một, hai chục tờ, đóng bằng giấy thi, mặt quyển đề họ, tên, niên canh, quán chỉ và phải khai họ tên nghề nghiệp tổ phụ tam đại nhà mình. Qua Đốc sai lễ sinh thâu quyển rồi đóng hòm tử tế, làm danh sách đợi đến ngày thi thì đem nộp cho quan trường.

    Quan trường thì do tự bộ cử ra một ông Chánh phủ khảo, một ông phó chủ khảo, còn mấy ông giám khảo, đề điệu, phân khảo, sơ khảo thì tuỳ tràng to nhỏ mà cử nhiều hoặc ít. Chánh, phó chủ khảo giữ quyền ra đầu bài chấm quyển lần sau cùng và lấy người đỗ. Phân khảo có quyền xét lại những quyển hỏng, Giám, Sơ, Phúc thì chỉ được phép chấm quyển ba lần trước mà thôi. Đề điệu, giám sát thì coi về việc giữ quyển vàkiểm xét sự gian phi của quan trường và của học trò. Lại phải ba chục người lại đề phòng để coi nhận quyển, làm sổ sách viết bản v.v...

    Trước hôm thi vài ngày, các quan trường vào tràng thi gọi là ngày tiến trường. Tiến trường rồi thì bốn mặt trường coá lính canh giữ nghiêm cẩn, cấm không ai được tự nhiên vào nữa.

    Hôm học trò vào trường thi chia làm bốn vi hoặc tám vi, mỗi vi có một cửa, ai vào cửa nào, quan trường phải yết bảng trước cho học trò biết.

    Học trò mỗi người vác một bộ lều chiếu, cổ đeo ống quyển, bầu nưpớc, vai đeo một cái tráp chứa đồ ăn thức dùng, phải trực sẵn ở ngoài cửa trường từ đêm.

    Tan ba hồi trống thì quan trường chia nhau, mỗi ông võng lọng ra một cửa: quan chánh ra cửa giáp, quan phó ra cửa ất, quan phân, quam giám ra hai cửa tả hữu, mỗi cửa đốt hai cây đình liệu sáng rực trời, quan trường áo mũ đai mãng ngồi trên ghế chéo, sai lại phòng xướng danh giao quyển cho học trò vào trường.

    Học trò vào đông đủ đóng lều đâu đấy, sáng rõ thì có đầu bài. Học trò phải tĩnh túc mà làm văn. Đến trưa phải đem quyển vào nhà thập đạo lấy dấu nhật trung. Tối làm văn xong thì nộp quyển. Bấy giờ quan trường hội ở nhà thập đạo, học trò nộp quyển rồi thì cứ do cửa tiền mà ra.

    Kỳ đệ nhất thi bảy bài kinh nghĩa, ai muốn làm mấy bài cũng được, nhưng ít nhất cũng phải làm một bài kinh và một bài truyện. Kỳ đệ nhị một bài thơ thất ngôn và một bài phú độ sáu, bảy vần. Kỳ đệ tam một bài văn sách, hỏi độ năm, sáu và một câu kim. Ai đậu kỳ thứ nhất mới được vào kỳ thứ nhì, đậu kỳ thứ nhì mới được vào kỳ thứ ba. Trong ba kỳ đều thông cả, ai có ưu, bình thì mới được dự vào kỳ phúc hạch. Mỗi kỳ vào đều có bảng yết ngoài cửa trường. Người được vào phúc hạch, phải nộp thêm một quyển để hôm sau vào trường.

    Kỳ phúc hạch phải làm bài kinh nghĩa, bài phú độ hai, ba vần là một, hai câu văn sách, gọi là lược bị. Quan trường soát cả trong bốn kỳ, rồi phân thứ bậc mà lấy người đỗ, văn tốt lấy lên hạng cử nhân, văn tầm thường lấy bào hạng tú tài.

    Đến hôm treo bảng, xướng hồi danh thì các quan trường áo mũ cân đai ngồi sắp hàng trên ghế chéo ở trước cửa tiền, cho lính truyền loa mà xướng từng trên người đỗ cử nhân vào ngồi sắp dãy trước nhà thập đạo, rồi ban thưởng cho mỗi ông tân khoa một bộ áo mũ, một cái lọng xanh. Các tân khoa lãnh áo mũ rồi theo cả các quan trường đến kinh thiên bái mạng, nghĩa là lạy tạ ơn vua. Đoạn rồi theo các quan về dinh quan tỉnh ăn yến. Hôm sau các tân khoa lại rủ nhau đi tham yết các quan tỉnh. Quan tỉnh được hưởng riêng cho các tân khoa thức gì, hoặc quan trên diễn thuyết một bài khuyên các tân khoa. Các việc đó tuỳ ý quan trên, không có lệ nào.

    Trong khi ăn yến, các tân khoa trao lẫn cho nhau mỗi người một cánh danh thiếp, nghĩa là trong hội đồng canh, thông tính danh cho được biết nhau. Ông đỗ thủ khoa phải tặng chung cho các bạn đồng canh một bài thơ, trong thơ thì đại để bài nào cũng kể sự vinh hạnh rồi kết ý khuyên nhau phải giữ chung nghĩa để báo đáp ơn cao sâu của vua.

    Cách thức thi hội bản triều

    Năm Minh Mệnh thứ sáu, định lệ cứ năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì mở khoa thi hội, và thi về tháng ba.

    Thi hội, có một tránh chủ khảo, một phó chủ khảo, hai tri công cử, hai Đề điệu, sáu đồng khảo để coi việc ra đầu bài, chấm quyển, vài bốn tuần sát đê coi việc giũ gian; và bốn mươi thơ lại đê coi việc sổ sách, viết quyển, viết bảng v.v..

    Các cử nhân giám sinh, giáo thụ, huấn đạo, và tú tài ấm sinh tình nguyện ứng thí, đều được phép đi thi hội.

    Thi hội chia làm bốn kỳ: kỳ đệ nhất ít ra phải làm bài kinh nghĩa; kỳ đệ nhị chiếu, biểu luận; kỳ đệ tam một bài thơ ngũ ngôn mười sáu câu, một bài phú độ tám vần: kỳ đệ tứ một bài văn sách. Trong hai kỳ phải một kỳ bất cập phân thì hỏng; Trong bốn kỳ được tám phân trở lên mới là trúng cách.

    Hội thí trúng cách rồi mới được vào đình thi. Đình thi chỉ đối sách một bài rất dài. Quan trường hội đồng xét văn rồi dưng lên Ngự lãm, quyển nào nhiều phần số lấy vào hạng tiến sĩ, còn ít phân số thì cho vào hạng phó bảng.

    Ngày xướng danh gọi là ngày truyền lô. Hôm đó bầy nghi vệ đại triều ở đến thái hoà, các quan mặc đồ triều phục chia ban đứng chầu, phụng Hoàng thượng ra ngự điện, rồi quan khâm mạng tâu việc thi, quan giám thị thì triệu các tân khoa tiến sĩ vào nhà công văn, phụng mệnh nhà vua mà ban thưởng mỗi người một bộ áo mũ. Các tiến sĩ quỳ lãnh rồi, quan lễ bộ dẫn vò quỳ sắp hàng trước sân rồng, rồi quan truyền lô cầm quyển theo thứ tự mà xướng danh. Đâu đấy mới treo bảng ở trước lầu phú văn ba ngày.

    Sau khi ra bảng, ban ăn yến tại dinh lễ độ và ban cho mỗi người một cành kim trâm. Sáng hôm ấy, các quan trường và các tân khoa tiến sĩ mặc đồ triều phục, lễ vọng tạ ơn ban yến. Ăn yến đoạn mỗi ông tân khoa phải dưng một bài biểu tạ ơn.

    Quan lễ bộ lại dẫn các quan giám thị và các ông tân khoa vào vườn Ngự uyển xem hoa, mỗi người đều mặc đồ triều phục, cưỡi ngựa che lọng, xem hoa xong thì ra từ cửa thành đông mà đi xem các phố xá.

    Còn dựng bia thì cũng theo như cách nhà Lê.

    Năm Thành Thái thứ mười tám (1906) nhà nước bảo hộ nghị định cải lương lại phép học phép thi, thì từ khảo hạch cho đến thi hương, thi hội đều có thay đổi ít nhiều. Thi hương kỳ thứ nhất bỏ kinh nghĩa, mà làm năm đạo văn sách; kỳ thứ nhì làm hai bài luận chữ nho. Kỳ thứ ba làm một bài luận quốc ngữ và dịch một bài chữ Pháp ra quốc ngữ; kỳ phúc hạch làm văn lược bị; nghĩa là đủ các văn thể ba kỳ trước mà mỗi bài làm ít câu mà thôi. Phép thi hội cũng làm tương ự như phép thi hương, đợi khi nào lối tân học thịnh hành, sẽ lại cải định.

    Mỗi khoa thi có quan Toàn quyền hoặc quan Thống sứ vào trường diễn thuyết một bài để khuyên học trò. Còn cách thức ban ơn cho tiến sĩ, cử nhân thì vẫn như trước.

    School@net (Theo phongtucvietnam)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.