Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89511338 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    20 ngàn tiến sĩ và hơn 114 ngàn học sinh bỏ học

    Ngày gửi bài: 02/05/2008
    Số lượt đọc: 2329

    (LĐCT) - Đầu năm 2007 dư luận xôn xao về dự án đào tạo 20.000 tiến sĩ của Nhà nước trong vòng 10 năm, trung bình mỗi năm 2.000 tiến sĩ. Đầu năm nay dư luận nóng lên vì thực tiễn hơn 114 ngàn học sinh trung học bỏ học.

    Theo thông báo của chuyến thăm Anh vừa qua của Thủ tướng, 7 trường đại học hàng đầu của Anh sẽ hỗ trợ mục tiêu của Chính phủ Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục đại học thông qua việc tăng cường số giảng viên Việt Nam được đào tạo tiến sĩ tại Anh.

    Theo thoả thuận đào tạo tiến sĩ cho Việt Nam tại Đức, kể từ năm 2008 các trường đại học thuộc bang Hessen sẽ tiếp nhận 85 nghiên cứu sinh Việt Nam theo học ở nhiều chuyên ngành mỗi năm. Số nghiên cứu sinh theo học ở Đức chắc phải lên đến vài trăm.

    Đầu năm ngoái Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ và theo đó phía Mỹ "sẽ hỗ trợ giúp Việt Nam quản lý chương trình 322 về đào tạo tiến sĩ tại Hoa Kỳ. Mỗi năm Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ sẽ đào tạo giúp Việt Nam 200 tiến sĩ trong tất cả các ngành theo yêu cầu của Việt Nam". Và còn Pháp, Nhật, Úc...

    Những thông tin thật đáng "phấn khởi". Nhưng không thấy nói rõ kinh phí đào tạo lấy từ đâu (trừ trường hợp Mỹ vì chương trình 322 lấy tiền ngân sách để đào tạo tiến sĩ), nếu Nhà nước Việt Nam đủ tiền thì chắc có thể đào tạo cả 2.000 tiến sĩ ở nước ngoài mỗi năm.

    Các trường đại học trên khắp thế giới sẽ rất vui lòng nhận những nghiên cứu sinh đạt tiêu chuẩn của họ theo học khi chúng ta trả phí đào tạo cho họ. Đối với nước họ, đây là khoản xuất khẩu dịch vụ rất tốt. Kế hoạch là mỗi năm đưa từ 400 đến 600 người đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài. Những thông tin trên cho thấy chắc Bộ GD-ĐT làm "rất tốt" công việc này.

    Nhưng, đào tạo tiến sĩ để làm gì? Đào tạo cho ai? Đào tạo những ngành nghề gì? Liệu Nhà nước có thể trả lời cho các câu hỏi ấy? Đấy có phải là việc của Nhà nước hay không? Những câu hỏi này cũng cần được trả lời. Trong thời khi tất cả công nhân, kỹ sư, nhà khoa học đều làm việc cho Nhà nước, thì Nhà nước có thể có câu trả lời, nay thì không hoàn toàn. Chỉ một phần nhỏ của đào tạo nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học là cho Nhà nước và cơ chế thị trường đóng vai trò đáng kể.

    Nếu bàn cãi để có câu trả lời thoả đáng cho những câu hỏi này thì rất có thể thấy rằng, đấy chưa chắc đã là việc của Nhà nước và nếu cần làm cũng không nên làm theo kiểu mang nặng tính "kế hoạch tập trung" như vậy.

    Ngược với đào tạo nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học, trong giáo dục đào tạo ở bậc phổ thông, nhất là các bậc cấp thấp, vai trò của Nhà nước (trung ương và địa phương) to lớn hơn nhiều. Chăm lo cho mọi trẻ em đều có thể đến trường là một trong những việc chủ yếu của Nhà nước. Hơn 114 ngàn học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở bỏ học là một dấu hiệu về sự yếu kém của hệ thống giáo dục đã tồn tại từ lâu nay mới bục ra.

    Bộ Giáo dục-Đào tạo không cho biết số học sinh tiểu học bỏ học là bao nhiêu. Bộ cố tìm nguyên nhân và cho rằng "có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do tác động của hoàn cảnh kinh tế khó khăn và hệ quả của cuộc vận động "nói không với bệnh thành tích và chống ngồi nhầm lớp"..., nhiều học sinh chán nản khi có kết quả học lực yếu kém, phải lưu ban nên đành bỏ học".

    Tôi nghĩ đó không phải là nguyên nhân chủ yếu, mà chỉ là những tác động nhỏ nhưng cũng đủ để làm cho ung nhọt vỡ ra, chứ không phải những nguyên nhân gây ra ung nhọt. Những nguyên nhân chính là: Hệ thống giáo dục đã không cung ứng được dịch vụ mà khách hàng (học sinh, gia đình, xã hội) mong đợi, họ không hay chưa cảm thấy cái hệ thống giáo dục cung cấp là cần cho cuộc sống của họ; hệ thống do Luật Giáo dục quy định không hợp lý [ở nhiều mặt mà ở đây chúng ta chỉ nêu một điểm là ở] cấp trung học phổ thông.

    Học sinh học hết trung học cơ sở hầu như chỉ có 1 kênh đi tiếp: lên trung học phổ thông, vào đại học. Lẽ ra một phần đáng kể nên rẽ sang trung học nghề (ra trường có thể đi làm ngay nhưng cũng có thể lên tiếp đại học nếu học giỏi, nhưng mục đích là đào tạo thợ). Ai cũng kêu chúng ta thừa thầy thiếu thợ chủ yếu là vì lẽ đó. Đây là một lỗi hệ thống cần sửa ngay ở mức luật và là một nguyên nhân chính của hiện tượng học sinh trung học phổ thông bỏ học đi làm.

    Nguyên nhân chủ yếu nữa là hệ thống giáo dục dạy cái học sinh không cần và cái chúng cần thì không được dạy. Hình như hệ thống vẫn (vô tình hay hữu ý) muốn "nhào nặn" ra những con người theo khuôn mẫu đồng đều theo ý chủ quan của nó, chứ không phải những con người sáng tạo, tự chủ, đa dạng, có kỹ năng phù hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội. Lỗi này ở khắp các cấp học và thể hiện ra ở chương trình học, nội dung học, phương pháp giảng dạy. Đây là lỗi hệ thống trầm trọng mà việc sửa chữa cần có quyết tâm chính trị rất cao.

    Bất cứ tổ chức nào làm rất tốt những việc không phải của mình và đồng thời làm tồi (hay sao nhãng) công việc chính của mình, thì đó là tai hoạ. Có học sinh "ngồi nhầm lớp" bởi có các [cơ] quan "làm nhầm việc". Mà cái nhầm sau thì tai hại hơn cái trước rất nhiều và giáo dục chỉ là lĩnh vực lấy làm ví dụ.

    Nguyễn Quang A

    School@net (Theo Lao Động Cuối tuần số 11 Ngày 16/03/2008)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.